Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ThươngViệt Nam

Một phần của tài liệu 1041 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 99)

Nam

VCB - Sở giao dịch là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại ThươngViệt Nam, nên để đảm bảo cho sự phát triển của các Chi nhánh nói chung và SGD nói riêng, Ngân hàng TMCP Ngoại ThươngViệt Nam cần có sự chỉ đạo cũng như sự hỗ trợ kịp thời về các mặt ngoài khả năng của SGD:

Hỗ trợ SGD trong việc hoàn thành, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các thủ tục pháp lý cũng như các quy định, các quy trình nghiệp vụ tại SGD sao cho phù hợp với các giao dịch thanh toán thực tế để giúp cho ban lãnh đạo cũng như các thanh toán viên có căn cứ và thuận tiện khi thực hiện nghiệp vụ của mình.

Đối với dự án lớn về phát triển dịch vụ mới như phát hành thẻ tín dụng, hoàn thiện hệ thống ATM, mở rộng phạm vi thanh toán thẻ ATM.Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nên hỗ trợ một phần kinh phí để đảm bảo khả năng tài chính cho các dự án đó.

Hỗ trợ SGD trong công tác đào tạo chuyên sâu về các hình thức NHBL cho cán bộ nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo (ngắn hạn, dài hạn, trong nước, nước ngoài), hội thảo về các hình thức NHBL để các cán bộ có điều kiện cùng tham gia.

Tạo điều kiện để hoạt động thanh toán của toàn hệ thống cũng như của SGD ngày càng được nâng cao, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có thể hỗ trợ SGD về cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng.

Đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, phát triển các điểm đặt autobank đáp ứng nhu cầu tự phục vụ của khách hàng. Do khả năng cung ứng dịch vụ cho người sử dụng thẻ còn chưa được phổ biến trong tầng lớp dân cư, trong khi VCB mới chỉ kết nối Banknet, Smartlink với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn nên việc thanh toán, chuyển khoản giữa VCB với một số

ngân hàng khác chưa thực hiện được. Vì vậy VCB cần chủ động, tích cực phối hợp với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để việc thanh toán qua thẻ được dễ dàng và thuận tiện hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng hoạt động dịch vụ NHBL tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cũng như một vài kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng TMCP Ngoại Thương để từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ NHBL. Thông qua nghiên cứu đánh giá và đưa ra những đề xuất kiến nghị trên, tuy còn mang tính chủ quan, nhưng người viết hy vọng nó sẽ đóng góp phần nào trong công tác khắc phục những tồn tại trong hoạt động dịch vụ NHBL, qua đó tạo tiền đề phát triển cho vay đối với khu vực doanh nghiệp này tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương thời gian tới.

KẾT LUẬN

Thực trạng dịch vụ NHBL đang là một trong những yêu cầu cấp bách trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế hoạt động dịch vụ NHBL tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng, luận văn đã đua ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu với hy vọng giải quyết phần nào những vuớng mắc nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng. Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về thực trạng dịch vụ NHBL tại ngân hàng thuơng mại. Đồng thời, luận văn cũng phân tích các nhân tố ảnh huởng đến công tác phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng thuơng mại để thấy đuợc tầm quan trọng của từng nhân tố đối với dịch vụ NHBL.

Thứ hai, luận văn đã giới thiệu chung về SGD Vietcombank, những yếu tố ảnh huởng đến phát triển NHBL tại SGD. Sau đó, phân tích thực trạng phát triển hoạt động dịch vụ NHBL tại SGD Vietcombank trong giai đoạn từ 2012 đến tháng 6/2015. Từ đó rút ra những vấn đề tồn tại, những vấn đề cần phải tiếp tục xử lý và nguyên nhân ảnh huởng tới công tác phát triển dịch vụ NHBL của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng.

Thứ ba, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động dịch vụ NHBL tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng. Các giải pháp đều có tính khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm phục vụ cho công tác phát triển dịch vụ NHBL tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng.

Thứ tư, tác giả đua ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nuớc và Ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam liên quan đến việc hoạch định ban hành các chính sách tạo điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam nói chung và SGD Vietcombank nói riêng.

Phát triển dịch vụ NHBL là vấn đề đang được các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như hầu hết khách hàng sử dụng dịch vụ quan tâm. Vì vậy, với mong muốn góp phần đưa hoạt động dịch vụ NHBL tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày càng phát triển, tác giả đã cố gắng dành thời gian nghiên cứu cho đề tài. Tuy nhiên, với sự giới hạn về kiến thức và kinh nghiệm công tác của bản thân nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

1. Luật Doanh nghiệp do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005

2. Luật Các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010 3. Luật Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam do Quốc hội ban hành ngày

16/06/2010

4. Perer S.Rose, Quản trị Ngân hàng thuơng mại (2001) - Nhà xuất bản tài chính 5. Giáo trình ngân hàng thuơng mại (2009) - Tô Ngọc Hung - NXB Thống

kê, Truờng học viện Ngân hàng

6. Ngân hàng thuơng mại, tác giả Edward W.Reed, PhD và Edward K.Gill, PhD. 7. Tiền tệ ngân hàng và thị truờng tài chính. - Fredenic S.Mishkin - NXB

Khoa học - kỹ thuật 1999.

8. Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở - Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến - NXB Thống kê.

9. Quản trị ngân hàng thuơng mại - PGS, PTS Lê Văn Tề và ThS Nguyễn Thị Xuân Liễu - NXB Thống kê.

10.Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nguyễn Văn Tiến 200, NXB Thống kê Hà Nội.

11.Phân tích tài chính doanh nghiệp - JOSETTEPEYRARD - Nhà xuất bản thống kê 1997.

12.Giáo trình Ngân hàng thuơng mại - Ts. Phan Thị Thu Hà, NXB Thống kê 13.Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - PGS

Nguyễn Quốc việt - NXB Chính trị Quốc Gia.

14.Marketing Ngân hàng - Nguyễn Thị Minh Hiền - NXB Thống kê.

15.Dịch vụ ngân hàng hiện đại - Nguyễn Thị Quy (2008) - NXB Khoa học xã hội.

16.Bồi duỡng nghiệp vụ cán bộ bán lẻ - SGD Vietcombank năm 2013.

Một phần của tài liệu 1041 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 99)