HĐNK Vật lí ở trường phổ thông với việc nâng cao chất lượng học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa chủ đề chế tạo và tiến hành thí nghiệm về từ trường với các dụng cụ đơn giản​ (Trang 38)

1.3.1. Vai trò của HĐNK Vật lí trong trường phổ thông

HĐNK Vật lí là một trong những HĐNK được tổ chức ngoài giờ học chính khóa môn Vật lí. HĐNK Vật lí hỗ trợ cho HS các kiến thức Vật lí trong giờ học chính khóa, làm cho các kiến thức đó trở nên gần gũi với cuộc sống thực tế. HĐNK Vật lí còn trang bị cho HS những kĩ năng chung như giao tiếp, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề ..., có thể áp dụng giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

HĐNK nói chung và HĐNK Vật lí nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục HS trên tất cả các mặt. Theo Nguyễn Thị Hoa (2017), Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Tiến hành thí nghiệm về từ trường với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa” theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11, vai trò cụ thể là:

- Nâng cao chất lượng kiến thức: HĐNK giúp củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã được học ở trên lớp, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khóa, tăng cường tính thực tiễn, tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học. Bên cạnh đó, nó còn giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiện để học đi đôi với hành, nối liền kiến thức trên bục giảng với thực tiễn đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng: HĐNK rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thực nghiệm, kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng sống, tổ chức, giao tiếp, định hướng nghề nghiệp, ...

- Phát triển tư duy: HĐNK rèn luyện và phát triển các năng lực tư duy của HS như: tư duy lôgic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo…

- Giáo dục tinh thần thái độ: HĐNK làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc học tập của HS thêm lôi cuốn, sinh động, vì vậy có tác dụng khơi dậy niềm say mê hứng thú học tập, thực hành, lòng ham hiểu biết, yêu khoa học và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. HĐNK cũng góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoài ra HĐNK còn giúp HS có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa, truyền thống của cha ông, của quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội.

1.3.2. Đặc điểm của HĐNK Vật lí

Theo Nguyễn Quang Đông (2006), Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí, HĐNK hay HĐNK Vật lí có những đặc điểm sau:

- HĐNK được thực hiện ngoài giờ học chính khóa, được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện của HS và có sự hướng dẫn của GV.

- Nội dung của HĐNK rất đa dạng nhưng thường liên quan đến nội dung học trong giờ nội khóa, phù hợp với trình độ và đặc điểm của HS tham gia. HĐNK giúp HS mở rộng thêm những điều đã học trong giờ nội khóa.

- Hình thức của HĐNK Vật lí cũng rất đa dạng như tham quan công trình Vật lí, câu lạc bộ Vật lí, giải bài tập Vật lí, chế tạo và tiến hành thí nghiệm Vật lí … nhằm giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức.

năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kỳ, dạng đột xuất nhân những dịp kỷ niệm hay lễ hội. Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm, nhưng cũng có thể là tập thể lớp hoặc toàn trường, từ đó dễ dàng phát triển khả năng làm việc tập thể.

- HĐNK thường do GV bộ môn, GV chủ nhiệm, một nhóm HS hoặc Đoàn trường tổ chức.

Bên cạnh đó, HĐNK không gò bó về thời gian, không tuân theo trình tự nội dung như trong học nội khóa, cũng không phân biệt độ tuổi của HS. Do đó, GV có thể dễ dàng sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong HĐNK miễn sao mang lại hiệu quả thiết thực cho người tham gia. Các HĐNK thường có kế hoạch cụ thể về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, lịch hoạt động cụ thể và thời gian thực hiện. Việc đánh giá kết quả của HĐNK thường thông qua những biểu hiện của HS trong quá trình tham gia hoạt động và sản phẩm của HS.

1.3.3. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa Vật lí

Theo Nguyễn Quang Đông (2006), Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí, HĐNK có những tác dụng sau:

Tác dụng giáo dục

HĐNK góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khóa được thực hiện cơ bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của HS cộng với sự giúp đỡ của GV sẽ động viên HS nỗ lực để giải quyết vấn đề đặt ra.

HĐNK làm cho quá trình dạy học Vật lí thêm phong phú đa dạng và dễ hiểu, làm cho việc học tập của HS thêm hứng thú và sinh động, tạo cho HS lòng hăng say yêu lao động, đó là điều kiện để phát triển những năng lực ở HS.

Tác dụng giáo dưỡng

HĐNK góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho HS. Thông qua HĐNK, kiến thức HS thu nhận sẽ sâu sắc hơn. Trong khi tiến hành HĐNK, HS tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề nên HS có thể phát huy tính sáng tạo, phát triển trí lực …

Vì điều kiện thời gian, trong chương trình nội khóa có những phần GV không giới thiệu hết được. Nếu phần này được bổ sung bởi HĐNK thì HS sẽ được mở rộng kiến thức. HS có thể thu nhận kiến thức này dưới nhiều hình thức như hoạt động nhóm, câu lạc bộ Vật lí, hội thi, hội vui …

Tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp

Qua HĐNK, HS được rèn luyện một số kỹ năng như: tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản đến hiện đại. Qua đó sẽ nảy nở tình cảm nghề nghiệp ở HS và bước đầu có ý thức nghề nghiệp mà HS có thể chọn trong tương lai.

