3.7.2.1. Trước thực nghiệm
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số và tần suất kết quả đánh giá NLTN của HS trước TN Điểm Lớp TN Lớp ĐC Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) 0 0 0 1 3.1 0.2 3 9.4 4 12.5 0.4 6 18.8 4 12.5 0.6 5 15.6 7 21.9 0.8 7 21.9 6 18.8 1.0 4 12.5 4 12.5 1.2 4 12.5 3 9.4 1.4 2 6.3 2 6.3 1.6 0 0 1 3.1 1.8 1 3.1 0 0
Hình 3.52. Biểu đồ phân bố tần suất điểm TK của hai lớp TN và ĐC Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất lũy tích đánh giá NLTN trước TN
Lớp
Tần suất lũy tích (%)
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 TN 0 9.4 28.2 43.8 65.7 78.2 90.7 97 97 100 100 ĐC 3.1 15.6 28.1 50.0 68.8 81.3 90.7 97 100 100 100
Hình 3.53. Đồ thị đường lũy tích kết quả đánh giá NLTN trước TN của hai lớp TN và ĐC
Bảng 3.9. Bảng xếp loại NLTN của HS trước TN
Lớp Số HS Phân loại Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3 TN 32 14 43.8 % 17 53.1% 1 3.1% 0 0 ĐC 32 16 50 % 15 46.9 % 1 3.1% 0 0
Hình 3.54. Biểu đồ xếp loại NLTN của HS hai lớp trước TN 3.7.2.2. Sau thực nghiệm
Bảng 3.10. Thống kê tần số và tần suất điểm HK
Điểm Lớp TN Lớp ĐC Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) 0 0 0 0 0 0.2 0 0 2 6.3 0.4 2 9.4 4 12.5 0.6 4 12.5 7 21.9 0.8 3 9.4 7 21.9 1 5 15.6 6 18.8 1.2 5 15.6 3 9.4 1.4 3 9.4 1 3.1 1.6 3 9.4 2 6.3 1.8 2 6.3 0 0 2 1 3.1 0 0 2.2 1 3.1 0 0 2.4 2 6.3 0 0 2.6 0 0 0 0
Hình 3.55. Biểu đồ phân bố tần số điểm HK của hai lớp TN và ĐC
Hình 3.56. Biểu đồ phân bố tần suất điểm HK của hai lớp TN và ĐC Bảng 3.11. Bảng phân phối tần suất lũy tích đánh giá NLTN sau TN
Điểm Tần suất lũy tích (%)
Lớp TN Lớp ĐC 0 0 0 0.2 0 6.3 0.4 9.4 18.8 0.6 21.9 40.7 0.8 31.3 62.6 1 46.9 81.4 1.2 62.5 90.8 1.4 71.9 93.9 1.6 81.3 100 1.8 87.6 100 2 90.7 100 2.2 93.8 100 2.4 100 100 2.6 100 100 2.8 100 100 3.0 100 100
Hình 3.57. Đồ thị đường lũy tích kết quả đánh giá NLTN của hai lớp sau TN Bảng 3.12. Xếp loại NLTN của HS sau TN
Lớp Số HS Phân loại Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3 TN 32 7 21.9 % 16 50 % 6 18.8 % 2 6.3 % ĐC 32 13 40.6 % 17 53.1 % 2 6.3% 0 0
Hình 3.58. Biểu đồ xếp loại NLTN của HS hai lớp sau TN 3.7.3. Mô tả, so sánh và nhận xét kết quả thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng phần mềm R để tính toán các tham số thống kê cho kết quả TN của hai lớp TN và ĐC.
