7. Kết cấu của đề tài:
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank Bình Định
Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ ) ra đời đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, từ đây hệ thống Ngân hàng Việt Nam được chia thành 2 cấp là Ngân hàng Nhà Nước và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc.
Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh (ngân hàng thương mại quốc doanh) thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng.
Hệ thống Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Bình Định nói riêng là một trong các ngân hàng chuyên doanh ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 07/1988. Hơn 30 năm qua là một chặng đường phấn đấu đầy khó khăn, gian khổ. Quá trình đó đã ghi nhận sự phát triển và trưởng thành của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Định.
Từ một chi nhánh ngân hàng chuyên doanh ra đời theo Nghị định 53/HĐBT, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Định đã trải qua 5
45
lần "thay tên đổi họ". Cùng với sự thay đổi đó là sự biến đổi về chất trong mô hình quản lý và hoạt động của chi nhánh, đó là:
- Tháng 12/1990, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 603/NH-QĐ chuyển Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bình Định thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Định. Kể từ đây mọi hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp được điều chỉnh theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.
- Tháng 09/1992, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra Quyết định số 209/NHNo-QĐ, giao nhiệm vụ quản lý các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh: Phú Yên, Khánh Hoà, Đăk Lăk, Gia Lai, Kontum về một số mặt nghiệp vụ và được mang một tên gọi mới "Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Khu vực IV - Bình Định".
- Tháng 06/1994, theo yêu cầu quản lý của ngành, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ký Quyết định số 93/NHNo-QĐ thành lập Văn phòng Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Khu vực Miền Trung, đóng tại Qui Nhơn, trên cơ sở sắp xếp lại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Bình Định. Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Khu vực Miền Trung chịu trách nhiệm trực tiếp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định (đảm nhận nhiệm vụ chính của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Định) và quản lý 11 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và 3 tỉnh Tây Nguyên.
- Tháng 06/1998 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn điều lệ và các chi nhánh thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ra Quyết định số 203/QĐ-NHNo- 02 thành lập lại Chinh nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho đến ngày hôm nay.
46
2.1.2. Đặc điểm tình hình của Agribank Bình Định cho việc phát triển Bancassurance
Chi nhánh Agribank Bình Định được thành lập từ năm 1988 (lúc đó là còn là tỉnh Nghĩa Bình). Đến nay, trong toàn tỉnh có 1 chi nhánh loại I, 12 chi nhánh loại II trực thuộc, 10 phòng giao dịch, 41 máy giao dịch tự động (ATM); là ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng nhất trong tỉnh, đã bao phủ khắp các địa bàn thành phố, thị xã, huyện lỵ, thị trấn, thị tứ, kể cả tại 3 huyện miền núi..
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank Bình Định mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Trong 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank Bình Định luôn gắn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với nhiệm vụ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà, đặc biệt là phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hàng năm Chi nhánh đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cấp trên giao, chất lượng các dịch vụ và hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Tính đến 31/12/2020, Agribank Bình Định có tổng nguồn vốn là 18.500 tỷ đồng, tổng dư nợ là 11.050 tỷ, trong đó dư nợ hộ sản xuất và cá nhân là 8.700 tỷ và dư nợ doanh nghiệp là 2.350 tỷ. Mạng lưới hoạt động của Agribank Bình Định gồm 12 Chi nhánh (chi nhánh loại 2 trực thuộc Agribank Bình Định) và 10 Phòng giao dịch với tổng số người lao động là 381 người, trong đó, số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng và giao dịch viên là 250 người.
Với nền tảng vững chắc về thương hiệu, cơ sở hạ tầng khang trang, mạng lưới hoạt động rộng khắp và thâm nhập sâu tới các vùng nông thôn toàn tỉnh cùng với số lượng cán bộ nhiều là những điều kiện lý tưởng để phát triển hoạt động bán lẻ sản phẩm phục vụ nhu cầu cho cá nhân và hộ gia đình. Đây
47
cũng chính là lợi thế của hệ thống Agribank nói chung và Agribank Bình Định nói riêng khi triển khai kênh khai thác Bancassurance so với các hệ thống ngân hàng thương mại khác..
