Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
4.2. Thực nghiệm 2
4.1.5.3. Phân tích phiế uC
Việc quan sát và thao tác trên hình nổi ở phiếu B đã tác động lên kết quả của phiếu C. Cụ thể, chúng tôi thống kê kết quả của phiếu C qua bảng sau:
Bảng 4.4iv. Kết quả ở phiếu C
Phân tích chi tiết:
- Có 12/40 học sinh thực hiện được phiếu C ngay lần đầu tiên. Đồng thời tất cả 12 em đều là thành viên của 5 nhóm đã thực hiện được phiếu B (12/20).
- Sau khi cho các học sinh không thực hiện được xem lại hình nổi của nhóm mình đã thực hiện ở phiếu B có 7/40 em đã làm đúng. Đặc biệt trong 7 em này có học sinh A1-35 của nhóm làm sai phiếu B đã thực hiện được. Đối chiếu lại phiếu A của học sinh A1-35, chúng tôi nhận thấy học sinh này đã xác định chính xác tất cả VTTĐ giữa hai đường thẳng trong phiếu A. Như vậy, dưới sự hỗ trợ của hình nổi học sinh này đã hình dung được VTTĐ giữa hai đường thẳng nói chung và vẽ được giao tuyến của hai mặt phẳng nói riêng; việc không thực hiện được phiếu B có lẽ do sự tác động của nhóm.
- Có 5/40 học sinh vẫn làm sai dù được xem lại hình nổi. Trong đó, có học sinh A1-21 của nhóm làm đúng ở phiếu B. Điều này cho thấy đối với một số học sinh việc quan sát trên hình nổi bằng kính 3D vẫn chưa hỗ trợ được các em. Học sinh A1-21 vẫn chưa kết nối được hình nổi với hình biểu diễn phẳng của vật thể, tức là mặc dù đã thực hiện được phiếu A và phiếu B trên hình nổi nhưng học sinh này vẫn không thực hiện được phiếu C trên hình biểu diễn phẳng.
- Có 7/40 học sinh bỏ trống bài. Trong đó ngoại trừ hai học sinh A1-37, A1-40 là bỏ trống ở cả thực nghiệm 1, còn 5 học sinh còn lại đã từ bỏ lời giải sai lầm ở thực nghiệm 1.
- Có 9/40 học sinh mặc dù vẫn chưa đưa ra được lời giải chính xác nhưng các em đã hình dung được phương của giao tuyến.
Như vậy, chúng tôi nhận thấy hình nổi đã có hiệu quả tích cực lên đa số học sinh: 19/40 học sinh đã có thể giải quyết được một phần KNV T’1: “Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng” bằng kỹ thuật 𝝉′𝟏.𝟏 là thực hiện KNV T’’1: “Tìm hai đường thẳng cắt nhau nằm trong hai mặt phẳng đã cho trên hình biểu diễn”, 9/40 mặc dù chưa thực sự giải quyết được KNV T’1 nhưng đã bước đầu hình dung được phương của giao tuyến, 5/40 đã từ bỏ lời giải sai lầm khi cho những đường thẳng chéo nhau cắt nhau. Chỉ có 7/40 học sinh là vẫn không giải quyết được KNV T’1, cho thấy hình nổi trên GeoGebra với kính 3D vẫn chưa đủ để hỗ trợ cho một số học sinh.