Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu 1071 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52)

Phát

triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

Từ ý tưởng của Đồng chí Nguyên Bí thư Đảng ủy lúc bấy giờ là thành lập một Chi nhánh cho thế hệ trẻ BIDV, ngày 01/12/2008, Chi nhánh Thanh Xuân được chính thức thành lập. Với quy mô ban đầu khiêm tốn gồm 56 cán bộ, 8 phòng ban nghiệp vụ và 2 phòng giao dịch và số huy động vốn được bàn giao là 70 tỉ đồng, dư nợ tín dụng 28 tỉ đồng, Chi nhánh khi mới thành lập còn rất non trẻ. Trải qua hơn 11 năm hình thành và phát triển, từ một Chi nhánh nhỏ bé, đến nay Chi nhánh Thanh Xuân đã trở thành một chi nhánh chủ lực, xếp hạng Đặc biệt và nhiều năm liền hoàn “thành xuất sắc nhiệm vụ với nhiều thành tích, khen thưởng của hệ thống BIDV và” các cơ quan ban ngành trao tặng. Thành quả có được ngày hôm nay chính là kết tinh của cả quá trình Chi nhánh không ngừng nỗ lực để vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới.

Với phương châm: “Nghĩ khác - Think Different”, Chi nhánh đã xây dựng phong cách làm việc sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt và tạo môi trường làm việc tốt nhất, hiệu quả nhất cho cán bộ; tạo lập nền khách hàng đa dạng, không có nhóm khách hàng lớn là các Tập đoàn, Tổng công ty đóng vai trò chi phối tới hoạt động của Chi nhánh.

Với 11 năm phấn đấu không mệt mỏi, Chi nhánh Thanh Xuân đã xứng đáng với kỳ vọng của Ban lãnh đạo BIDV là: “Xây dựng Chi nhánh trở thành chi nhánh

điển hình, kiểu mẫu về phong cách kinh doanh năng động - quyết liệt - sáng tạo - an toàn, hiệu quả, là hình ảnh đại diện tiêu biểu của BIDV đầy sức sống mạnh mẽ bứt phá”1.

Hiện tại, BIDV-chi nhánh Thanh Xuân đang có trụ sở tại địa chỉ: Tòa Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy”Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đây là một vị trí đắc địa nằm ngay tại trung tâm thủ đô, là “điều kiện rất thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng - tài chính đáp ứng nhu cầu, tiềm năng phát” triển của dân cư và tổ chức trong địa bàn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -

Chi nhánh Thanh Xuân

Theo đó, mô hình tổ chức được thiết lập thành 6 khối, với 19 phòng/tổ và 176 cán bộ nhân viên bao gồm: Khối quản lý KHDN, Khối quản lý KHCN, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối quản lý nội bộ và Khối đơn vị trực thuộc. Nguồn nhân lực của Chi nhánh tương đối trẻ, độ tuổi trung bình 32, có trình độ chuyên môn cao, trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ đại học tại Chi nhánh chiếm 100%, cán bộ có trình độ thạc sỹ trên 29% và lực lượng cán bộ đang theo học thạc sỹ chiếm tỷ lệ 10%. Đội ngũ cán bộ hiện tại về cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV Thanh Xuân đến thời điểm hiện tại như sau:

41

Việc kiện toàn bộ máy tổ chức và nhân sự cho các bộ phận, đội ngũ cán bộ BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân luôn được quan tâm chú trọng cả về chất và lượng. Cụ thể chức năng nhiệm vụ các Khối/Phòng/Ban như sau:

+ Giám đốc: là người“điều hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân

công, ủy quyền cho các Phó giám đốc để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo

quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên

quan đến

hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các phòng ban một cách hợp lý.”

+ Phó giám đốc (04 người): hỗ trợ Giám đốc trong các công việc.

+ Khối KHDN, Khối KHCN: chức năng là tham mưu cho Ban Giám đốc, trực

tiếp thẩm định kinh tế kỹ thuật, kinh tế đầu tư và cho vay theo các kì hạn ngắn, trung và

dài hạn bằng đồng Việt Nam. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm chỉ tiêu chính liên quan

tín dụng và”các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng.

Khối QLKH Cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay đối với

các khách hàng là cá nhân với nhiều loại khoản vay như: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.. .ngoài ra bộ phận này còn quản lý dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc” tế....

Khối QLKH Doanh nghiệp: cũng thực hiện các nghiệp vụ như bộ phận QLKH cá nhân nhưng với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, bao gồm 4 phòng: KHDN1, KHDN2, KHDN3 và KHDN5. Ngoài ra bộ phận này còn quản lý thêm một số nghiệp vụ khác như thanh”toán quốc tế, bảo lãnh, L/C..

+ Khối quản lý rủi ro: thực hiện việc xác định, đánh giá rủi ro, tiếp theo là việc áp dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực để giảm thiểu, theo dõi và kiểm soát xác suất xảy ra hoặc ảnh hưởng của các sự kiện không may hoặc để tối đa hoá việc thực hiện các cơ hội.

