- Chúng tôi đánh giá NLTN của HS thông qua bài TK và HK của hai lớp TN và ĐC. Ở cả hai bài TK và HK chúng tôi lựa chọn 5 tiêu chí của NLTN, sau đó căn cứ vào rubric đánh giá LTTN đã xây dựng (phụ lục 5), chúng tôi đánh giá mức độ các nhóm HS đạt được và quy về điểm.
Bảng 2.3. Các tiêu chí đánh giá NLTN và thang điểm bài TK và HK
Các tiêu chí Thang điểm
Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3
- Cơ sở lý thuyết. 0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm
- Các dụng cụ cần sử dụng. 0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm - Vẽ sơ đồ thí nghiệm. 0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm - Tiến hành thí nghiệm. 0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm - Giải thích thí nghiệm. 0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Điểm của nhóm được tính như sau:
Điểm nhóm = tổng điểm của các tiêu chí: 5 (số tiêu chí)
Chúng tôi xây dựng mẫu phiếu đánh giá đồng đẳng dành cho mỗi HS trong nhóm (phụ lục 5). Cách tính hệ số đồng đẳng cho mỗi thành viên trong một nhóm:
c = tổng điểm đánh giá đồng đẳng: (số người đánh giá 5 3) Cách tính điểm năng lực cá nhân:
Điểm năng lực cá nhân = hệ số đồng đẳng c điểm nhóm
• Phân loại NLTN
Để xếp loại NLTN, đầu tiên ta tính điểm chênh lệch thang đo như sau:
Điểm chênh lệch của thang đo = (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu )/(Số mức độ ) Kết quả điểm chênh lệch của thang đo = (3 – 0): 4 = 0.75
Trên cơ sở đó chúng tôi phân loại NLTN như sau: Mức độ 0: từ 0 đến dưới 0.75: NLTN thấp.
Mức độ 1: từ 0.75 đến dưới 1.5: NLTN ở mức độ trung bình. Mức độ 2: từ 1.5 đến dưới 2.25: NLTN ở mức độ khá.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, chúng tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức HĐNK với các mục tiêu chính sau đây:
- Bồi dưỡng NLTN cho HS.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình của HS.
Dựa vào các mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành lập kế hoạch HĐNK bao gồm: xây dựng nội dung HĐNK, phương pháp và hình thức tổ chức HĐNK. Trong đó chúng tôi cũng đã thiết kế chế tạo các bộ thí nghiệm về từ trường từ các dụng cụ đơn giản để chuẩn bị thực nghiệm.
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành TNSP với các mục đích sau:
- Kiểm tra giả thuyết của đề tài “Nếu tổ chức HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm về từ trường với các vật liệu đơn giản sẽ bồi dưỡng NLTN cho HS”.
- Đánh giá tính khả thi của quy trình HĐNK “Chế tạo và tiến hành thí nghiệm về từ trường với các dụng cụ đơn giản” đã soạn thảo ở chương 2.
- Đánh giá hiệu quả của HĐNK trong việc bồi dưỡng NLTN của HS.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Lựa chọn nội dung và đối tượng TNSP. - Tiến hành TN theo nội dung đã biên soạn. - Thu thập các dữ liệu TN.
- Đối chiếu kết quả của lớp TN với kết quả của lớp ĐC, đánh giá TK - HK. - Phân tích xử lý kết quả TN để đánh giá chất lượng và tính khả thi của đề tài.
3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm
- Việc TNSP được tiến hành đối với HS lớp 11 trường THPT Vĩnh Bình.
- Lớp TN và ĐC được chọn là những lớp có trình độ HS tương đối đồng đều nhau và chưa từng tham gia HĐNK về chế tạo và tiến hành thí nghiệm Vật lí.
- Thời gian TN từ ngày 02 tháng 04 năm 2018 đến ngày 29 tháng 04 năm 2018.
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức HĐNK theo tiến trình đã xây dựng:
+ GV phân chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm dưới dạng các bài tập về thí nghiệm.
+ HS tìm kiếm tài liệu, thảo luận nhóm để tìm câu trả lời của bài tập được giao. + GV hướng dẫn từng nhóm thảo luận để tìm các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.
