Căn cứ vào các tiêu chí đặt ra, căn cứ vào mức độ đạt được của mỗi tiêu chí thông qua rubric đã xây dựng (phụ lục 5), căn cứ vào đáp án và thang điểm của bài kiểm tra (phụ lục 3 và phụ lục 4), chúng tôi tiến hành chấm điểm bài TK và HK cho từng nhóm HS.
Bảng 3.3. Phân tích kết quả bài tiền kiểm của nhóm 4 (lớp ĐC)
Chỉ số hành vi Mức độ
Tìm cơ sở lý thuyết
Mức 0 (0 điểm). HS không xác định được cơ sở lý thuyết.
Xác định các dụng cụ cần sử dụng
Mức 2 (2 điểm). HS xác định dụng cụ cho thí nghiệm như pin, đèn, kim nam châm, khóa, nhưng chưa đưa ra dây nối, giá đỡ. Mặt khác có những dụng cụ không cần thiết như đèn, nếu mắc vào mạch sẽ làm điện trở mạch tăng lên.
Vẽ được sơ đồ thí nghiệm
Mức 2 (2 điểm). Với các dụng cụ đã chọn, HS vẽ đúng sơ đồ mạch điện kín nhưng đặt vị trí nam châm chưa hợp lí.
Hình 3.45. Sơ đồ thí nghiệm kiểm tra từ tính của dòng điện (lớp ĐC)
Tiến hành thí nghiệm
Mức 1(1 điểm). Do kim nam châm nằm đặt giữa bảng điện và không gần một đoạn dây nào, do bộ thí nghiệm có những dụng cụ thừa, không cần thiết như đèn dây tóc, quá nhiều dây nối nên không thấy được hiện tượng.
Hình 3.46. Nhóm 4 (lớp ĐC) làm thí nghiệm phát hiện từ tính của dòng điện.
Hình 3.47. Bộ thí nghiệm phát hiện từ tính của dòng điện của nhóm 4 (lớp ĐC)
Giải thích kết quả
Mức 3 (3 điểm). Căn cứ vào những lý thuyết đã học trên lớp, HS đoán được kết quả và giải thích được hiện tượng đó là: kim nam châm bị quay là do nó chịu tác dụng lực, lực này xuất phát từ từ trường xung quanh dòng điện.
Kết quả của nhóm 4 (lớp ĐC) là 1.6.
Bảng 3.4. Phân tích kết quả bài hậu kiểm của nhóm 2 (lớp TN)
Chỉ số hành vi Mức độ
Tìm cơ sở lý thuyết
Mức 2 (2 điểm). Nêu được cơ sở lý thuyết là căn cứ vào lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong từ trường.
Xác định các dụng cụ cần sử dụng
Mức 3 (3 điểm). Xác định được đầy đủ dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm như nguồn 9V, 2 dây dẫn mềm dài 30 cm, 3 thanh đồng 2 mm, bảng con, keo dính.
Vẽ được sơ đồ thí nghiệm
Mức 3 (3 điểm). Vẽ được sơ đồ thí nghiệm trong trường hợp hai dòng điện song song ngược chiều, và hai dòng điện chạy cùng chiều.
Hình 3.48. Sơ đồ thí nghiệm tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song (nhóm 2 - lớp TN)
Tiến hành thí nghiệm
Mức 2 (2 điểm). Tiến hành thí nghiệm thành công trường hợp hai dòng điện chạy cùng chiều. Khi làm trường hợp còn lại, dây dẫn bị hỏng nên chưa nhìn rõ hiện tượng.
Hình 3.49. Bộ thí nghiệm tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song của nhóm 2 (lớp TN).
Hình 3.50. Nhóm 2 lớp TN tiến hành thí nghiệm tương tác giữa hai dòng điện thẳng
Giải thích thí nghiệm
Mức 2 (2 điểm). Giải thích được chiều của lực tương tác nhờ vào quy tắc bàn tay trái và vận dụng đúng trong hai trường hợp lực hút và lực đẩy nhưng chưa nêu được dòng điện thứ nhất đặt trong từ trường của dòng điện thứ hai sẽ chịu tác dụng của lực từ và ngược lại
Kết quả của nhóm 2 (nhóm TN) là 2.4.
