Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1041 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

Với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN vừa là người đề ra các quy định, vừa là người theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện các quy định đó. Đồng thời, với vị trí là đầu mối của các NHTM, NHNN cũng thực hiện vai trò trung gian thanh toán cho các NHTM, các TCTD cũng như lập ra các trung tâm thanh toán bù trừ. Để thúc đẩy vai trò đó của mình, NHNN cần giải quyết một số vấn đề:

- NHNN với vai trò là cơ quan quản lý trực tiếp đưa ra những thay đổi trong chính sách, cơ chế gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM, NHNN nên nhanh chóng xây dựng danh mục các dịch vụ mà ngân hàng cũng như các tổ chức khác được phép cung cấp và cập nhật hàng năm phù hợp với thông lệ quốc tế và trình độ phát triển của ngành ngân hàng cũng như phù hợp với việc đảm bảo an toàn hệ thống.

- Tăng cường khung pháp lý và kiểm soát, tập trung vào việc cải thiện khả năng giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với Ngân hàng TMCP Ngoại ThươngViệt Nam cũng như SGD, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để xác định một cách rõ ràng về sự an toàn và lành mạnh của các nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng, cải tiến các tiêu chuẩn kế toán và thực hiện kiểm toán hàng năm do các công ty kiểm toán độc lập tiến hành, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng giúp cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại được cải thiện và hội nhập được với thị trường tài chính thế giới.

- Xây dựng các cơ chế, quy chế đảm bảo an toàn cho hệ thống các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như Cơ chế quản trị rủi ro, kiểm toán ngân hàng, cơ chế thanh tra giám sát.

- Xây dựng các quy trình, quy định, văn bản huớng dẫn nghiệp vụ ngân hàng cho phù hợp với nền kinh tế, nhất là đối với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà các ngân hàng thuơng mại đang thực hiện; trang bị những kiến thức liên quan tới các nghiệp vụ mới thanh toán online, E- banking... để từ đó có thể phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngang tầm với khu vực và thế giới.

- Ngân hàng Nhà nuớc cần đua ra một thang đo tiêu chuẩn về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Việc đưa ra các tiêu chuẩn này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại đánh giá được chất lượng dịch vụ của mình.

- Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt kỹ thuật như: tư vấn, thông tin về công nghệ, tình hình và định hướng phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm bớt chi phí trung gian và các chi phí khác có liên quan đến quá trình tìm hiểu, lựa chọn công nghệ,. Qua đó đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán của hệ thống các ngân hàng.

- Ngân hàng nhà nước có thể hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển công nghệ dưới hình thức cho vay đầu tư phát triển công nghệ với lãi suất thấp hoặc tạo điều kiện hơn nữa cho các ngân hàng thương mại tiếp cận được với nguồn vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài.

- Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên tổ chức các khoá học, đào tạo, hội thảo về séc, thẻ ngân hàng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cùng tham gia, phối hợp với các trường đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, từ đó có thể giải quyết các vấn đề khó khăn thực tiễn phát sinh cả về nghiệp vụ, giải pháp kỹ thuật.

- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về chuyên môn, nắm chắc kỹ thuật tin học để phục vụ hiện đại hoá công tác thanh toán của NHNN và làm tư vấn cho các NHTM thành viên.

Một phần của tài liệu 1041 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)