+ Các nhóm tự thảo luận, lựa chọn phương án, chế tạo và làm thí nghiệm. + GV theo dõi từng nhóm để giải quyết các khó khăn của nhóm.
+ GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả việc thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm với các dụng cụ đã chế tạo.
- GV nhận xét sự phát triển NLTN trong từng giai đoạn của tiến trình HS tham gia HĐNK.
- Khảo sát sự phát triển NLTN của HS thông qua đánh giá bài TK và HK của hai lớp TN và ĐC.
3.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Đánh giá trước thực nghiệm 3.5.1. Đánh giá trước thực nghiệm
Trước TN, chúng tôi tiến hành cho hai lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra về chế tạo và tiến hành thí nghiệm để kiểm tra từ tính của dòng điện với năm tiêu chí NLTN và thang điểm ở bảng 2.3. Mỗi lớp có 32 HS chia làm 4 nhóm. 32 HS của lớp TN đăng kí tự nguyện, 32 HS của lớp ĐC được GV chọn ngẫu nhiên trong 45 HS để làm bài kiểm tra. Căn cứ vào mức độ đạt được ứng với mỗi tiêu chí đã xây dựng (phụ lục 5), căn cứ vào đáp án (phụ lục 3) và các phiếu đánh giá đồng đẳng (phụ lục 2), chúng tôi chấm điểm cho từng nhóm và từng cá nhân. NLTN của từng cá nhân được xếp loại theo bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bảng thang điểm xếp loại NLTN của HS
Tổng điểm Điểm năng lực Xếp loại
0 0 Mức 0. NLTN thấp 1 0.2 2 0.4 3 0.6 4 0.8 Mức 1. NLTN trung bình 5 1.0 6 1.2 7 1.4 8 1.6 Mức 2. NLTN ở mức độ khá 9 1.8 10 2.0 11 2.2 12 2.4 Mức 3. NLTN ở mức độ cao. 13 2.6 14 2.8 15 3 3.5.2. Tiến hành thực nghiệm
- GV tập trung HS lớp TN để thông báo mục đích, kế hoạch của HĐNK, nhiệm vụ chính của HĐNK là chế tạo và tiến hành các thí nghiệm về từ trường với các dụng
cụ đơn giản. Nhiệm vụ này được giao cho 32 HS của lớp TN. Trong đợt tham gia HĐNK, 32 HS này được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Hai nhóm sẽ làm một bài tập trong số 4 bài tập được giao. GV thông báo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sẽ có ba buổi gặp mặt để trao đổi thảo luận và một buổi báo cáo tổng kết. Cụ thể:
Buổi 1. Phổ biến nhiệm vụ, thảo luận để xác định mục đích và cơ sở lý thuyết của thí nghiệm.
Buổi 2. Thảo luận để tìm lời giải cho bài tập, đề xuất các phương án thiết kế bộ thí nghiệm.
Buổi 3. Tiếp tục thảo luận, tiến hành thử nghiệm, tìm nguyên nhân và cách khắc phục sai sót nếu có.
Buổi 4. Các nhóm sẽ báo cáo sản phẩm làm ra và trả lời các câu hỏi trong bài tập.
3.5.3. Đánh giá sau thực nghiệm
Sau khi TN, chúng tôi tiến hành cho hai lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra về chế tạo và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng dài với năm tiêu chí NLTN và thang điểm ở bảng 2.3. HS chia nhóm giống như khi làm bài TK. Căn cứ các mức độ đạt được ứng với mỗi tiêu chí đã xây dựng (phụ lục 5), căn cứ vào đáp án (phụ lục 4) và các phiếu đánh giá đồng đẳng (phụ lục 2), chúng tôi chấm điểm cho từng nhóm và từng cá nhân. NLTN của từng cá nhân sau khi tham gia HĐNK được xếp loại theo bảng 3.1.
3.5.4. Thu thập và xử lý kết quả thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để đưa ra các kết quả sau: - Lập bảng thống kê kết quả đánh giá NLTN của lớp TN và ĐC trước và sau TN.
- Lập bảng tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả đánh giá NLTN của HS lớp TN và ĐC trước và sau TN.
- Vẽ đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá NLTN hai lớp TN và ĐC trước và sau TN.