• Nhận xét chung bài TK của hai lớp TN và ĐC
Về cơ sở lý thuyết: đa số các nhóm HS ở cả hai lớp TN và ĐC đều không tìm được cơ sở lý thuyêt. Các nhóm chưa biết bộ thí nghiệm sẽ chế tạo dựa trên nguyên
tắc Vật lí nào.
Về các dụng cụ cần sử dụng: do có một số kiến thức khi học trong giờ nội khóa nên các nhóm cả hai lớp xác định được các dụng cụ cần thiết như kim nam châm, nguồn, dây dẫn điện, nhưng lại có thêm nhiều dụng cụ không cần thiết như biến trở, đèn, vôn kế, ampe kế. Nguyên nhân là do các em bị ảnh hưởng bởi bài thực hành “Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện” đã làm ở học kì 1.
Về việc vẽ sơ đồ: có nhóm HS vẽ được sơ đồ mạch điện kín (nhóm 4 lớp ĐC và nhóm 2 lớp TN) có nguồn, kim nam châm, có nhóm chỉ vẽ được một đoạn mạch điện và đặt kim nam châm bên cạnh. Các nhóm còn lại sơ đồ có sử dụng ampe kế, vôn kế, biến trở được đưa vào mạch nhưng mắc không đúng.
Về tiến hành thí nghiệm: chỉ có một bộ thí nghiệm của nhóm 4 lớp ĐC và một bộ dành cho nhóm 2 của lớp TN. Cả hai nhóm này tự tiến hành thí nghiệm nhưng không thấy được hiện tượng. Dưới sự hướng dẫn của GV, nhóm 2 lớp TN tiến hành được thí nghiệm, hiện tượng khá rõ. Các nhóm còn lại không có sản phẩm và không tiến hành được thí nghiệm.
Về giải thích thí nghiệm: mặc dù không tiến hành được thí nghiệm vì không tạo ra được dụng cụ nhưng do các em có một số kiến thức khi học trong giờ nội khóa nên hầu hết các nhóm cũng dự đoán được kết quả và giải thích được thí nghiệm.
• Nhận xét bài HK Đối với lớp ĐC:
Về cơ sở lý thuyết: đa số các nhóm HS lớp ĐC chưa tìm được cơ sở lý thuyết cho bộ thí nghiệm.
Về các dụng cụ cần sử dụng: các nhóm đưa ra được dụng cụ cần thiết đó là dây dẫn điện, nguồn điện nhưng không nói rõ dây loại nào, có hay không có vỏ bọc, nguồn loại nào. Mặt khác các nhóm còn nêu những dụng cụ không cần thiết như đèn, ampe kế. Tất cả các nhóm đều không đưa ra được giá đỡ.
Về việc vẽ sơ đồ: do ảnh hưởng bởi sách giáo khoa Vật lí 11, hầu hết các nhóm vẽ sơ đồ hai đoạn mạch mang hai dòng điện chạy cùng chiều và hai đoạn mạch mang hai dòng điện chạy ngược chiều nhưng chưa thể hiện được các cực âm dương của đoạn mạch. Chỉ có một nhóm (nhóm 3) vẽ được sơ đồ mạch kín có nguồn và mô tả
được chiều của dòng điện trong hai trường hợp, nhưng nhóm này cũng chưa vẽ được các dụng cụ nào làm giá đỡ cho bộ thí nghiệm.
Về tiến hành thí nghiệm: tất cả các nhóm đều không chế tạo được bộ thí nghiệm nên không tiến hành được thí nghiệm.
Về giải thích thí nghiệm: dù không tiến hành được thí nghiệm nhưng hầu hết các nhóm nêu được hiện tượng là hai dòng điện cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau. Tuy nhiên các nhóm chỉ giải thích được một phần thí nghiệm đó là chiều của lực tương tác được xác định bằng quy tắc bàn tay trái.