Bảng 3.13. Mô tả thống kê kết quả TN hai lớp TN và ĐC Nội dung Trước TN Sau TN Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC Trung vị 0.8 0.7 1.2 0.8 Giá trị trung bình 0.78125 0.73125 1.20625 0.81250 Độ lệch chuẩn 0.3913892 0.3954887 0.5645081 0.358986 Mức độ ảnh hưởng (ES) 1.1 Giá trị p của phép kiểm định t-test độc lập 0.613 0.001596 Giá trị p của phép kiểm định t-test phụ thuộc Lớp TN Lớp ĐC 0.0009284 0.3928 Nhận xét kết quả TN: • Trước TN
- Từ biểu đồ phân bố tần số điểm (hình 3.51), chúng tôi thấy tỉ lệ phần trăm ở các điểm 1 trở lên của hai lớp đều rất thấp, chủ yếu phân bố cao ở khoảng 0.2 đến 0.8. Đường phân bố tần suất điểm (hình 3.52) và đường lũy tích (hình 3.53) của hai lớp gần như trùng nhau. Ở biểu đồ xếp loại NLTN (hình 3.54), chúng tôi cũng nhận thấy có sự tương đương về số lượng HS đạt các mức NLTN ở hai lớp đều chiếm số lượng cao ở các mức thấp.
- Ở bảng 3.13, chúng tôi thấy điểm nằm ở vị trí giữa của hai lớp có sự chênh lệch khá nhỏ, lớp TN là 0.8, lớp ĐC là 0.7. Về độ lệch chuẩn, lớp TN có độ lệch chuẩn là 0.3913892, lớp ĐC là 0.3954887, điều này cho thấy độ phân tán phổ điểm lớp TN và ĐC gần như giống nhau. Về giá trị trung bình, lớp TN là 0.78125, lớp ĐC là 0.73125. Để biết được điểm trung bình của hai lớp khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, chúng tôi dùng phép kiểm định t-test hai mẫu độc lập với mức
có ý nghĩa 5%. Trước khi TN, chúng tôi đặt giả thiết:
Giả thiết H0: điểm trung bình của hai lớp khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Giả thiết H1: điểm trung bình của hai lớp khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Chúng tôi tính giá trị xác suất xảy ra p = 0.613 > 5% nên chấp nhận H0 và bác bỏ H1, điều đó có nghĩa sự khác biệt về điểm trung bình của hai lớp không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Như vậy, qua tất cả các số liệu trên cho thấy trước khi tiến hành TNSP, NLTN của hai lớp TN và ĐC là tương đồng.
• Sau TN
Từ hai biểu đồ về phân bố tần số và tần suất điểm HK (hình 3.55 và hình 3.56), chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ về phổ điểm của hai lớp TN và ĐC. Lớp TN có số lượng HS đạt điểm từ 1 trở lên cao hơn so với lớp ĐC, lớp ĐC có điểm phân bố nhiều ở phổ điểm từ điểm 1 trở xuống. Đường tần suất lũy tích (hình 3.57) của hai lớp cũng có sự khác biệt rõ. Đường lũy tích của lớp TN nằm bên dưới và lệch về bên phải nhiều hơn so với lớp ĐC, điều đó cho thấy điểm của lớp TN nằm ở mức cao hơn lớp ĐC. Đối với biểu đồ xếp loại NLTN (hình 3.58), chúng tôi cũng nhận thấy lớp TN có sự chuyển biến về NLTN, có nhiều hơn HS đạt mức khá và cao, mặc dù NLTN ở mức trung bình vẫn còn nhiều, chiếm phân nửa số HS tham gia HĐNK nhưng số lượng HS có NLTN thấp đã giảm so với trước TN. Giống như bài TK, trong bài HK, hầu hết HS ở lớp ĐC có NLTN ở mức trung bình và thấp.
