Kinh nghiệm phát triển phát triển dịch vụphi tín dụngcủa Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1082 phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM cổ phấn đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm và bài học cho BIDV - Chi nhánh Hà Nội.

1.3.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong — Chi nhánh HoànKiếm Kiếm

Những năm gần đây, các ngân hàng đều quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đẩy mạnh hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, trong đó khơng thể khơng nhắc đến Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).

Là một trong những chi nhánh lớn nhất hệ thống, TPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm phát huy rất tốt nguồn lực của hệ thống. Tận dụng lợi thế về ngân hàng số, với những tiện ích như giao dịch mọi lúc mọi nơi 24/7 với LiveBank, rút tiền bằng vân tay hay nhận diện khách hàng bằng giọng nói..., Chi nhánh Hồn Kiếm đã thu được lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng năm 2018 tăng gấp 2 lần so với năm 2017.

Trong một thời gian ngắn, nhờ có sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử mà số lượng khách hàng cá nhân của TPBank - Chi nhánh Hồn Kiếm tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở tầng lớp trẻ tuổi, nhờ đó Chi nhánh có một vị thế rất tốt trong việc chào khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.

Bên cạnh những sản phẩm, chương trình ưu đãi hấp dẫn dành, thì dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng tại chi nhánh Hoàn Kiếm được khách hàng đánh giá rất cao. Vì vậy chi nhánh thường ln có một lượng khách hàng mới ổn định nhờ sự giới thiệu từ các khách hàng cũ. Số lượng thẻ ATM, thẻ ghi nợ của Chi nhánh năm 2018 tăng gấp 6 lần so với tồn thị trường, góp phần giúp TPBank trở thành một trong ba ngân hàng đứng đầu về tốc độ phát triển thẻ.

TPBank - Chi nhánh Hồn Kiếm đã khơn ngoan xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa để trở thành ngân hàng đáng tin cậy nhất trong lịng nhóm khách hàng này.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với BIDV — Chi nhánh Hà Nội

Từ những phương thức triển khai về phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hồn Kiếm, chúng ta có thể khái quát và rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo đối với BIDV - Chi nhánh Hà Nội như sau:

- Đẩy mạnh tiếp thị dịch vụ ngân hàng điện tử đến với khách hàng.

- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển và nâng cao năng lực quản trị điều hành và tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng. Giúp các dịch vụ của ngân hàng đến gần hơn với khách hàng cũng như giúp khách hàng nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các dịch vụ Ngân hàng,...

- Có chính sách khách hàng đúng đắn. Trong đó, cần chú trọng xây dựng, phát triển thơng tin khách hàng để mở rộng khách hàng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng an toàn, hiệu quả. Chú trọng đối với nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng và chuyên biệt của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển.

Ket luận chương 1

Trong Chương 1, phần tổng quan về dịch vụ phi tín dụng của luận văn trình bày khái niệm dịch vụ phi tín dụng, phát triển dịch tín dụng (phát triển quy mơ và chất lượng dịch vụ), kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng và bài học cho BIDV - Chi nhánh Hà Nội. Luận văn đề cập đến những vai trị của dịch vụ phi tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại, cũng như tính tất yếu của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM. Luận văn cũng đề cập tới những yêu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng, từ những yếu tố xuất phát từ phía ngân hàng đến những yếu tố xuất phát từ mơi trường bên ngồi. Những lý luận nêu trên hình thành cơ sở lý luận nhằm định hướng cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

thương mại quốc doanh sang hoạt động của ngân hàng thương mại, tuân thủ các

nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa kinh tế, Chi nhánh được đổi tiên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.

Giai đoạn 2012 - nay: đây là giai đoạn cổ phần hóa của rất nhiều doanh nghiệp nhà nước, và BIDV cũng là một trong số đó. Tháng 4/2012, BIDV chính

29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày 26/04/1957 dưới cái tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, và sau đó 31 ngày, Chi hàng Kiến thiết thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 233-NĐ- CP/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính, nay là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.

BIDV - Chi nhánh Hà Nội là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phục vụ các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và các cá nhân thuộc mọi tầng lớp dân cư, cung cấp đầy đủ các dịch vụ về cho vay, huy động vốn, bảo lãnh, chuyển tiền...

Là một trong sáu chi nhánh hạng đặc biệt trực thuộc BIDV, BIDV Chi nhánh Hà Nội có trụ sở tại địa chỉ: Số 4B, Lê Thánh Tông. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV - CN Hà Nội cũng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của BIDV đã có những tên gọi khác nhau, mỗi một tên gọi đều gắn liền với một chặng đường phát triển của Chi nhánh.

Từ khi thành lập năm 1957 đến năm 1981: Với tên gọi là Chi hàng Kiến thiết thành phố Hà Nội. Chi nhánh ra đời khi đất nước còn chiến tranh, với nhiệm vụ chính là cấp phát vốn phục vụ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam.

Bước sang giai đoạn mới từ năm 1981 đến năm 1990, Chi hàng Kiến thiết thành phố Hà Nội được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. Khơng chỉ cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản, dịng vốn của Chi nhánh đã hỗ trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp xây lắp, giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng và cải tiến năng lực sản xuất.

