Khái quát vềthị trường thẻ Việt Nam năm 2017

Một phần của tài liệu 1110 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82)

Năm 2017 chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thẻ, đặc biệt là các công ty tài chính, các ngân hàng nước ngoài. Cùng với việc xuất hiện các kênh thanh toán mới như QRpay, mPOS, triển khai thanh toán trên thiết bị di động Samsungpay, tăng trưởng quy mô và doanh số sử dụng thẻ nói chung có dấu hiệu chậm lại. Trong khi thẻ tín dụng vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng về quy mô và doanh số sử dụng thì thẻ ghi nợ vẫn chủ yếu được sử dụng với mục đích rút tiền (với tỷ trọng lên đến 95%). Tình hình tội phạm thẻ tiếp tục gia tăng (đặc biệt là tội phạm ATM Skimming). Trong đó:

- Tổng số thẻ phát hành tăng trưởng 12-13% sv 2016

- Doanh số sử dụng thẻ tăng 14% sv 2016 (Thẻ TDQT tăng trưởng 46%; Thẻ GNQT tăng trưởng 26%; Thẻ GNNĐ tăng trưởng 12%, giảm nhiều so với tăng trưởng 2016 sv 2015 (22%)

- Doanh số chấp nhận thẻ tại ĐVCNT tăng trưởng 29% sv 2016. - Doanh số chấp nhận thẻ trên ATM tăng trưởng 12% sv 2016

Đối với thẻ ghi nợ nội địa: Doanh số sử dụng thẻ tăng trưởng với tốc độ chứng lại trên tất cả các kênh, phần lớn vẫn là rút tiền. Nhưng doanh số giao dịch thẻ nội địa tại POS có tốc độ tăng trường 64%, đã có sự chuyển dịch trong hành vi của khách hàng. Quy mô phát hành mới thẻ Ghi nợ nội địa vẫn rất tốt, trong đó phải kể đến: Vietcombank (1,7 triệu thẻ), Agribank (2,2 triệu thẻ), Vietinbank (2 triệu thẻ).

Đối với thẻ quốc tế: số lượng phát hành mới toàn thị trường đạt 1,05 triệu thẻ, trong đó: đáng chú ý VP bank (cả FE Credit 215.000 thẻ), Sacom 112.000 thẻ, VCB 105.000 thẻ, Techcom 131.000 thẻ. DSSD thẻ TDQT của Vpbank chiếm 18% thị phần, vượt lên trên VCB chiếm 15%.

Một phần của tài liệu 1110 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w