+ Khối tác nghiệp:

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tông tài sản 14.190 17.13 3 18.890 1 23.85 9 28.89 2 Huy động vốn 13.529 16.804 18.093 22.912 33.296 3 Tông dư nợ 11.218 12.855 13.592 16.472 23.908 4 Thu dịch vụ ròng 76 64 75 104 116

thực hiện việc đóng bó tiền và hoàn thành kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với NHNN. Ngoài ra, cán bộ ngân quỹ còn làm nhiệm vụ thu, chi, lưu trữ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu và các ấn chỉ, ấn phẩm như: kỳ phiếu, trái phiếu trắng, các chứng từ có giá khách hàng vay vốn cầm cố tại Ngân hàng.”

+ Khối quản lý nội bộ:

Phòng TCHC: chức năng hành chính, thực hiện công tác liên quan đến nhân sự, văn thư, hành chính, tuyên truyền, tiếp thị lễ tân, tiếp khách nhằm mục tiêu xây dựng chi nhánh văn minh, lịch sự.

Phòng KHTC: có nhiệm vụ giao kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành và theo hướng dẫn của Ngân hàng.

+ Đơn vị trực thuộc: Bao gồm 07 phòng giao dịch. Các phòng giao dịch có chức

năng vừa tác nghiệp, giao dịch khách hàng, vừa quản lý khách hàng, phát triển các sản

phẩm dịch vụ, tín dụng, huy động vốn của KHCN và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ. Giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ phối hợp cho nên“có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng”cho hoạt động Chi nhánh được tiến hành một cách liên tục có hệ thống để đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

2.1.4. Ket quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân là một trong số 191 Chi nhánh thuộc hệ thống BIDV, hoạt động trung gian tiền tệ theo sự ủy quyền của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân hiện nay đều tuân thủ theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và quy định của BIDV, gồm:

* Hoạt động nhận tiền gửi: là hoạt động “nhận tiền của tổ chức, cá nhân

dưới

hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành

2Chương I, Luật các TCTD 2010

* Hoạt động cấp tín dụng: là hoạt động “thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử

dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên

tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh

toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”3

* Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là hoạt động “cung ứng

phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,

nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác

cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.”4

Hơn 11 năm sau ngày thành lập, với quyết tâm vượt qua những thách thức khó khăn, bám sát chỉ đạo của Trụ sở chính BIDV và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân đã vươn lên trở thành một trong những chi nhánh có quy mô lớn trong hệ thống Ngân hàng BIDV, đồng thời tạo được sự tin cậy, tín nhiệm từ phía khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ nét qua số liệu về hoạt động kinh doanh tại BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2015-2019. Đây thực sự là một giai đoạn khó khăn đối với hệ thống ngân hàng nói chung cũng như BIDV nói riêng, khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngàyBảng 2.1: Ket quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2019

5 Chênh lệch thu chi 342 377 473 517 720

6 Lợi nhuận trước thuế 279 319 370 462 584

44

Từ kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy, tổng tài sản của BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân liên tục tăng qua các năm, phản ánh quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Trong vòng 5 năm, tổng tài sản tăng 14.709 tỷ đồng (từ 14.190 tỷ đồng tại 31/12/2015 lên 28.899 tỷ đồng tại 31/12/2019), mức tăng bình quân khoảng 25%/năm. Tài sản chủ yếu “của chi nhánh là nguồn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế và các định chế tài chính. Ngoài ra bao gồm các công cụ, dụng cụ, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh của BIDV- Chi nhánh Thanh Xuân.

Song song với việc Tổng tài sản tăng trưởng liên tục qua các năm thì lợi nhuận trước thuế của BIDV- Chi nhánh Thanh Xuân cũng tăng trưởng không kém. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận trước thuế ở mức 279 tỷ đồng, đến năm 2019, lợi nhuận đã tăng trưởng hơn 200% so với năm 2015 và đạt 584 tỷ đồng, hoàn thành 111% kế hoạch. Mức tăng trưởng bình quân trong vòng 5 năm qua khoảng 20%/năm. Lợi nhuận trước thuế bình quân người năm 2019 đạt 3,5 tỷ đồng/người, tăng trưởng 24% so với năm 2018, nằm trong TOP 5 hệ thống về năng suất lao động.

Như vậy, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do BIDV giao hàng năm đều được BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân hoàn thành xuất sắc với những thành tích như:

* Trong hệ thống BIDV:

+ Chi nhánh liên tiếp 10 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ 4 năm nằm trong Top 3 chi nhánh dẫn đầu hệ thống: năm 2012 là đơn vị xuất sắc thứ 3 hệ thống, năm 2015 được công nhận là đơn vị xuất sắc thứ 2 hệ thống và năm 2017, năm 2018 vinh dự là đơn vị xuất sắc đứng đầu hệ thống.

+ Năm 2016, 2019 chi nhánh được công nhận là đơn vị xuất sắc đứng đầu cụm địa bàn Hà Nội

Ngoài ra, chi nhánh được nhận nhiều giải thưởng trong các mặt hoạt động của Hội sở chính trong 10 năm qua như : 4 năm được công nhận là đơn vị điển hình trong hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ (2014, 2016, 2017, 2019), 2 năm được công nhận là đơn vị điển hình về thu dịch vụ ròng (2013, 2015), đơn vị điển hình về bán lẻ (năm 2015), đơn vị điển hình về LNTT (2016, 2019) và đơn vị điển hình về huy động vốn (năm 2016, 2019).