Trải qua 63 năm xây dựng và phát triển, BIDV - Chi nhánh Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng rất nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba....

BIDV - Chi nhánh Hà Nội có chức năng như một NHTM. Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, các đơn vị trực thuộc đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, huy động vốn và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.

2.1.1. Mơ hình tổ chức

Tổ chức bộ máy của BIDV - Chi nhánh Hà Nội bao gồm: Ban Giám đốc với 1 Giám đốc và 7 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 19 phòng nghiệp vụ, cụ thể như sau:

BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc, Phó Giám đốc Khối trực thuộc Khối Quản lý nội bộ Khối Quản lý khách hàng Khối Tác nghiệp Khối Quản lý rủi ro PGD Lý Thái Tổ PGD Đinh Tiên Hồng PGD Hàng Chuối PGD Phùng Hưng Phịng KHTC Phịng TCNS Văn phịng Phịng KHDN1 Phịng KHDN2 Phịng KHDN3 Phịng KHDN4 Phịng KHDN5 Phịng KHCN1 Phịng KHCN2 Phịng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Quản lý rủi ro

Số dư Số dư Tăng

trưởng Số dư trưởngTăng

Giữa các phòng, đơn vị của chi nhánh có quan hệ mật thiết với nhau. Các phòng, đơn vị phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ được diễn ra thơng suốt, hiệu quả. Quy trình làm việc trong nội bộ chi nhánh được tiến hành như một dây chuyền mà mỗi đơn vụ là một mắt xích.

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV — Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019

Kinh tế thế giới giai đoạn 2016 - 2018 phục hồi khả quan sau cuộc suy thối tồn cầu từ năm 2008, nhưng với nhiều biến động từ sự thay đổi của các chính sách tài chính tiền tệ, biến động chính trị, xu hướng chống tồn cầu hóa, bảo hộ thương mại và giá dầu. Đặc biệt nền kinh tế thế giới năm 2019 diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ ở mức 2,9-3,0% (thấp hơn mức 3,6% năm 2018) do tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, tiến trình Brexit khó dự báo, xung đột địa chính trị tại Trung Đơng và tình trạng tăng trưởng giảm tốc tại một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc và EU. Do vậy, trong giai đoạn này, các NHTM nói chung và BIDV - Chi nhánh Hà Nội nói riêng phải tăng cường mở rộng thị phần và tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tìm kiếm lợi nhuận. BIDV - Chi nhánh Hà Nội với sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể đội ngũ CBCNV đã và đang đạt được một số thành tựu nhất định trong giai đoạn 2017 - 2019 như sau:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Đối với mỗi NHTM, nguồn vốn đóng vai trị quan trọng mang tính quyết định đến quy mô, phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh. Nếu như những năm trước đây, công tác huy động nguồn vốn chủ yếu thông qua các sản phẩm tiền gửi thơng thường thì đến nay, BIDV - Chi nhánh Hà Nội đã mở rộng và triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn khác như tiền gửi tích lũy, tiền gửi an sinh, tiết kiệm dự thưởng, tích lũy bảo an,... với nhiều kỳ hạn khác nhau và phương thức trả lãi linh hoạt và đặc biệt năm 2019 Chi nhánh Hà Nội đã tìm kiếm và tận dụng cơ hội với sản phẩm trái phiếu tang vốn của BIDV. Khách hàng khơng cịn cần phải đến ngân hàng để thực hiện gửi tiền mà có thể thực hiện ngay trên các thiết bị thơng minh khách hàng đang sử dụng.

Vì vậy, sau những nỗ lực nêu trên, nguồn vốn huy động của BIDV - Chi nhánh Hà Nội đã khơng ngừng tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn

2017 - 2019

2 0 3 % - Không kỳ hạn: 4.50 0 4.99 5 11% 3.06 9 - 39% - Có kỳ hạn 16.72 2 5 17.92 7% 4 29.90 % 61 Theo nhóm KH 21.22 2 22.92 0 8% 31.97 3 39,5 % - ĐCTC 6.99 2 2.39 9 -66% 8.30 4 241,6 % - TCKT 7.89 6 0 12.16 54% 4 14.71 21,1% - Cá nhân 6.33 4 8.36 1 32% 8.95 5 7,1 %

Theo loại tiền 21.22

2 0 22.92 8% 3 31.97 % 39,5

- Nội tệ 19.62

7 0 21.59 |0

(% 30.02

1 % 39

- Ngoại tệ (quy đổi) 1.59 5 1.33 0 -24% 1.95 2 47 %

Trong giai đoạn 2017 - 2019, chỉ tiêu nguồn vốn huy động của chi nhánh phát triển tăng cả về số dư tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng. Tính đến thời điểm 31/12/2019, nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đạt 31.973 tỷ đồng, tăng 10.751 tỷ đồng tương đương tăng 50,7% so với năm 2017 hồn thành 284% kế hoạch, đóng góp 3% (tăng thêm 0,6%) trong tổng quy mơ của hệ thống, xếp vị trí thứ 3 tồn hệ thống, tăng thêm 1 bậc so với thực hiện năm 2018. Để đạt được kết quả trên, ngoài việc chào bán các sản phẩm tiền gửi truyền thống, Chi nhánh đã tìm kiếm và tận

dụng cơ hội với sản phẩm trái phiếu tăng vốn năm 2019 của BIDV và chào bán thành công 465 tỷ trái phiếu ở cả 03 dải kỳ hạn (6 năm, 7 năm, 10 năm) hoàn thành 94% kế hoạch được giao (nếu tính cả số dư trái phiếu ghi nhận cho Sở giao dịch 1, chi nhánh hoàn thành 104% KH năm).