Quy mô mạng lưới hoạt động của Agribank Bình Định theo mô hình dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Các chi nhánh (chi nhánh loại 2) trực thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định
48
Để phát triển Bancassurance, kênh phân phối là một trong những quan tâm hàng đầu của tất cả các DNBH và rất dễ nhận thấy rằng Ngân hàng Agribank là một trong những lựa chọn tối uu nhất khi mà mạng luới của Agribank trải rộng nhất trong hệ thống các Ngân hàng thuơng mại hiện nay, với đặc thù chức năng nhiệm vụ thiên về mảng nông nghiệp, nông thôn (dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ) nên khách hàng của Agribank thuờng là các hộ sản xuất nhỏ trong lĩnh vực nông lâm ngu nghiệp và chủ yếu tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nhóm khách hàng này có nhu cầu tham gia bảo hiểm nhung khả năng đáp ứng của các DNBH trên thị truờng chua đáp ứng đuợc do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Ngoài mạng luới rộng khắp, luợng cán bộ đông cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng khi nghiên cứu phát triển kênh phân phối, ngoài việc bán sản phẩm bảo hiểm, cán bộ ngân hàng còn kiêm luôn việc giải thích, tu vấn đến khách hàng khi tham gia bảo hiểm, nhờ vậy quan hệ giữa Ngân hàng - Khách hàng - Bảo hiểm sẽ thắt chặt hơn.Bản thân của Khách hàng cũng sẽ an tâm hơn khi vay vốn và mua bảo hiểm tại Agribank vì khi không may rủi ro xảy ra đến với mình thì vẫn còn Bảo hiểm đứng ra hỗ trợ cho khoản vay của mình, bớt gánh nặng cho gia đình và nguời thân.
Với mạng luới hệ thống rộng khắp và là Ngân hàng thuơng mại duy nhất Nhà Nuớc nắm giữ 100% vốn, Agribank có mối quan hệ với Chính quyền địa phuơng và các Cơ quan, tổ chức rất tốt, do vậy, việc triển khai Bancassurance qua Ngân hàng Agribank sẽ tranh thủ đuợc sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của tỉnh Bình Định là 1.486,9 nghìn nguời, trong đó có 474.587 nguời ở khu vực thành thị, chiếm 31,9% tổng dân số tỉnh và 1.012.331 nguời ở khu vực nông
49
thôn, chiếm 68,1%. Đây là nguồn khách hàng lớn và tiềm năng với ngân hàng có dư nợ hộ cá nhân và sản xuất lớn như Agribank Bình Định..
. Đến hết năm 2020, thông qua kênh hợp tác, đã có 260 tổ vay vốn được thành lập với 4.239 thành viên, tổng dư nợ cho vay qua tổ là hơn 270 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân là 19,65%..
Việc hợp tác với Hội Nông dân, Hội LHPN tỉnh trong thực hiện cho vay giúp Agribank CN Bình Định mở rộng địa bàn, bám sát thực tế nhu cầu của khách hàng để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tro ng quá trình triển khai, phía ngân hàng cải thiện quy trình, thủ tục cho vay ngày càng hoàn thiện, gọn nhẹ, hỗ trợ tối đa cho người vay vốn. Về phía khách hàng, tham gia vào tổ vay vốn có được những thuận lợi trong tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi; quá trình xét duyệt, thẩm định hồ sơ và giải ngân kịp thời; đảm bảo được nguồn vốn phục vụ đầu tư sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh kinh tế hộ gia đình..
Từ những kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020, Agribank CN Bình Định tiếp tục xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay qua tổ giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Agribank tiếp tục khai thác lợi thế về mạng lưới để triển khai cho vay đồng thời kết hợp phát triển dịch vụ đi kèm và bán chéo sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí cho cả ngân hàng lẫn khách hàng; đẩy mạnh triển khai cho vay theo mô hình chuỗi liên kết; tiếp tục củng cố các tổ vay vốn đã thành lập gắn liền với những mô hình sản xuất hiệu quả để nhân rộng... Phối hợp Hội Nông dân, Hội LHPN tổ chức các buổi đối thoại, tập huấn để nâng cao chuyên môn cho các tổ trưởng, phổ biến và tuyên truyền các chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi.. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Agribank CN Bình Định đặt mục tiêu phấn đấu dư nợ cho vay qua tổ bình quân hàng năm tối thiểu là 20%, tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5% tổng dư nợ cho vay qua tổ.
