Giải pháp cụ thể về sự phát triển từng loại hình dịch vụphi tín

Một phần của tài liệu 1082 phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM cổ phấn đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

3.2.2.1. Dịch vụ thanh toán

a) Dịch vụ thanh toán trong nước

Phát triển đa dạng các DV, tập trung đẩy mạnh các DV mang lại hiệu quả cao. Nâng cao chất lượng DV thông qua cải tiến qui trình nghiệp vụ theo hướng tăng khả năng tự động hóa và nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ bổ sung tiện ích, đơn giản hóa các thủ tục, thuận tiện cho khách hàng, đưa thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ khi khách hàng sử dụng DVNH.

Cần tìm hiểu các khách hàng tiềm năng trên địa bàn có quy mô và khối lượng thanh toán lớn nhưng chưa biết đến và chưa sử dụng dịch vụ thanh toán của BIDV - Chi nhánh Hà Nội. Cử cán bộ trực tiếp đến marketing và giới thiệu các gói dịch vụ của ngân hàng

b) Dịch vụ thanh toán quốc tế

Chi nhánh phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực tốt, am hiểu thị trường, tập quán kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đẩy mạnh phát triển các DVPTD mới, các DVPTD trọn gói trong thanh toán quốc tế cho các khách hàng như các DVPTD kết hợp giữa thanh toán quốc tế - kinh doanh ngoại tệ.

3.2.2.2. Dịch vụ thẻ

Cần khắc phục ngay những hạn chế, tồn tại của hệ thống máy ATM như lỗi đường truyền, lỗi phần cứng khiến máy ATM tạm ngừng phục vụ. Bởi những lỗi này có thể dẫn đến tình trạng có những khách hàng đến rút tiền, giao dịch thành công nhưng tiền không ra, hoặc ra nhưng sai lệch số tiền, ... Thực hiện kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng máy ATM thường xuyên, định kỳ để kịp thời phát hiện những sai sót, lỗi thiết bị đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng.

Tăng cường tiếp cận và lắp đặt POS tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, văn phòng các công ty du lịch, ...gia tăng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

3.2.2.3. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối

Cần tăng cường và mở rộng mối liên hệ chặt chẽ với khối khách hàng doanh nghiệp để tăng doanh số, chênh lệch từ các giao dịch ngoại hối của BIDV - Chi nhánh Hà Nội, đặc biệt là tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phát triển quan hệ với một số khách hàng lớn có nhu cầu giao dịch ngoại tệ với khối lượng lớn nhằm tăng thị phần của BIDV - Chi nhánh Hà Nội trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Cần đưa ra chính sách khách hàng và sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro và hiệu quả kinh doanh của cả ngân hàng và khách hàng. Đặc biệt là các sản phẩm phái sinh ngoại tệ. Liên kết với các Công ty xuất khẩu lao động, cung ứng lao động quốc tế để thu hút nguồn vốn. BIDV cần có chương trình giới thiệu dịch vụ Western Union với người đi lao động nước ngoài, tu nghiệp sinh và có những chính sách ưu đãi đối với người thân của những lao động, tu nghiệp sinh đó khi nhận kiều hối tại các Chi nhánh của BIDV.

quyền cho các phòng nghiệp vụ được sử dụng các phầm mềm theo dõi tý giá để các nhân viên chi nhánh có thể linh hoạt trong việc chào tỷ giá khách hàng, thiết kể sản phẩm mua bán ngoại tệ giúp tiết giảm thời gian thực hiện một giao dịch.

Đẩy mạnh phát triển và nâng cao nguồn nhân lực hoạt động trong mảng tài trợ thương mại của Ngân hàng để thu hút các doanh nghiệp tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu hợp tác với ngân hàng, tạo cơ sở tăng doanh thu về mua bán ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế.

3.2.2.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử

- Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động DVNH điện tử mà một số NH đã và đang phát triển theo hướng ngày càng tiện ích. Giống như các DVPTD khác, để phát triển thì ngân hàng cần quan tâm đến công nghệ, an toàn và bảo mật, các biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng khai thác DV, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình; hoàn thiện các qui trình nghiệp vụ; đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro.

- Về công nghệ: cần áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến,có sự điều chỉnh và đổi mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển của NH điện tử. Chi nhánh có thể tìm kiếm, chia sẻ, lựa chọn những công nghệ tiên tiến thông qua các hội thảo, triển lãm. Đó là cơ hội để các doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ những công nghệ tiên tiến, góp phần phát triển dịch vụ NH điện tử.