HĐNK là điều kiện thuận lợi để GV có thể thử nghiệm các phương pháp dạy học

Qua HĐNK GV có điều kiện tốt để thực hiện và kiểm tra các kết quả nghiên cứu của mình, GV nắm vững khả năng, tâm lí của HS nên hiệu quả thử nghiệm sẽ cao hơn.

1.3.4. Nội dung ngoại khóa Vật lí

Nội dung ngoại khóa phải bổ sung, củng cố, đào sâu, mở rộng các kiến thức trong chương trình khi học nội khóa. Theo Nguyễn Thị Hoa, (2017), Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Tiến hành thí nghiệm về từ trường với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa” theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11, nội dung ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông rất đa dạng nhưng có thể chia thành hai nội dung chính: lí thuyết và thực nghiệm. Cụ thể đó là các nội dung như:

- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về Vật lí và kĩ thuật.

- Nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu những ứng dụng của Vật lí trong đời sống, kĩ thuật và thiết kế, chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm Vật lí với dụng cụ đã chế tạo.

Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức Vật lí có tính trừu tượng, khó hiểu nhưng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn mà trong chương trình nội khóa chưa

nghiên cứu hết được do điều kiện thời gian hay phương tiện dạy học, GV có thể chọn một nội dung thích hợp để tổ chức HĐNK. Mặt khác, những nội dung ngoại khóa được GV lựa chọn phải hấp dẫn, mới mẻ để thu hút được đông đảo HS tự nguyện tham gia.

1.3.5. Các loại hình HĐNK Vật lí

Loại hình HĐNK Vật lí rất đa dạng, ví dụ như: Chế tạo dụng cụ thí nghiệm Vật lí; chế tạo mô hình, dụng cụ kĩ thuật có ứng dụng Vật lí; giải bài tập Vật lí; viết báo về Vật lí; tham quan các công trình kỹ thuật, nhà máy; hội thi Vật lí … Tùy theo điều kiện về thời gian, số lượng HS tham gia hoặc nội dung HĐNK … mà GV có thể chọn một loại hình thích hợp và hiệu quả. Ở đây, chúng tôi đưa ra một vài loại hình HĐNK phổ biến.

* Chế tạo dụng cụ thí nghiệm Vật lí: là loại hình rất thiết thực trong HĐNK Vật lí và được đa số các HS yêu thích. HS phải tự tay tạo ra các dụng cụ thí nghiệm, khi thí nghiệm thành công, nó sẽ giúp cho HS hiểu được bản chất sự vật một cách sâu sắc, từ đó giúp các em yêu thích môn học hơn.

* Chế tạo mô hình, dụng cụ kĩ thuật có ứng dụng Vật lí: cũng tương tự như loại hình “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm Vật lí”, loại hình này cũng được rất nhiều HS yêu thích và tham gia. Khi tham gia loại hình này, HS có cơ hội tìm hiểu cấu tạo, giải thích nguyên tắc hoạt động và chế tạo các dụng cụ ứng dụng kĩ thuật. Đặc biệt, HS phải làm sáng tỏ nguyên tắc Vật lí trong hoạt động của các thiết bị. Điều đó giúp các em đào sâu, mở rộng kiến thức và có cái nhìn thực tế đối với môn học. Khi tổ chức loại hình ngoại khóa này, GV cần phải bổ sung thêm các kiến thức lý thuyết và thực hành cho HS. Thêm vào đó, GV cần phối hợp với những chuyên gia để có sự giúp đỡ về kĩ thuật.

* Luyện giải các bài tập Vật lí: Căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ giáo dục, giờ giải bài tập Vật lí hàng tuần của HS rất ít, GV chỉ có thể đưa ra những bài tập rất căn bản để củng cố lý thuyết cho HS. Vì không có nhiều thời gian nên HS không có cơ hội đưa ra các cách khác nhau để giải một bài toán, không biết đến những dạng bài tập hay hoặc bài tập tích hợp với các bộ môn khác. Chính vì thế HS không phát huy được tính sáng tạo cũng như không hứng thú đối với môn học. Để

giải quyết những khó khăn này, GV cần tổ chức các buổi ngoại khóa về luyện giải bài tập Vật lí nhằm làm tăng hiệu quả học tập cho HS. Loại hình ngoại khóa này GV có thể tổ chức trong hoặc sau khi học một kiến thức, một phần hoặc một chương nào đó. GV cần chuẩn bị các bài tập đa dạng phong phú vừa làm tăng hiểu biết, vừa đáp ứng các kiến thức nền tảng trong giờ nội khóa. Mặt khác, mỗi HS có thể tự tìm tòi các dạng bài tập hay, sau đó cùng cả nhóm thảo luận để tìm ra đáp án.