50
Với phương châm kinh doanh là "Mang phồn thịnh đến khách hàng", trong nhiều năm qua Agribank Bình Định không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm dịch vụ trên nền tảng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, phong cách phục vụ tận tình, chu đáo đã mang lại sự hài lòng đến với khách hàng. về mặt huy động vốn, đã có trên 40 sản phẩm tiền gửi với lãi suất và phương thức gửi tiền hấp dẫn, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, có nhiều sản phẩm tiền gửi đã thu hút được sự quan tâm và lựa chọn của khách hàng như: Tiết kiệm linh hoạt, Tiết kiệm an sinh,....
Để tri ân khách hàng cũng như thu hút nguồn vốn phục vụ cho vay nền kinh tế, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, Agribank Bình Định thường xuyên triển khai nhiều chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu giải thưởng có chương trình lên đến hàng tỷ đồng. Gần đây nhất, ngày 02/04/2018 Agribank Bình Định đã tổ chức lễ trao thưởng cho khách hàng Vũ Thị Ngọc (Hoài Nhơn, Bình Định) trúng giải đặc biệt 1 tỷ đồng khi tham gia chương trình tiết kiệm dự thưởng "Kỷ niệm 30 năm thành lập Agribank - May mắn nhân đôi"..
Không chỉ đi tiên phong trong hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt sứ mệnh "Tam nông", Agribank Bình Định còn là Mạnh Thường Quân rất tích cực trong các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội như: phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; tài trợ thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh; ủng hộ Quỹ Vì người nghèo; tặng nhà tình nghĩa cho người nghèo; giúp đỡ xã nghèo; tài trợ cho giáo dục, y tế; giúp đỡ đồng bào vùng bị thiên tai và nhiều hoạt động an sinh xã hội giàu ý nghĩa khác với số tiền ủng hộ hàng năm từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. “Sự nỗ lực cống hiến của Agribank Bình Định đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đánh giá cao, được tặng thưởng nhiều bằng khen, cờ thi đua của các cấp. Đặc biệt Agribank Bình Định đã vinh dự được
51
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen..
Cùng với việc mở ra nhiều chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank Bình Định liên tục cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đồng thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay gặp khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay..
Agribank Bình Định luôn gắn hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đặc biệt là phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hàng năm, Agribank Bình Định luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh ngày càng nâng cao.
Với lợi thế về mạng lưới giao dịch rộng, Agribank Bình Định là kênh chuyển tải vốn quan trọng đến với các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Agribank Bình Định đã chủ động tham mưu và cùng phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương, đặc biệt là các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ để triển khai mạnh mẽ, kịp thời các chương trình trọng điểm của Chính phủ, như: Chương trình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ; cho vay Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ; cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ9-CPcủa Chính phủ; cho vay hỗ trợ xây dựng nhà ở; cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và các chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất.
52
“Nhờ triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách, chuơng trình tín dụng, nên nhiều khách hàng, cả khách hàng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa đã tiếp cận đuợc nguồn vốn với lãi suất uu đãi để phát triển sản xuất, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen trên địa bàn nông thôn. Nhờ đó, nguời dân nông thôn có cơ hội nâng cao chất luợng cuộc sống từ chính mô hình sản xuất của gia đình.
Thông qua các chuơng trình nói trên, Agribank Bình Định đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phuơng, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tính đến cuối tháng 02/2021, nguồn vốn huy động của Agribank Bình Định đạt trên 19.000 tỷ đồng, tốc độ tăng truởng bình quân trong 5 năm gần đây đạt 18%/năm. Tổng du nợ đạt trên 11.300 tỷ đồng, trong đó du nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 80% tổng du nợ. Từ năm 1999 đến nay, từ khi triển khai chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ truơng của Chính phủ, Agribank Bình Định đã cho vay đến hàng triệu luợt khách hàng với doanh số cho vay đạt hơn 112.000 tỷ đồng..
Hiệu quả mang lại là đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phuơng theo huớng tích cực, tạo động lực cho công cuộc chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Giảm dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ giới hóa nông nghiệp ngày càng cao. Khi nông dân tiếp cận đuợc với nguồn vốn rẻ thì tình trạng vay tín dụng đen giảm mạnh, các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn ngày càng tốt hơn cả về chất lẫn về luợng.
Các chính sách của Agribank Bình Định đã tạo thuận lợi cho hầu hết hộ gia đình nông dân đuợc vay vốn mà không thực hiện biện pháp bảo đảm tiền