Đối với lớp TN
Về cơ sở lý thuyết: đa số các nhóm HS lớp TN nêu được cơ sở lý thuyết nhưng chưa đầy đủ. Có nhóm nêu được cơ sở lý thuyết là chiều lực từ xác định theo quy tắc bàn tay trái, một số nhóm khác nêu được: lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong từ trường.
Về các dụng cụ cần sử dụng: hầu hết các nhóm đưa ra được các dụng cụ cần thiết như nguồn 9V hoặc 12V, dây dẫn mềm không vỏ bọc hoặc dây đồng 0.4 mm. Các nhóm đưa ra được các dụng cụ làm giá đỡ cho bộ thí nghiệm như bảng, chai nhựa.
Về việc vẽ sơ đồ: đa số các nhóm đều vẽ được sơ đồ. Nhóm 1 và 2 vẽ mạch kín có hai dòng điện thẳng song song nối với một nguồn điện, các đoạn dây đẫn được vẽ rõ ràng, liền mạch trên các giá đỡ là bảng (nhóm 2) và khung gỗ (nhóm 1) và thể hiện được cả hai trường hợp cùng chiều và ngược chiều. Nhóm 3 sử dụng chai nhựa để làm giá đỡ cho hai đoạn mạch song song. Nhóm 4 thể hiện ý tưởng hai đoạn dây của hai khung dây hình chữ nhật đặt gần nhau trên bảng con, tuy nhiên chưa thể hiện được chiều dòng điện, mạch điện chưa liền lạc, hai đầu dây của hai khung dây chưa được nối với nhau.
Về tiến hành thí nghiệm: có bốn bộ thí nghiệm dành cho bốn nhóm. Nhóm 1 tiến hành thành công thí nghiệm này, nhóm 2 hiện tượng diễn ra rõ đối với trường hợp hai dòng điện chạy cùng chiều, trường hợp hai dòng điện ngược chiều, nhóm mắc mạch đúng theo sơ đồ nhưng sau đó dây dẫn bị hỏng nên không quan sát được hiện tượng. Nhóm 3 làm thí nghiệm với hai nguồn điện dưới sự hướng dẫn của GV.
Đối với nhóm 4, khi lắp ráp mạch nhóm đã khắc phục sự không liền lạc của mạch điện như trên sơ đồ hình vẽ, nhóm tiến hành được thí nghiệm này, tuy nhiên hiện tượng chỉ quan sát khá rõ ở khoảng cách gần, không thấy rõ ở khoảng cách xa do lực từ chưa đủ mạnh.
Về giải thích thí nghiệm: Giống như lớp ĐC, hầu hết các nhóm của lớp TN nêu được hiện tượng là hai dòng điện cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau. Đa số các nhóm cũng giải thích được một phần thí nghiệm đó là chiều của lực tương tác được xác định bằng quy tắc bàn tay trái. Ở lớp TN, có nhóm vận dụng đúng quy tắc bàn tay trái (nhóm 2) và thể hiện bằng hình vẽ. Tuy nhiên cả hai nhóm đều chưa nêu được do dòng điện thứ nhất nằm trong từ trường của dòng điện thứ hai (và ngược lại) nên chịu tác dụng của lực từ.
Nhận xét chung: Ở bài HK các HS lớp TN biết chủ động trong việc lựa chọn các dụng cụ, chỉ rõ nguồn và dây dẫn cụ thể, biết sử dụng giá đỡ. Ngoài ra, lớp TN cũng thiết kế được một số mô hình khả thi, các bản vẽ thể hiện được ý tưởng bộ thí nghiệm mặc dù có nhóm thể hiện chưa rõ ràng. Có nhiều bộ thí nghiệm hơn so với bài TK để tiến hành thí nghiệm. Mặc dù tiến hành thí nghiệm chưa hoàn thiện ở tất cả các nhóm nhưng nhìn chung các nhóm cũng cải thiện đáng kể so với bài TK. Về cơ sở lý thuyết và giải thích thí nghiệm, lớp TN cũng khá hơn phần nào so với lớp ĐC.
