Đẩy mạnh công tác marketing, tăng cường tiếp thị khách hàng

Một phần của tài liệu 1081 phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thủ đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Marketing - mảng hoạt động chưa thực sự hiệu quả của Agribank Thủ Đô và để có thể làm tốt công tác này đòi hỏi Agribank Thủ Đô phải chú trọng các biện pháp sau:

- Thứ nhất, quảng bá thương hiệu cho Agribank Thủ Đô nói chung và Agribank Thủ Đô nói riêng. Để đạt được mục tiêu phát triển các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ thì Agribank Thủ Đô phải khẳng định được uy tín của mình với khách hàng. Điều cốt lõi là làm thế nào để khi khách hàng có nhu cầu sử dụng một sản phẩm dịch vụ nào đó họ sẽ tìm đến Agribank Thủ Đô. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau song hoạt động Marketing sẽ là cầu nối giữa Agribank Thủ Đô và khách hàng. Muốn khách hàng biết và hiểu rõ về Chi nhánh cũng như các sản phẩm dịch vụ cung ứng, cần tăng cường các hình thức quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng như bản tin, chương trình quảng cáo trên các website,

các tờ rơi ... Đặc biệt, Hệ thống Agribank Thủ Đô nói chung và Agribank Thủ Đô nói riêng có một lợi thế cần tập trung phát huy là : công tác tài trợ các dự án An Sinh xã hội. Việc tham gia tài trợ cho các dự án an sinh xã hội Không chỉ thể hiện Agribank Thủ Đô Chung tay chia sẻ với cộng đồng, thực hiện trách nhiệm xã hội, thực thi có hiệu quả chủ truơng, chính sách của Đảng, chính phủ về công tác xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững mà còn là kênh marketing hiệu quả, tạo đuợc dấu ấn đậm nét đến đông đảo quần chúng, nhân dân. Qua đó phổ biến đuợc thuơng hiệu và thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank Thủ Đô.

- Thứ hai, tăng cuờng hoạt động nghiên cứu thị truờng và khách hàng. Công việc này đòi hỏi Agribank Thủ Đô phải biết phân loại khách hàng của mình, bao gồm khách hàng truyền thống cũng nhu khách hàng tiềm năng.

+ Đối với khách hàng truyền thống, Agribank Thủ Đô cần có những chính sách chăm sóc riêng và giao cho một bộ phận đảm nhận nhu gửi quà, điện hoa cho khách hàng nhân những dịp đặc biệt. Thuờng xuyên gửi các phiếu điều tra về chất luợng sản phẩm dịch vụ để có đuợc thông tin phản hồi chính xác từ khách hàng qua đó đua ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời, xem xét mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Từ đó có thể phán đoán đuợc mức độ trung thành của khách hàng và có những biện pháp tiếp xúc với khách hàng nhằm tăng sự gắn kết giữa khách hàng và Chi nhánh.

+ Đối với khách hàng tiềm năng, Agribank Thủ Đô phải lập danh sách và thuờng xuyên thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng. Chi nhánh cần thành lập một bộ phận chuyên trách (bộ phận Marketing) gồm những cán bộ có trình độ, năng lực và khả năng giao tiếp, có ngoại hình tốt để tiếp cận với những khách hàng này. Ngoài ra, cần đào tạo trình độ marketing đối với các cán bộ trực tiếp quan hệ hay giao dịch với khách hàng để vừa tu vấn sản phẩm dịch vụ, vừa khai thác hay tìm hiểu các nhu cầu tiềm năng để

có biện pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng theo cách hiệu quả nhất.

- Thứ ba, dự báo thị truờng. Bộ phận Marketing cũng phải quan tâm đến công việc này nhằm đua ra dự báo tình hình biến động của thị truờng sản phẩm dịch vụ trong tuơng lai, từ đó có kế hoạch chuẩn bị cho công tác phát triển sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1081 phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thủ đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w