- Về an toàn bảo mật: Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, NH có thể sử dụng nhiều công nghệ cao để nâng cao tính bảo mật thông tin cho khách hàng. Ngoài giải pháp mã hoá dữ liệu điện tử thì có thể bảo mật thông tin bằng chữ ký điện tử, mật mã hoá/giải mã trên mạng bằng thuật toán tiên tiến, quản lý khóa theo trật tự cấp bậc, áp dụng các chính sách an toàn dữ liệu...

3.2.2.5. Dịch vụ ngân quỹ

Ngoài các DVPTD hiện hữu như kiểm, đếm, thu, chi hộ theo yêu cầu của khách hàng thì Chi nhánh cần triển khai thêm các dịch vụ như cho thuê két sắt và thu, chi hộ tiền mặt lưu động tại các địa chỉ cá nhân, đảm bảo số dư đủ lớn để thực hiện giao dịch. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của người dân càng

cao. Làm được điều đó Chi nhánh vừa tăng mức độ thân thiết với ngân hàng vừa tăng trưởng được lượng tiền không kỳ hạn với chi phí thấp. Để thu hút DVPTD này, Chi nhánh cần phải đảm bảo bốn yếu tố sau: Hiện đại, an toàn, tiện ích và riêng tư.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích các NH mở rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, đồng thời có những quy định biện pháp Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt.

- Nâng cấp, mở rộng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nhanh chóng thành lập trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia thống nhất trong cả nước, cho phép kết nối mạng sử dụng máy ATM chung cho các NHTM trên toàn quốc, từ đó thống nhất mức thu phí DV thẻ giữa các NH, qua đó tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa DV thẻ tại VN và cũng góp phần đẩy nhanh việc giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

- Nghiên cứu, đánh giá cơ chế quản lý dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam hiện nay theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) về các nguyên tắc chung đối với các dịch vụ chuyển tiền quốc tế; trong đó bao gồm việc rà soát và xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp đảm bảo tính rõ ràng và thống nhất. Giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn cho các hệ thống thanh toán theo các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế

- Nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ, gắn điều hành lãi suất và tỷ giá theo cơ chế thị trường. Nâng cao năng lực kiểm tra giám sát của NHNN thông qua việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Đồng thời phát huy vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của các ngân hàng.

- Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng bằng việc mở rộng phạm vi và thời gian thanh toán. Hiện tại hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng còn bị hạn chế nhiều về thời gian nhận và xử lý lệnh.

- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo trong việc tổ chức liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng thương mại trong cả nước nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

- Có giải pháp chiến lược đảm bảo sự hợp tác có hiệu quả giữa các NHTM VN trong phát triển DVNH nói chung và DVNH cho khu vực nông thôn nói riêng khi VN thực hiện mô hình tăng trưởng bền vững từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, mà đầu mối có thể là NHNN và Hiệp hội NH VN.

3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Thứ nhất, nghiên cứu và triển khai cải tiến, nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ hiện có như:

- Sớm ổn định hệ thống thanh toán, ATM, thanh toán 24/7,... tránh tình trạng đứt mạng, lỗi hệ thống.

- Đẩy nhanh tốc độ xử lý của chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng đặc biệt vào những giờ cao điểm.

- Tăng tính năng và tiện ích và cải thiện kết nối cho thiết bị POS: gia tăng loại thẻ chấp nhận thanh toán, ổn định đường truyền kết nối cho thiết bị, thiết kế nhỏ gọn dễ dùng hơn.

- BIDV cũng cần đẩy mạnh công tác marketing nhằm khuyếch trương, quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng qua các phương tiện thông tin và truyền thông, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng và chế độ chăm sóc khách hàng sau bán hàng, cụ thể:

+ Xây dựng kế hoạnh và tổ chức triển khai chương trình Marketing đối với các sản phẩm thế mạnh, các sản phẩm mới của BIDV như dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, Smart Banking, dịch vụ thẻ và các dịch vụ gia tăng trên thẻ ATM . . .

+ Xây dựng các tài liệu giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới.

thống tờ rơi, trang phục, phong cách thái độ của cán bộ trực tiếp làm công tác dịch vụ, hướng tới một hình ảnh thống nhất trên toàn hệ thống.

+ Hiện nay BIDV đã thực hiện tiếp quỹ ATM tập trung, với cấp độ quản lý cao hơn, BIDV có thể liên kết với các ngân hàng khác để thành lập các “ngân hàng tự động”, tại đó có tập trung nhiều máy ATM của nhiều ngân hàng, phân bổ đều trên các địa bàn, và mỗi địa điểm sẽ có sơ đồ chỉ dẫn khách hàng đến với các địa điểm khác nếu cần.

