Phân tích phiế uA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học vị trí tương đối giữa các đối tượng cơ bản của hình học không gian trong môi trường geogebra (Trang 70 - 72)

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

4.2. Thực nghiệm 2

4.1.5.1. Phân tích phiế uA

Chúng tôi so sánh câu trả lời của 40 học sinh lớp 12A1 ở thực nghiệm 1 và phiếu A qua bảng 4.3. Học sinh A1-36 không gặp khó khăn trong thực nghiệm 1 nên không tham gia trong thực nghiệm 2.

Bảng 4.3. Kết quả về VTTĐ giữa các đường thẳng qua hình biểu diễn phẳng và hình nổi

Phân tích chi tiết:

- Trong thực nghiệm 2 ở phiếu A, chúng tôi lựa chọn những trường hợp được xem xét đều là các đường thẳng chéo nhau. Qua quan sát bảng 4.3, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh đã xác định được VTTĐ giữa hai đường thẳng trong trường hợp chéo nhau bằng kính 3D trên hình nổi (374/400 câu trả lời chính xác). Trong đó, có 29/40 học sinh trả lời đúng tất cả các câu.

- Một số học sinh sai khá nhiều câu (A1-03, A1-31 sai 4 câu; A1-15, A1-16 sai 3 câu; A1-04, A1-09, A1-22, A1-27, A1-32 sai 2 câu). Trong đó, học sinh sai khá nhiều ở câu số 5: SE và BC (5/40), câu số 7: SA và BC (6/40), câu số 8: SA và MB (5/40), câu số 10: ME và SB (3/10). Điều này cho thấy việc dùng kính 3D để quan sát trên hình nổi vẫn chưa hoàn toàn giúp học sinh xác định được VTTĐ giữa hai đường thẳng. Tuy nhiên, vẫn có một số chuyển biến đáng chú ý, ví dụ: học sinh A1-03 đã không mắc lại sai lầm ở thực nghiệm 1.

- So sánh với câu trả lời của học sinh trong thực nghiệm 1, chúng tôi nhận thấy với việc quan sát trên hình nổi bằng kính 3D đa số các em (38/40) đã khắc phục được sai lầm đã làm ở thực nghiệm 1. Tuy nhiên, trong đó có 9 em vẫn mắc phải một số sai lầm khác cho thấy việc nhìn trên hình nổi vẫn còn khó quan sát ở một số vị trí đối với những học sinh này. Chỉ có 2/40 học sinh vẫn bị tác động của hình biểu diễn phẳng ở thực nghiệm 1 và giữ nguyên kết quả.

Hình 4.11. Bài làm của học sinh A1-06 ở thực nghiệm 1 (bên trái) và phiếu A ( bên phải)

Như vậy, nhìn chung việc quan sát hình nổi bằng kính 3D có tác động tích cực cho học sinh trong việc xác định VTTĐ giữa hai đường thẳng trong trường hợp chéo nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học vị trí tương đối giữa các đối tượng cơ bản của hình học không gian trong môi trường geogebra (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)