- về cơ cấu huy động vốn:

Phân loại theo nhóm khách hàng: Năm 2019, Nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 46,1% tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh, tăng trưởng 21,1% so với năm 2018). Xếp sau đó là nguồn huy động vốn đến từ các ĐCTC và cá nhân. ĐCTC - TCKT - Dân cư tại thời điểm 31/12/2019 lần lượt là 26% - 46% - 28%, trong đó: (i) HĐV ĐCTC tăng trưởng mạnh mẽ 241%, góp phần gia tăng tỷ trọng HĐV từ nhóm khách hàng này thêm 16% so với năm 2018, đặc biệt là khách hàng BHXH tiếp tục giữ vững quy mô tiền gửi lớn tại BIDV Hà Nội lên tới 8.200 tỷ; (ii) HĐV TCKT tăng trưởng mạnh, đạt 21,1%, quy mơ HĐV của nhóm này tăng thêm 2.554 tỷ đồng; (iii) HĐV dân cư tăng trưởng 7,1%, tỷ trọng đóng góp của nhóm khách hàng này là 28%, giảm 8% so với tỷ trọng năm 2018. Nguồn vốn huy động từ TCKT luôn giữ được tỷ trọng lớn, duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, còn từ ĐCTC và khách hàng cá nhân tỷ trọng lại khơng có sự ổn định.

Phân loại theo kỳ hạn nguồn vốn: Tính đến thời điểm 31/12/2019, nguồn vốn huy động có kỳ hạn của BIDV - Chi nhánh Hà Nội là nguồn huy động chủ yếu với 29.904 tỷ đồng, chiếm 93,5% tổng cơ cấu nguồn vốn huy động, tốc độ tăng đạt 61% so với năm 2017; nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 3.069 tỷ đồng, chiếm 6,5% tổng nguồn vốn huy động, giảm mạnh 39% so với năm 2018. tỷ trọng Huy động vốn không kỳ hạn/Tổng nguồn vốn trong năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018 là do trong năm 2019 Bảo hiểm xã hội chuyển toàn bộ nguồn huy động vốn khơng kỳ hạn sang có kỳ hạn; huy động vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu 65,6%. Với cơ cấu kỳ hạn này Nim huy động vốn của Chi nhánh đạt mức 1,74% mặc dù giảm so

với năm 2018 (1,95%) nhưng vẫn cao hơn mức bình quân chung của địa bàn Hà Nội (1,72%). Trong nguồn vốn không kỳ hạn, tốc độ tăng nguồn vốn của các TCKT xu hướng tăng nhanh hơn các cá nhân; nguyên nhân là bởi nhu cầu giao dịch thông qua tài khoản thanh toán tiền để phục vụ hoạt động SXKD của các TCKT là cao hơn so với các cá nhân; chính vì thế, số lượng huy động vốn không kỳ hạn của các TCKT sẽ gia tăng nhanh hơn so với khối KHCN. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trung và dài hạn là các nguồn có tính ổn định, được các NHTM ưa thích sử dụng trong q trình hoạt động nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với các nguồn ngắn hạn khác (thơng thường có kỳ hạn từ 03 đến 12 tháng). Nguyên nhân lý giải cho điều này là do trên địa bàn thành phố hiện nay có rất nhiều ngân hàng khác nhau. Đặc biệt các ngân hàng cổ phần khơng có vốn nhà nước thu hút nguồn huy động bằng cách cạnh tranh về giá, các ngân hàng này luôn chào khách hàng bằng lãi suất rất hấp dẫn mà các ngân hàng như BIDV không thể cạnh tranh được.

Phân loại theo loại tiền tệ: Các nguồn huy động từ đồng Việt Nam (VNĐ) chiếm tỷ trọng lớn và chủ đạo trong cơ cấu nguồn huy động. Tính đến thời điểm 31/12/2019, nguồn huy động VNĐ đạt 30.021 tỷ đồng, chiếm 93,89% tổng nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh. Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chỉ chiếm cơ cấu rất nhỏ (trong khoảng từ 1-6% cơ cấu huy động vốn). Nguyên nhân là do từ năm 2017, các chính sách quản lý ngoại hối của NHNN làm cho tỷ giá ngoại tệ được giữ ổn định, đồng thời lãi suất tiền gửi bằng đồng Đô-la Mỹ gần như bằng 0%/năm, trong

Một phần của tài liệu 1082 phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM cổ phấn đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w