- Ở bảng 3.13, chúng tôi thấy điểm nằm ở vị trí giữa của lớp TN là 1.2 cao hơn lớp ĐC là 0.8. Về độ lệch chuẩn, chúng tôi thấy độ lệch chuẩn của lớp TN lớn hơn độ lệch chuẩn của lớp ĐC, điều này cho thấy độ phân tán phổ điểm so với giá trị trung bình của lớp TN là cao hơn so với lớp ĐC. Về giá trị trung bình, lớp TN là 1.20625 lớp ĐC là 0.81250. Để biết được điểm trung bình của hai lớp khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, chúng tôi dùng phép kiểm định t-test hai mẫu độc lập với mức có ý nghĩa 5%. Chúng tôi tính giá trị xác suất xảy ra 0.001596< 5% nên chấp nhận H1 và bác bỏ H0, điều đó có nghĩa điểm trung bình của hai lớp khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tất cả các số liệu trên chứng tỏ việc tham gia HĐNK giúp phát triển được NLTN cho HS. Mặt khác ta thấy mức độ ảnh hưởng (ES) sau TN là 1.1 > 1, nên việc tham gia HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển NLTN của HS.
• Sự phát triển NLTN của HS lớp TN trước và sau khi tham gia HĐNK
Từ bảng 3.13 chúng tôi thấy trung vị của lớp TN trước và sau khi TN là 0.8 và 1.2; điểm trung bình lần lựợt là 0.78125 và 1.20625, giá trị p của phép kiểm định t.test phụ thuộc là 0.0009284 (< 0,05), ta có thể kết luận tham gia HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm sẽ bồi dưỡng NLTN cho HS.
• Sự phát triển NLTN của HS lớp ĐC trước và sau TN
Trung vị lần lượt là 0.7 và 0.8; điểm trung bình lần lượt là 0.73125 và 0.81250 với t.test phụ thuộc là 0.3928 (> 0.05), điều này cho thấy không có sự phát triển NLTN ở HS không tham gia HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm.
• Kết luận
Như vậy, điểm khởi đầu của hai lớp TN và ĐC là giống nhau, nhưng sau một thời gian được bồi dưỡng NLTN thông qua HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm, các HS của lớp TN đã có sự chuyển biến rõ rệt về NLTN so với lớp ĐC. Điều này cho thấy, HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm sẽ giúp bồi dưỡng được NLTN cho HS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài, chúng tôi đã: - Chuẩn bị nội dung và kế hoạch HĐNK.
- Xác định lớp TN và ĐC.
- Đánh giá NLTN thông qua bài TK của hai lớp TN và ĐC. - Tiến hành HĐNK đối với lớp TN.
- Đánh giá NLTN của HS thông qua bài HK của hai lớp TN và ĐC.
- Tiến hành xử lí số liệu của các bài kiểm tra bằng cách: lập bảng số liệu, biểu diễn bằng biểu đồ, kiểm định giả thuyết thống kê, từ đó phân tích, đánh giá kết quả về mặt định tính và định lượng. Kết quả cho thấy: HS ở lớp TN có kết quả cao hơn lớp ĐC. Từ đó chúng tôi kết luận: Tham gia HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm sẽ bồi dưỡng được NLTN của HS.
KẾT LUẬN
Đề tài đã căn bản hoàn thành những vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài bao gồm các tài liệu, sách báo về HĐNK; về NLTN, về chế tạo và tiến hành thí nghiệm; tác dụng của HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm trong việc phát triển NLTN cho HS.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài bằng việc khảo sát thực trạng về HĐNK để phát triển NLTN cho HS. Qua phiếu khảo sát ý kiến của các GV, chúng tôi nhận thấy việc tham gia HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm là cần thiết để phát triển NLTN cho HS.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLTN của HS trong HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm về từ trường với các dụng cụ đơn giản.
- Xây dựng nội dung và kế hoạch HĐNK.
- Thực nghiệm sư phạm HĐNK tại trường THPT Vĩnh Bình.
- Đánh giá NLTN của HS hai lớp TN và ĐC thông qua hai bài TK và HK. Xử lí số liệu thu được, rút ra kết luận về hiệu quả của việc bồi dưỡng NLTN của HS thông qua HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm.
Một số định hướng phát triển cho đề tài:
- Mở rộng phạm vi, đối tượng, thời gian thực nghiệm sư phạm.
- Tiến hành xây dựng và tổ chức HĐNK ở nhiều chương, nhiều môn, nhiều cấp học.
Chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các GV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Anh Tuấn. (2015). Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
Hồ Sỹ Chương, Trương Văn Minh, Trần Minh Hùng, Nguyễn Thị Thu Thủy. (2016). Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm xác định chiết suất của chất lỏng và sử dụng trong dạy học theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm, Tạp chí Khoa học Giáo dục (61).
Hoàng Phê (chủ biên). (1998). Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng.
http://sites.google.com/site/thietbivatly/thiet-bi-vat-ly/ban-ve-vai-tro-cua-thi-nghiem- trong-day-va-hoc-vat-ly.
Ia.I.Perenman. (1994). Vật lí vui tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Đức Ngọc. (2014). Phát triển chương trình đáp ứng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. (2002). Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Hưng. (2016). Thí nghiệm vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ lon. Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Quang Đông. (2006). Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí, Đại học Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Hoa. (2017). Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Tiến hành thí nghiệm về từ trường với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa” theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11”. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phạm Thị Trang Nhung. (2016). Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Thiết kế phương án và tiến hành một số thí nghiệm về cơ học chất lưu có sử dụng bóng bay” theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 10. Hà Nội.
Phạm Thúy Diễm. (2017). Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần “Quang hình học” lớp 11 THPT nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.HCM.
Phạm Xuân Quế, Ngô Diệu Nga, Nguyễn Văn Biên. (2014). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực môn vật lý.
Võ Thị Thúy Nga. (2014). Tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật của các kiến thức chương “Từ trường” - Vật lí 11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ Giáo dục Trung học. (2014). Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đáng giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ CHẾ TẠO VÀ TIẾN HÀNH
THÍ NGHIỆM
Họ và tên giáo viên: ………. Thời gian công tác: ………... Nơi giảng dạy: ………..
Để hoàn thành tốt đề tài đang nghiên cứu, chúng tôi rất mong quý Thầy (Cô) giúp chúng tôi trả lời những câu hỏi trong phiếu điều tra. Quý Thầy (Cô) vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn).
Câu 1. Theo Thầy (Cô), hoạt động ngoại khóa về chế tạo và tiến hành thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh là
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Câu 2. Mức độ tổ chức hoạt động ngoại khóa về chế tạo và tiến hành thí nghiệm của Thầy (Cô) để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh?
Thường xuyên Thỉnh thoảng
Ít khi Không bao giờ
Câu 3. Theo Thầy (Cô), những ưu điểm khi HS sử dụng thí nghiệm tự chế tạo và thí nghiệm có sẵn là gì?
Hệ thống hóa, khắc sâu và làm chủ kiến thức.
Linh hoạt khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
Phát triển tư duy khoa học thực nghiệm.
Nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa lí thuyết và thực tế.
Câu 4. Thầy (Cô) nghĩ mình sẽ gặp những khó khăn nào khi tổ chức hoạt động ngoại khóa về chế tạo và tiến hành thí nghiệm?
Tìm tài liệu tham khảo về chế tạo thí nghiệm và hoạt động ngoại khóa.
Sắp xếp thời gian.
Kinh phí tổ chức.
Câu 5. Theo Thầy (Cô) những biện pháp nào dưới đây có thể thể áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại khóa nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh?
Sắp xếp thời gian hoạt động ngoại khóa về chế tạo thí nghiệm hợp lí, không ảnh hưởng đến giờ học nội khóa.
Nâng cao trình độ, năng lực của GV về tổ chức HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm.
Tăng cường tài liệu về HĐNK và chế tạo thí nghiệm.
Tổ chức nhiều cuộc thi về chế tạo thí nghiệm cho học sinh cả trong và ngoài nhà trường.
Tham gia hoạt động ngoại khóa về chế tạo thí nghiệm là tiêu chí xét thi đua của cá nhân và tập thể
Câu 6. Những ý kiến đóng góp của Thầy (Cô) về việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa về chế tạo và tiến hành thí nghiệm ………..
……….. ………..