Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số NHTM

Một phần của tài liệu 1110 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 59)

1.4.1.1. Dịch vụ thẻ của tổ chức thẻ quốc tế

Visa International là một trong những tổ chức thẻ lớn nhất trên thế giới với rất nhiều sản phẩm thẻ mang thương hiệu nổi tiếng như Visa Debit, Visa Credit, Visa Business ... Các sản phẩm thẻ mang thương hiệu Visa được chấp nhận tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới. Tùy từng thị trường mà Visa nhắm tới, tổ chức này sẽ đưa ra những chiến lược và chính sách marketing bài bản, phù hợp nhằm khuyếch trương thương hiệu của mình.

Chẳng hạn như, tại sân bay quốc tế của một số nước đều có panô tấm lớn quảng cáo cho thương hiệu Visa hay Visa tài trợ xe đẩy hành lý tại sân bay một số quốc gia...

Visa là tổ chức thẻ quốc tế đầu tiên mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 2004. Để chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam, kể từ khi chính thức hoạt động đến nay, Visa đã tổ chức rất nhiều khóa đào tạo, các buổi hội thảo nghiệp vụ vụ thẻ, về kỹ năng marketing cho các ngân hàng thành viên nhằm giúp các ngân hàng thành viên có cách tiếp cận hiệu quả để khuyến khích khách hàng sử

dụng dịch vụ do Visa cung cấp. Ngoài ra, Visa còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà để kích thích nhu cầu chi tiêu của chủ thẻ. Hiện nay, Visa

đang đứng đầu tại Việt Nam về thị phần thẻ phát hành và doanh số thanh toán so

với các tổ chức thẻ quốc tế khác như MasterCard, American Express, JCB. MasterCard là một tổ chức thẻ lớn trên thế giới chỉ đứng sau Visa. Cũng giống như thẻ Visa, thẻ mang thương hiệu MasterCard được chấp nhận tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ trên toàn cầu. Về công tác Marketing, MasterCard luôn sử dụng những chương trình quảng cáo ấn tượng và thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá để kích thích chi tiêu của khách hàng sử dụng thẻ MasterCard.

MasterCard đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 2008 và các sản phẩm thẻ MasterCard do ngân hàng trong nước phát hành được biết đến như: thẻ ghi nợ Vietcombank MasterCard, thẻ tín dụng Vietcombank MasterCard Cội nguồn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard và thẻ tín dụng quốc tế MasterCard của Agribank, thẻ Cremium MasterCard của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng ANZ Việt Nam

đã giành được một loạt các giải thưởng trong nước và quốc tế, nổi bật trong số đó là: 8 năm liền ANZ giành được giải thưởng Rồng Vàng (2001-2009); liên tiếp trong các năm 2003, 2004, 2007, 2008, 2009 và 2013 ANZ giành đượcgiải ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam do tạp chí The Asian Banker trao. Ngoài ra, vị trí dẫn đầu liên tục của

ANZ trong lĩnh vực quản lý tài chính và đầu tư, cũng như sự phát triển ngày càng mạnh của mảng dịch vụ cho vay thế chấp và dịch vụ thẻ tín dụng chính là điểm vượt trội của ANZ. Để đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động ngân hàng nói chung và mảng dịch vụ thẻ nói riêng tại Việt Nam thời gian vừa qua, ANZ đã thể hiện sự nỗ lực và chuyên nghiệp về mọi mặt trong đó nổi bật nhất là việc hoạch định và kiên trì theo đuổi một chiến lược phát triển ngân hàng nhất quán rõ ràng. Đây chính là đẳng cấp và kinh nghiệm của một tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới mà các ngân hàng trong nước trong đó có BIDV cần học tập theo. Chiến lược của ANZ toàn cầu là: Mở rộng hoạt động tại Châu Á nhằm tăng phần đóng góp của khu vực này vào lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời nắm bắt các cơ hội trong bối cảnh thị trường toàn cầu không chắc chắn. Cuối năm 2007, Tập đoàn ANZ công bố mục tiêu trở thành Ngân hàng hàng đầu trong khu vực Châu Á vào năm 2012, đẩy doanh thu từ thị trường Châu Á chiếm 20% lợi nhuận vào năm 2012. Đầu năm 2011, chiến lược của ANZ toàn cầu vẫn là: tiếp tục mở rộng hoạt động của ngân hàng tại Châu Á, đặt chỉ tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh không phải tại Australia và New Zealand lên khoảng 25-30% vào năm 2017, tăng 14% so với năm 2010. Chiến lược này được thực hiện nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa nội lực phát triển của Tập đoàn ANZ với những thế mạnh riêng tại từng thị trường. ANZ sẽ phát triển mạng lưới mạnh hơn cho tất cả khách hàng và cung cấp một trải nghiệm ngân hàng thống nhất của một thương hiệu hợp nhất, vững mạnh trên tất cả các khu vực mà ANZ đang hoạt động.

Như vậy có thể thấy: tuy phạm vi hoạt động trải rộng trên toàn cầu và có ưu thế cũng như kinh nghiệm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, có danh mục sản phẩm hết sức đa dạng nhưng ANZ không đầu tư một cách dàn trải, chung chung. Chiến lược phát triển của ANZ hết sức cụ thể và rõ ràng. Một hạn chế trong hoạt động dịch vụ thẻ của BIDV nói riêng và các ngân hàng ở trong nước nói chung trong thời gian qua là: thiếu một chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng; chưa đưa ra được định hướng cụ thể về phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng cũng như sản phẩm chủ đạo. Chính vì vậy nên hoạt động về dịch vụ thẻ của các ngân hàng tương đối giống nhau, chưa tạo được các nét riêng và thiếu hiệu quả. BIDV và các ngân hàng trong nước nên học tập kinh nghiệm của ANZ trong việc hoạch định và đưa ra được một chiến lược phát triển ngân hàng.

Cần dựa vào những đánh giá về môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, dựa vào những thế mạnh của ngân hàng, xu thế và thị hiếu của khách hàng trong thời gian tới, định hướng phát triển dài hạn của ngân hàng để từ đó có thể đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với ngân hàng mình- nhất quán, cụ thể, chi tiết, hiệu quả.

1.4.1.3. Phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Vietcombank là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam và có sản phẩm thẻ đa dạng nhất. Đây cũng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay. Vietcombank rất chú trọng đầu tư phát triển vào cơ sở hạ tầng cũng như các thiết bị chấp nhận thẻ hiện đại một cách hệ thống và đồng bộ. Hiện tại, mạng lưới thanh toán của Vietcombank đạt gần 2.125 máy ATM trên khắp các tỉnh, thành phố và gần 42.238 ĐVCNT với nhiều loại hình đa dạng như nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng... áp

dụng nhiều ưu đãi cho chủ thẻ Vietcombank. Tại Hà Nội, Vietcombank cũng đã rất chú trọng vào công tác phát triển thẻ, thực hiện rất tốt các chương trình quảng bá tới các khách hàng. Bên cạnh đó, Vietcombank còn liên kết với một số đối tác như Vietnam Airlines. để cho ra đời các sản phẩm thẻ liên kết có nhiều ưu đãi vượt trội để phục vụ khách hàng.

Để hỗ trợ tiện ích sử dụng cho dịch vụ thẻ, Vietcombank là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử như: dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB - iB@nking (Internet Banking), dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động (SMS Banking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking).

Một phần của tài liệu 1110 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w