Khái quát về ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1042 phát triển dịch vụ NH dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 41)

2.1. Khái quát về ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam mà tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trước đây tên viết tắt là IncomBank, đến 5/2008 được đổi thành VietinBank) ra đời và đi vào hoạt động kể từ tháng 7/1988.

Trong quá trình phát triển với xuất phát điểm rất thấp trên mọi phương diện từ vốn, cơ sở vật chất, mạng lưới tổ chức, cán bộ nhân viên với trình độ thấp hầu hết được đào tạo trong cơ chế bao cấp. Tuy vậy, Ngân hàng Công thương Việt nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức từng bước phát triển và tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế và đã đạt nhiệu thành tựu to lớn trên các phương diện.

Quá trình phát triển của NHTMCP Công thương Việt nam có thể chia làm 4 giai đoạn cơ bản:

* Giai đoạn 1 (Từ 7/1988 đến cuối 1990)

Ngân hàng Công thương được thành lập trên cơ sở tách ra từ một bộ phận tín dụng công thương của NHNN. Bộ máy Ngân hàng Công thương Trung ương chủ yếu gồm 2 Vụ (Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp), các chi nhánh được thành lập trên cơ sở Phòng Tín dụng Công thương nghiệp-NHNN tỉnh, thành phố và một số chi nhánh NHNN Quận, huyện, thị xã - nơi có kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ phát triển.

Đây cũng là giai đoạn bắt đầu triển khai mô hình mới theo hệ thống ngân hàng 2 cấp nên hệ thống văn bản pháp lý và cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất yếu kém, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo lại, với hoạt động kinh doanh thuần túy là cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam.

* Giai đoạn 2 (Từ 1991 đến 1996).

Tháng 11/1990 Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực thi hành. Điều này đã đánh dấu sự phân định rõ rằng về chức năng của NHNN là quản lý Nhà nước và các Ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh doanh. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch HĐBT (Nay là Thủ Tướng Chính phủ) đã ký Quyết định 402 QĐ thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam. Điều này đã khẳng định vị trí và tư cách Pháp lý của Ngân hàng Công thương Việt Nam là một Ngân hàng có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có các thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

* Giai đoạn 3 (Từ 9/1996 đến 12/2008)

Ngân hàng Công thương được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định 285/QĐ-NHNN5 ngày 21/9/1996 của Thống đốc NHNN và được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt. Từ năm 2001, Ngân hàng Công thương Việt Nam tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Công thương được Chính phủ phê duyệt, nhằm chuẩn bị các điều kiện cho tiến trình hội nhập quốc tế và trong khu vực, chuẩn bị thực hiện các thủ tục để cổ phần hóa chính thức.

Ngày 15/4/2008, thương hiệu IncomBank của Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức đươc đổi thành VietinBank và được đăng ký bản quyền quốc tế, được hiện diện ở khắp nơi, dần khẳng định thương hiệu của mình.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp và Tổng công ty Nhà nước, ngày 25/12/2008 Ngân hàng Công thương đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần ra công chúng. Ngày 3/7/2009 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chính thức được thành lập lại theo giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN và Giấy Chúng nhận Đăng

ký kinh doanh số 0103038874 của Sơ Ke hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, Ngân hàng VietinBank đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh, thu nhập của cán bộ và người lao động được tăng đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh te.

Vietinbank là NHTM hàng đầu tại Việt Nam, có tổng tài sản lớn, chiem thị phần cao trên thị trường tài chính Ngân hàng ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục hàng năm trên dưới 20% . Tính đến 31/12/2012 Tổng tài sản có của VietinBank lên tới gần 500 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 25 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ khoảng gần 20 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn huy động đạt trên 300 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay kinh doanh đạt gần 300 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận toàn hệ thống đạt trên 4 nghìn tỷ đồng, là ngân hàng đứng hàng đầu hệ thống các NHTM Việt Nam.

Cùng với việc lựa chọn 2 đối tác chiến lược là IFC và Nova Scotia Bank, VietinBank không ngừng thay đổi hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ theo hướng hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa theo thông lệ kinh doanh ngân hàng quốc tế.

Đầu tháng 1/2011, VietinBank chính thức bán 10% vốn điều lệ cho Quỹ cấp vốn Ngân hàng IFC và Tổ chức tài chính quốc tế IFC.

Một phần của tài liệu 1042 phát triển dịch vụ NH dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w