- Phân loại và vẽ đồ thị mức độ NLTN của lớp TN và ĐC trước và sau TN. - Tính các thông số mô tả kết quả đánh giá NLTN của lớp TN và ĐC trước và
sau TN: trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
- So sánh kết quả đánh giá NLTN của HS lớp TN và ĐC trước và sau TN bằng phép kiểm định t.test.
- So sánh mức độ ảnh hưởng của HĐNK đến việc phát triển NLTN của HS lớp TN và ĐC trước và sau TN.
3.6. Phân tích diễn biến HĐNK
Buổi 1 (ngày 02.04.2018). Phổ biến nhiệm vụ
GV tóm tắt nội dung chính chương từ trường.
Các nhóm sẽ bầu nhóm trưởng, sau đó bốc thăm để nhận các bài tập.
Bảng 3.2. Thông tin về các nhóm tham gia HĐNK
Nhóm Tên thành viên Nhiệm vụ
1 Hồng Trang, Tấn Thành (nhóm trưởng), Ngọc Hân, Thanh Thanh.
Nhiệm vụ 1. Động cơ điện. 2 Ngọc Dung, Anh Tuấn, Minh Hào (nhóm trưởng), Hữu
Khiêm.
3 Tấn Quý (nhóm trưởng), Minh Quí, Thái Châu, Thanh Lan. Nhiệm vụ 2. Chuông điện. 4 Tuấn Kiệt (nhóm trưởng), Cẩm Thúy, Quế Trâm, Huyền
Diệu.
5 Nhật Vũ, Ngọc Diệp (nhóm trưởng), Hồng Yến, Nhật Quang.
Nhiệm vụ 3.
Động cơ
Faraday. 6 Quốc Đạt (nhóm trưởng), Anh Thư, Huỳnh Như, Hoàng
Huy.
7 Ngọc Giàu (nhóm trưởng), Phương Trâm, Khánh Vy, Minh Thư.
Nhiệm vụ 4. Tàu biển Yamato. 8 Nhất Vũ (nhóm trưởng), Khánh An, Tâm Như, Duy Lan.
Các nhóm nhận phiếu học tập (phụ lục 7), đại diện nhóm ghi nhận vào phiếu học tập những nội dung cần thiết sau mỗi buổi thảo luận để làm cơ sở cho việc chế tạo thí nghiệm ở nhà. Sau đó, GV cùng các nhóm thảo luận để xác định mục đích của thí nghiệm và tìm cơ sở lý thuyết cho thí nghiệm. Diễn biến buổi 1 như sau:
Nhóm 1 và 2. Bài động cơ điện
- Xác định chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng dài. - Minh họa cho nguyên tắc hoạt động của động cơ điện. Tìm cơ sở lý thuyết dưới sự hướng dẫn của GV:
- Khi khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường sẽ chịu tác dụng của ngẫu lực từ. Ngẫu lực này làm cho chúng chuyển động quay, nghĩa là có sự biến đổi năng lượng từ điện năng thành cơ năng trong các chuyển động quay.
- Chiều của lực từ được xác định theo quy tắc bàn tay trái.
GV nhắc HS về nhà xem lại bài lực từ, lực từ tác dụng lên khung dây trong sách Vật lí 11 cả cơ bản và nâng cao. GV đề nghị HS tìm hiểu về cấu tạo chung, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng và những ưu điểm của động cơ điện, đồng thời tìm các phương án chế tạo động cơ điện để dễ dàng thảo luận hơn trong buổi gặp thứ hai.
Nhóm 3 và 4. Bài chuông điện
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu được mục đích của thí nghiệm: - Hiểu được nguyên lý hoạt động của rơ-le điện từ.
- Minh họa cho nguyên tắc hoạt động của chuông điện, một trong những ứng dụng của rơ-le điện từ.
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tìm cơ sở lý thuyết:
- Nhận ra thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc: tương tác từ giữa nam châm điện và sắt (hoặc thép). Nếu cho dòng điện chạy qua ống dây, ống dây thành nam châm điện nên sẽ hút được sắt (hoặc thép).