* Tham quan các công trình kỹ thuật, các nhà máy: Theo Nguyễn Quang Đông, (2006), Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí, tham quan các công trình kỹ thuật ứng dụng Vật lí là một hình thức tổ chức dạy học thực tế, quan sát trực tiếp của HS dưới sự hướng dẫn của GV và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng, qui trình ... cần tìm hiểu trong nội dung dạy học. Hình thức tham quan ngoại khóa có thể được tổ chức trước, trong và sau khi học một kiến thức nào đó. Nếu tiến hành tham gia trước khi học một kiến thức mới, ta gọi là tham quan chuẩn bị. Mục đích của tham quan chuẩn bị là giúp HS tích lũy những hiểu biết cần thiết để lĩnh hội tri thức mới dễ dàng và hứng thú. Nếu tiến hành tham quan trong quá trình học thì được gọi là tham quan bổ sung. Mục đích của nó là nhằm minh họa, làm rõ vấn đề, kiến thức vừa mới được học. Nếu tiến hành tham quan sau khi học thì gọi là tham quan tổng kết với mục đích là để củng cố, đào sâu kiến thức đã học. Tham quan ngoại khóa không chỉ giúp các em có nhận thức đúng đắn về sức lao động của con người mà còn giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

* Hội vui Vật lí: Hội vui là loại hình ngoại khóa khá phổ biến, dễ lôi cuốn HS tham gia. Hội vui thường được tổ chức sau khi HS học xong một chương hoặc một phần học nào đó. Chủ đề của hội vui thường gắn liền với tên chương, tên phần của bộ môn Vật lí mà HS đã học, ví dụ như hội vui về quang học, hội vui về từ trường, hội vui về điện trường, hội vui về động lực học …. Nội dung của hội vui Vật lí thường là thi trả lời các câu hỏi giữa các đội, trò chơi hái hoa dân chủ, thi làm thí nghiệm Vật lí hay các trò chơi thể hiện tình đoàn kết của các HS. Hội vui giúp HS tìm hiểu nhiều kiến thức mới. Hơn nữa, hội vui Vật lí còn giúp HS củng cố, ôn tập và vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong các cuộc thi hoặc trò chơi của hội vui. Trong loại hình này, GV bộ môn có thể tổ chức đơn lẻ cho từng

lớp hoặc có thể kết hợp với các GV cùng bộ môn ở lớp khác để cùng tổ chức cho HS nhiều lớp tham gia.

* Viết báo về Vật lí: là loại hình dành cho những đối tượng HS thích viết lách, thích sưu tầm các bài báo hoặc thích tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực Vật lí. Tùy theo điều kiện của trường, tờ báo có thể phát hành theo tháng, quý hoặc học kì. Nội dung bài báo phải được duyệt bởi hội đồng chuyên môn trước khi in ấn và phát hành. Nội dung của loại hình này cũng rất đa dạng. Ví dụ, HS có thể viết bài mô tả các GV tiêu biểu của trường, đội tuyển học sinh giỏi Vật lí, cá nhân hay tập thể có đóng góp cho tổ bộ môn. HS cũng có thể sưu tầm và giới thiệu các thành tựu Vật lí, giới thiệu các nhà Vật lí, lịch sử Vật lí học… Những hoạt động này không những giúp HS mở rộng kiến thức mà còn có cái nhìn tổng quát hơn về bức tranh thế giới Vật lí, từ đó HS sẽ yêu thích môn học hơn.

* Câu lạc bộ Vật lí: là nơi để các cá nhân yêu thích Vật lí có cơ hội gặp gỡ để trao đổi, giao lưu nhằm mở rộng tầm hiểu biết thông qua các buổi học tập, sinh hoạt hoặc rèn luyện. Câu lạc bộ Vật lí thường được tổ chức bởi một nhóm GV trong đó có GV giỏi về chuyên môn, có GV giỏi về tổ chức. Thành viên của câu lạc bộ thường là các HS yêu thích môn Vật lí ở các khối lớp đăng kí tham gia trên tinh thần tự nguyện. Tùy theo điều kiện về thời gian hoặc cơ sở vật chất của trường, câu lạc bộ thường diễn ra theo học kì, theo tháng hoặc theo năm học … Nội dung hoạt động của câu lạc bộ thường rất đa dạng như tổ chức buổi thảo luận, giao lưu tìm hiểu kiến thức Vật lí, thi giải bài tập Vật lí hoặc có thể bao gồm các loại hình riêng lẻ như viết báo về Vật lí, tham quan các công trình kỹ thuật, nhà máy, chế tạo dụng cụ thí nghiệm Vật lí … Trong quá trình hoạt động, cần có sự phối hợp của câu lạc bộ với các tổ chức trong nhà trường như tổ bộ môn, tổ văn phòng, đặc biệt là Đoàn thanh niên là nơi có các Đoàn viên thanh niên trẻ trung, năng động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ.

1.3.6. Qui trình tổ chức HĐNK

Kết quả của HĐNK Vật lí phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và lập kế hoạch HĐNK. Khi tổ chức HĐNK về Vật lí, GV có thể thực hiện theo các bước sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa chủ đề chế tạo và tiến hành thí nghiệm về từ trường với các dụng cụ đơn giản​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)