* Ngoài các phần thưởng cao quý của Hội sở chính BIDV, chi nhánh vinh dự được các Cơ quan, Ban, Ngành trên địa bàn Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao:

+ 02 lần được Thống đốc NHNN Việt Nam tặng Bằng khen “Có thành tích

xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2013 - 2014 và năm 2015 - 2016”.

+ Được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen “Đã có thành tích trong

phong trào thi đua sản xuất kinh doanh năm 2016”. 2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn

Ngay từ khi mới thành lập, BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là nền móng để xây dựng một ngân hàng vững chắc không chỉ tại Chi nhánh mà còn chung cho hệ thống BIDV. Mục tiêu của Chi nhánh là hướng tới các đối tượng khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính lớn nhằm gia tăng quy mô trong thời gian ngắn. Với chính sách chọn lọc và tiến hành tiếp thị khách hàng tận nơi, phát huy tối đa khả năng, Chi nhánh đã phát triển được nhiều tài khoản doanh nghiệp mới. Từ các khách hàng lớn chi nhánh tiếp cận được trong thời gian đầu như Công ty CP Đầu tư chứng khoán SSI, Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam... đến nay chi nhánh đã tạo dựng quan hệ về tiền gửi gắn bó với 31 khách hàng định chế tài chính, 77 khách hàng doanh nghiệp lớn, 2.607 khách hàng cá nhân thân thiết và quan trọng. Vì vậy, trong nhiều năm qua, BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân luôn là 1 trong 10 Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao và nằm trong các Chi nhánh dẫn đầu có số dư huy động lớn khi BIDV triển khai sản phẩm huy động mới.

Kết quả hoạt động huy động vốn từ năm 2015-2019 của Chi nhánh cụ thể như sau:

46

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2015 - 2019

Biểu đồ 2.2: Huy động vốn cuối kỳ phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2015 -2019 Đơn vị: tỷ đồng 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

F- Dư nợ tín dụng cuối kỳ 11.218 12.85

5 13.592 216.47 23.908 2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ CK 56,6% 14,6

% 5,7% 21,2% 45,1% 3 Dư nợ bình quân 8.595 12.10 2 13.274 14.16 8 19.133 4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ BQ 87,1% 40,8

%

9,7% 6,7% 35,0%

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: tỷ đồng

■ HĐV Không kỳ hạn ■ HĐV Ngắn hạn ■ HĐV Trung dài hạn

“(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân)”

Qua bảng và biểu đồ trên cho thấy:

+ Quy mô huy động vốn của chi nhánh có bước nhảy vọt qua từng năm, nâng dần

vị thế của Chi nhánh trong cụm và gia nhập TOP 10 chi nhánh có quy mô huy động vốn

lớn nhất hệ thống. Năm 2015, huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh chỉ đạt 13.529 tỷ đồng. Sau 4 năm nỗ lự và cố gắng hết mình của toàn thể Chi nhánh, năm 2019, con số

này đã tăng gần gấp 2,5 lần, tương ứng tăng 19.767 tỷ đồng so với năm 2015 và đạt 33.296 tỷ đồng. Huy động vốn cuối kỳ bình quân tăng trưởng 26%/năm. Huy động vốn

bình quân năm 2019 cũng đạt con số ấn tượng là 25.822 tỷ đồng.”

+ Cơ cấu khách hàng huy động vốn của Chi nhánh thay đổi linh hoạt trong từng thời kỳ với sự chuyển dịch tương đối giữa các nhóm khách hàng: giai đoạn 2008 - 2012, nền vốn của chi nhánh phụ thuộc lớn vào nhóm khách hàng ĐCTC (năm 2010, huy động vốn từ nhóm ĐCTC chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới 65% tổng nguồn vốn của Chi nhánh). Từ năm 2013 đến nay, Chi nhánh đẩy mạnh gia tăng nguồn tiền gửi từ các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giảm dần tỷ trọng + Vị thế huy động vốn của chi nhánh ngày càng được khẳng định và nâng dần thứ hạng trong cụm địa bàn và hệ thống:

- So với cụm địa bàn: năm đầu thành lập, chi nhánh xếp thứ 18/19 chi nhánh, sau 5 năm chi nhánh vươn lên vị trí thứ 9 địa bàn và đến năm 2017 đã lọt vào TOP

5 chi nhánh lớn nhất địa bàn. Năm 2019, Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh tăng

2 bậc so với năm 2018, vươn lên vị trí thứ 4 địa bàn Hà Nội.

- So với hệ thống: năm 2008, chi nhánh thuộc Top 3 chi nhánh có nền vốn thấp nhất hệ thống, đứng thứ 105/108 chi nhánh. Sau 5 năm hoạt động, chi

nhánh đã

có mặt trong TOP 15 chi nhánh lớn nhất hệ thống và đến năm 2019, quy mô

Một phần của tài liệu 1071 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w