GV nhắc HS về nhà ôn lại kiến thức các loại tương tác từ, cách tạo ra từ trường mạnh bằng nam châm điện. Riêng tài liệu về rơ-le điện từ, GV sẽ cung cấp cho hai nhóm để về nhà tìm hiểu. Đối với phần thiết kế chế tạo chuông điện, GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu để trả lời các câu hỏi sau:
- Dựa vào hiểu biết về rơ-le điện từ, em hãy thiết kế chế tạo chuông điện, hãy vẽ sơ đồ mạch chuông điện.
Nhóm 5 và 6. Bài động cơ Faraday
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu được mục đích của thí nghiệm: Xác định chiều của lực từ trong trường hợp cụ thể, từ đó dự đoán được kết quả thí nghiệm.
- GV hướng dẫn để HS nhận ra thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc Vật lí: lực từ tác dụng lên dòng điện (chạy trong dây dẫn kim loại và trong chất điện phân) khi dòng điện này đặt trong từ trường của nam châm. Lực từ này làm cho dòng điện chuyển động.
- Chiều của lực từ xác định theo quy tắc bàn tay trái.
GV nhắc HS về nhà ôn lại kiến thức hình dạng đường sức từ của nam châm thẳng, ôn về lực từ, cách xác định chiều lực từ. Ôn lại kiến thức về chiều dòng điện trong mạch, dòng điện chạy qua chất điện phân. Các câu hỏi mà HS cần chuẩn bị:
- Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm theo yêu cầu của đề bài.
- Dựa vào mô hình đã cho em hãy lựa chọn thêm những dụng cụ thích hợp để bố trí và tiến hành thí nghiệm.
Nhóm 7 và 8. Bài tàu biển
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu được mục đích của thí nghiệm: Xác định chiều lực từ tác dụng lên dòng điện chạy trong lòng chất lỏng.
Tìm cơ sở lý thuyết: GV hướng dẫn để HS nhận ra thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc: tương tác từ giữa nam châm và dòng điện chạy qua dung dịch điện phân. Khi dòng điện chạy qua chất điện phân đặt trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực từ, lực từ tác dụng lên dòng điện là nguyên nhân làm tàu chuyển động.
GV nhắc HS về nhà tìm kiếm thông tin về tàu Yamato chạy bằng lực từ, ôn lại kiến thức về hình dạng và chiều đường sức từ của nam châm thẳng, ôn về lực từ, cách xác định chiều lực từ. Ôn lại kiến thức về chiều dòng điện trong mạch và dòng điện chạy qua chất điện phân. Câu hỏi mà HS cần chuẩn bị:
- Trong buổi một, em đoán được thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc Vật lí là lực từ tác dụng lên dòng điện chạy qua dung dịch điện phân, từ những dụng cụ đã cho, em hãy thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán trên? Hãy vẽ sơ đồ mạch, dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
Nhận xét chung: Vì mới nhận bài tập nên hầu hết HS còn nhút nhát, không mạnh dạn phát biểu ý kiến. HS chưa tự xác định được cơ sở lý thuyết. Một số ít HS xác định được một phần mục đích thí nghiệm, phần còn lại là sự hướng dẫn của GV.
Buổi 2 (ngày 10.4.2018): Thảo luận, đề xuất các phương án thiết kế Nhóm 1 và 2. Bài động cơ điện
HS hai nhóm sẽ trình bày những gì đã chuẩn bị ở nhà. Do tài liệu về động cơ điện khá dễ tìm nên HS có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và tham khảo các mô hình có sẵn.
Mặc dù các em trình bày được những hiểu biết về động cơ điện như cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng, ưu điểm … nhưng chưa hiểu nhiều, đặc biệt về nguyên tắc hoạt động và vai trò của bộ góp. HS hai nhóm đều đưa ra các thắc mắc về công dụng của bán khuyên và chổi quét. Bằng các câu hỏi đã soạn thảo ở chương hai, GV định hướng để HS hiểu rõ hơn về động cơ điện, đặc biệt là vai trò của bộ góp. Diễn biến cụ thể như sau:
- Hai nhóm thảo luận và trả lời được bộ phận chính của động cơ điện chính là khung dây và nam châm. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay là rô-to.
- GV yêu cầu hai nhóm đề xuất phương án chế tạo động cơ điện chỉ có hai bộ phận chính gồm nam châm và khung dây mà không cần bộ góp. Hai nhóm thảo luận, Thành đại diện nhóm một vẽ được mô hình động cơ điện đơn giản là khung dây đặt