+ Khi có dịch vụ mới ra đời, các Ban trên Hội sở BIDV nên phối hợp để có văn bản hướng dẫn thống nhất, kịp thời, giúp các chi nhánh có thể nắm được cách triển khai sản phẩm cũng như hạch toán, quản lý sự phát triển của sản phẩm đó.

Thứ hai, BIDV nên sớm ban hành văn bản hướng dẫn tới các chi nhánh để các chi nhánh có căn cứ thực hiện để tránh gây phiền hà cho khách hàng khi có các văn bản pháp luật mới do Chính Phủ hoặc NHNN ban hành có liên quan đến hoạt động ngân hàng, điển hình là các văn bản pháp luật liên quan đến thuế của các loại phí dịch vụ.

Thứ ba, BIDV cần tiếp tục thực hiện phân công và triển khai các chỉ đạo cụ thể và phối hợp với các đơn vị thành viên trong quá trình triển khai các nội dung của thỏa thuận hợp tác toàn diện với các tập đoàn, các tổng công ty để tăng cường khả năng hợp tác của các chi nhánh với các đơn vị thành viên, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tiếp thị và bán chéo sản phẩm.

Thứ tư, nghiên cứu các chính sách phát triển cán bộ, cả về vật chất lẫn tinh thần để tạo sự yên tâm cho cán bộ công tác và thu hút cán bộ tiềm năng trong xã hội. Cụ thể là BIDV nên có chính sách phát tri ển cán bộ theo hai hướng: phát triển cán bộ quản lý và phát triển cán bộ chuyên gia. Vì hiện nay có những cán bộ có năng lực lãnh đạo được bổ nhiệm hưởng các chế độ ưu đãi của cán bộ quản lý, nhưng cũng có những cán bộ có năng lực công tác tốt nhưng không được bổ nhiệm hay phát triển thành các chuyên gia và họ vẫn chỉ được hưởng chế độ của một cán bộ nhân viên bình thường nên có thể tạo tâm lý chán nản không khuyến khích cán bộ hăng say lao động.

Ket luận Chương 3

Trong chương 3, luận án đã khái quát chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng của BIDV - Chi nhánh Hà Nội

Trên cơ sở các thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân đã đề cập ở chương 2, luận án đã đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ phi tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian sắp tới gồm:

Các biện pháp tổng thể phát triển dịch vụ phi tín dụng gồm: Hoàn thiện nguồn lực ngân hàng phục vụ phát triển DVPTD; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động DVPTD; Hoàn thiện chất lượng dịch vụ; Hoàn thiện chiến lược phát triển DVPTD của Chi nhánh; và các biện pháp khác như: Tạo ra sự tương hỗ giữa DVPTD và DVTD, Tạo ra bộ hệ thống chỉ tiêu - cơ chế động lực hợp lý giúp thúc đẩy động lực làm việc của cán bộ.

Các biện pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng cho từng loại hình dịch vụphi tín dụng gồm: Dịch vụ thanh toán; Dịch vụ thẻ; Dịch vụ ngân hàng điện tử, Dịch vụ kinh doanh ngoại hối, Dịch vụ ngân quỹ.

Đồng thời, luận án nêu một vài khuyến nghị đối với NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta những năm vừa qua, mức sống và thu nhập của người dân cũng được cải thiện và nâng cao đáng kể. Do đó, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại, đặc biệt là dịch vụ phi tín dụng đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Động lực này giúp cho các ngân hàng thương mại mở ra được cơ hội kinh doanh mới, tạo nên các kênh phân phối dịch vụ hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi ích và cơ cấu lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Với mong muốn BIDV nói chung và BIDV - Chi nhánh Hà Nội nói riêng phát triển ngày càng ổn định, bền vững theo hướng từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Thông qua luận văn “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội”, tác giả đã nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống và trình bày được một số nội dung cụ thể sau:

- Đánh giá, phân tích thực trạng của các dịch vụ phi tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019 một cách khách quan, trung thực từ đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn dựa trên định hướng phát triển của BIDV nói chung và của BIDV - Chi nhánh Hà Nội nói riêng, kết hợp với những phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, thiết thực và khả thi nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV - Chi nhánh Hà Nội trong những năm tới.

Mặc dù đã có những nỗ lực và cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu, nhưng luận văn này vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả chân

Một phần của tài liệu 1082 phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM cổ phấn đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

w