Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học vị trí tương đối giữa các đối tượng cơ bản của hình học không gian trong môi trường geogebra (Trang 63 - 66)

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

4.2. Thực nghiệm 2

4.2.3. Tiến trình thực nghiệm

Pha 1: Làm quen với kính 3D và hình nổi Anaglyph. Học sinh có 10 phút làm việc cá nhân trên phiếu A

Phiếu A: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là tứ giác lồi không có cặp cạnh nào song song. Gọi M, E lần lượt là trung điểm của SD và AB.

Học sinh đeo kính 3D, nhìn vào màn hình có sẵn file hình và đánh dấu X vào vị trí tương đối giữa các đường thẳng sau:

STT Hai đường thẳng Vị trí tương đối

Song song Cắt nhau Chéo nhau

1 SA và MC 2 SE và MB 3 AE và MC 4 SE và MC 5 SE và BC 6 SB và MC 7 SA và BC 8 SA và MB 9 AD và MB 10 ME và SB

Sau đó, chúng tôi thu phiếu A và tiếp tục thực hiện pha 2.

Pha 2: Giải quyết KNV T’1: “Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng” với sự trợ giúp của hình nổi trong GeoGebra.

Chia lớp thành 10 nhóm mỗi nhóm 4 học sinh được trang bị một máy tính có phần mềm GeoGebra (chỉ được thiết lập nút: Vẽ đường thẳng qua hai điểm ) có sẵn file hình chóp (hình 4.6)

Hình 4.6. Biểu diễn hình chóp trong chế độ hình nổi trên GeoGebra

Pha 2.1: Thực hiện KNV T’’’2: “Tìm hai đường thẳng cắt nhau nằm trong hai mặt phẳng đã cho trên hình nổi của phần mềm GeoGebra”

Học sinh sử dụng kính 3D quan sát hình chóp trong chế độ hình nổi.

Đầu tiên, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra hai đường thẳng cắt nhau nằm trên hai mặt phẳng (SAE) và (MBC) (trong đó, mỗi đường thẳng nằm trên một mặt phẳng). Giáo viên có thể lấy ví dụ cặp đường thẳng đó là AE và BC hoặc AE và MB, v.v. Sau đó, yêu cầu học sinh tìm cặp đường thẳng không đi qua B lần lượt nằm trên từng mặt phẳng (SAE) và (MBC) sao cho chúng cắt nhau. Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng trên phần mềm GeoGebra.

Học sinh có 10 phút để làm việc nhóm, thao tác trên phần mềm và trình bày kết quả vào phiếu B.

Nhóm: ...

Phiếu B: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là tứ giác lồi không có cặp cạnh nào song song. Gọi M, E lần lượt là trung điểm của SD và AB.

Hãy tìm hai đường thẳng cắt nhau (không đi qua B) nằm trong hai mặt phẳng (SAE) và (MBC)

Bài làm

... ...

Chúng tôi thu phiếu B và yêu cầu học sinh tắt màn hình máy tính để thực hiện pha 2.2

Pha 2.2: Thực hiện KNV T’1: “Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng” trong môi trường giấy – bút.

Học sinh làm việc cá nhân trong 5 phút để thực hiện phiếu C.

Phiếu C: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là tứ giác lồi không có cặp cạnh nào song song. Gọi M, E lần lượt là trung điểm của SD và AB.

Vẽ giao tuyến của (SAE) và (MBC) trên hình bên dưới.

Tên giao tuyến là:

Nháp

... ...

Sau thời gian này, chúng tôi thu bài của những học sinh đã làm được. Đối với, học sinh chưa thực hiện được thì cho phép học sinh mở màn hình máy tính để quan sát file hình chóp bằng kính 3D của nhóm mình và làm trong 5 phút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học vị trí tương đối giữa các đối tượng cơ bản của hình học không gian trong môi trường geogebra (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)