Phân tích tiên nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học vị trí tương đối giữa các đối tượng cơ bản của hình học không gian trong môi trường geogebra (Trang 66 - 70)

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

4.2. Thực nghiệm 2

4.2.4. Phân tích tiên nghiệm:

Mục đích pha 1: Nhằm kiểm tra học sinh “nhìn thấy” gì về mối quan hệ giữa các đối tượng trên hình nổi, chúng tôi lựa chọn hình thức làm việc cá nhân.

Ở đây, chúng tôi lựa chọn những cặp đường thẳng mà học sinh đã mắc sai lầm trong thực nghiệm 1 để kiểm tra xem những sai lầm đó còn tái hiện khi học sinh nhìn trên hình nổi hay không.

Bảng 4.2. Lời giải đúng của phiếu A

STT Hai đường thẳng Vị trí tương đối

Song song Cắt nhau Chéo nhau

1 SA và MC X 2 SE và MB X 3 AE và MC X 4 SE và MC X 5 SE và BC X 6 SB và MC X 7 SA và BC X 8 SA và MB X 9 AD và MB X 10 ME và SB X

Mục đích pha 2: Kiểm tra xem học sinh có thể giải quyết được KNV T’1: “Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng” được hay không?

Chúng tôi thiết kế pha này thành hai pha nhỏ. Trong đó, pha 2.1 được thiết kế để giải quyếtKNV T’’’2:“Tìm hai đường thẳng cắt nhau nằm trong hai mặt phẳng đã cho trên hình nổi của phần mềm GeoGebra”

Ở đây, chúng tôi xây dựng tùy chọn trên thanh công cụ trong môi trường Geogebra như sau:

- Nút (Vẽ đường thẳng): Dùng để vẽ đường thẳng đi qua hai điểm. Học sinh đeo kính 3D, quan sát trên file hình chóp có sẵn ở chế độ hình nổi và thao tác vẽ đường thẳng trên phần mềm. Với hình nổi, chúng tôi tạo ra một môi trường “gần” với môi trường thật để học sinh dễ quan sát. Đồng thời, chúng tôi khóa hầu hết các chức năng hiển thị 3D trong GeoGebra nhằm tạo ra một môi trường tương tự với môi trường giấy bút nơi học sinh chỉ có thể “mở rộng” mặt phẳng bằng cách kéo dài các cạnh của tam giác trong tên mặt phẳng. Chúng tôi lựa chọn hình thức là làm việc nhóm để học sinh có thể hỗ trợ, khắc phục những sai lầm của nhau sau pha 1. Do hai đường thẳng

không đi qua B của (SAE) và (MBC) là SA và MC chéo nhau dẫn đến việc học sinh phải mở rộng tam giác trong tên mặt phẳng. Chúng tôi dự đoán học sinh sẽ mở rộng tam giác theo các cách sau:

- Dựng đường thẳng AD và BC:

Hình 4.7. Dựng đường thẳng AD và BC trên hình chóp

Đặt F là giao điểm của đường thẳng AD và BC. Hai đường thẳng cắt nhau cần tìm là MF và SA.

- Dựng đường thẳng AB và CD:

Hình 4.8. Dựng đường thẳng AB và CD trên hình chóp

Đặt F là giao điểm của đường thẳng AB và CD. Hai đường thẳng SF và MC gần như song song nên học sinh phải đổi sang dựng đường thẳng khác.

Hình 4.9. Dựng đường thẳng AC và BD trên hình chóp

Đặt O là giao điểm của AC và BD. Gọi I là giao điểm của SO và BM. Hai đường thẳng cắt nhau cần tìm là CI và SA.

Pha 2.2: Sau khi học sinh làm xong pha 2.1. Chúng tôi sẽ yêu cầu học sinh tắt màn hình và làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu C trong môi trường giấy bút. Mục đích của pha này là để kiểm tra sau khi có sự hỗ trợ của hình nổi trong pha 2.1 học sinh có thể giải quyết được vấn đề trong môi trường giấy bút quen thuộc hay không? Chúng tôi dự đoán nếu học sinh thực hiện được pha 2.1 thì sẽ thực hiện được pha 2.2.

4.1.5. Phân tích hậu nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học vị trí tương đối giữa các đối tượng cơ bản của hình học không gian trong môi trường geogebra (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)