7. Kết cấu của đề tài:
1.3. Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển Bancassurance đối vớ
Agribank chi nhánh Bình Định
Thực tế phát triển của kênh Bancassuance tại các nước nói chung và tại mỗi ngân hàng, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng đã cho thấy Bancassurance đã và đang dần trở thành hoạt động không thể thiếu của thị trường dịch vụ tài chính. Kênh Bancassurance đem lại lợi ích cho cả Ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm lẫn khách hàng của họ. Tuy nhiên không phải mô hình Bancassurance nào cũng thành công, việc phát triển Bancassurance hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: quy mô hệ thống Ngân hàng triển khai; lựa chọn thị trường triển khai và phân khúc khách hàng mục tiêu; hướng phát triển sản phẩm phù hợp; năng lực quản lý và công tác phục vụ sau bán hàng có đảm bảo hay không; ..., và có thể rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Bình Định nói riêng cần phải nhận thức được tầm quan trọng và những lợi ích mà Bancassurance mang lại để thắt chặt, gắn kết hơn nữa sự hợp tác giữa ngân hàng với các Doanh nghiệp Bảo hiểm. Việc hợp tác không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho phát triển Bancassurance.
Thứ hai, Agribank chi nhánh Bình Định cần phải xây dựng chiến lược phân phối các sản phẩm Bancassurance trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá xu thế thị trường tại tỉnh Bình Định; phân loại đối tượng khách hàng để cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu, sở trường và thói quen của họ, tạo điều
41
kiện thuận lợi, hài lòng nhất cho khách hàng vừa tiếp cận được các sản phẩm ngân hàng vừa tiếp cận được các sản phẩm bảo hiểm.
Thứ ba, Agribank chi nhánh Bình Định nên nghiên cứu kỹ đặc điểm khách hàng của chi nhánh và đề xuất với DNBH lựa chọn và thiết kế những sản phẩm bảo hiểm phù hợp, chú ý phát triển những sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm tới phân khúc nhóm khách hàng cao cấp, khách hàng có thu nhập cao, thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Mọi sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm khi cung cấp cho nhóm khách hàng này phải được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, có những chính sách ưu đãi về phí bảo hiểm hay phí dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, đào tạo một số nhân viên cao cấp, giàu kinh nghiệm chuyên chăm sóc, phục vụ cho những khách hàng thuộc nhóm này.
Thứ tư, phân biệt mô hình Bancassurance với các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm khác để có cơ chế quản lý phù hợp, bên cạnh đó cũng cần tạo sự khác biệt đối với các sản phẩm bảo hiểm bán qua kênh ngân hàng, hiện nay sự khác biệt này chưa được thể hiện.
Thứ năm, lưu ý đến vấn đề bảo mật thông tin khách hàng như thế nào cho phù hợp. Vì nếu thông tin của khách hàng bị tiết lộ sẽ làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, từ đó sẽ tạo tâm lý dè dặt cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của kênh Bancassurance.
Thứ sáu, tổ chức lớp đào tạo, nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho các nhân viên chưa được đào tạo để mở rộng và phát triển kênh phân phối. Trong mô hình Bancassurance, đại lý viên đóng vai trò hết sức quan trọng vì trực tiếp tác nghiệp đối với khách hàng để tạo ra dịch vụ bảo hiểm, do đó, trước hết phải có trình độ, hiểu biết nhất định về dịch vụ bảo hiểm; mặt khác, khi tuyển chọn đào tạo để mở rộng đội ngũ đại lý viên chi nhánh nên chú trọng đến các nhân viên đang công tác ở các bộ phận thường
42
xuyên tiếp xúc, giao dịch với khách hàng: Tín dụng; Dịch vụ & Marketing; Thanh toán quốc tế và Kế toán.
Thứ bảy, cần có sự hợp tác chặt chẽ, sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng giữa các nhân viên, giữa các bộ phận và giữa ngân hàng với các DNBH trong quá trình giải quyết công việc (khai thác và phục vụ sau bán hàng) với tinh thần đoàn kết nội bộ cao, phục vụ khách hàng với một thái độ chu đáo, nhiệt tình để thực hiện tốt triết lý kinh doanh của ngân hàng.
43
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Nội dung chương 1 đã tập trung hệ thống hóa kiến thức lý luận liên quan đến hoạt động kênh Bancassurance, từ việc ra đời, quá trình phát triển, đến vai trò, các mô hình phân phối, sản phẩm được phân phối, từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá cho việc phát triển của kênh, và từ thực tiễn phát triển rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình khai thác, là cơ sở để xây dựng nên những mô hình Bacanssurance tại những nơi chưa tiến hành triển khai (Ngân hàng chính sách,...)
44
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển NôngThôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Định (Agribank Bình Định)