Lớp ĐC làm bài HK không khác gì nhiều so với bài TK, các nhóm không đưa ra được những dụng cụ cụ thể mà chỉ nêu chung chung. Về mặt lý thuyết có nhóm HS lớp ĐC vẽ được sơ đồ đúng nguyên tắc nhưng thực tế lại không thể tiến hành lắp ráp được bộ thí nghiệm này.
Sau đó, căn cứ vào các phiếu đánh giá đồng đẳng (phụ lục 2), chúng tôi tính hệ số đồng đẳng và thu được kết quả điểm năng lực của cá nhân liệt kê ở bảng 3.5 và 3.6.
Bảng 3.5. Điểm năng lực của lớp ĐC
Số thứ tự Tên HS Điểm TK Điểm HK
1 Phúc Bảo 0.6 0.4 2 An Bình 1.0 1.0 3 Hồng Cúc 0.2 0.8 4 Kiều Diễm 0.6 1.0 5 Khánh Du 0.6 0.6 6 Thúy Duy 1.2 1.2 7 Thu Dung 1.4 1.4 8 Ngân Hà 0.2 0.4 9 Cẩm Hương 0.8 0.8 10 Ngọc Hân 0.6 1.0 11 Thanh Huyền 0.2 0.8 12 Vĩnh Khoa 0.8 1.0 13 Tuấn Kiệt 0.2 0.2 14 Kim Ngân 0.6 1.0 15 Thanh Nhàn 0.0 0.4 16 Yến Nhi 1.2 0.8 17 Huỳnh Như 0.8 1.0 18 Kim Phụng 0.8 0.6 19 Hồng Thắm 1.4 1.6 20 Bích Thảo 0.4 0.8 21 Minh Thảo 1.2 1.2 22 Thu Thảo 1.0 0.8 23 Ngọc Thọ 1.6 1.6 24 Minh Thông 0.6 0.4 25 Cẩm Tiên 0.8 0.6 26 Ngọc Trăm 1.0 1.2 27 Ngọc Trinh 0.4 0.2 28 Thanh Trúc 0.8 0.8 29 Cẩm Tú 0.6 0.6 30 Phương Uyên 0.4 0.6 31 Hoàng Vũ 1.0 0.6 32 Lệ Xuân 0.4 0.6
Bảng 3.6. Điểm năng lực của lớp TN
Số thứ tự Tên HS Điểm TK Điểm HK
1 Khánh An 1.0 1.2 2 Thái Châu 0.2 0.6 3 Ngọc Diệp 1.2 1.4 4 Huyền Diệu 0.8 1.0 5 Thùy Dung 1.0 1.6 6 Quốc Đạt 0.8 1.2 7 Ngọc Giàu 1.2 1.8 8 Hoàng Huy 0.6 1.0 9 Minh Hào 1.4 2.4 10 Ngọc Hân 0.6 0.8 11 Hữu Khiêm 0.8 1.4 12 Tuấn Kiệt 1.4 2.0 13 Thanh Lan 0.6 1.0 14 Duy Lan 0.6 1.0 15 Huỳnh Như 0.2 0.4 16 Tâm Như 0.6 1.2 17 Hồng Trang 0.4 0.8 18 Tấn Quý 1.8 2.4 19 Minh Qúi 0.4 0.8 20 Nhật Quang 0.4 0.6 21 Thanh Thanh 1.0 1.2 22 Anh Thư 0.8 1.0 23 Minh Thư 0.4 0.6 24 Tấn Thành 1.2 2.2 25 Cẩm Thúy 0.2 0.4 26 Phương Trâm 0.4 0.6 27 Quế Trâm 0.4 0.4 28 Anh Tuấn 0.8 1.2 29 Khánh Vy 1.2 1.6 30 Nhất Vũ 1.0 1.8 31 Nhật Vũ 0.8 1.6 32 Hồng Yến 0.8 1.4