nhỏ và vừa
1.2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng
- Thứ nhất, dư nợ cho vay DNNVV
Dư nợ cho vay DNNVV là số dư trên tài khoản cho vay của DNNVV vay vốn. Đây là chỉ tiêu thời điểm tính lũy kế qua các thời kỳ thể hiện số tiền mà NHTM đang cho DNNVV vay tính đến một thời điểm nhất định.
Mức tăng DNVC DNNVV = DNCV DNNVV năm (t) - DNCV DNNVV năm (t-1)
Mức tăng DNCV DNNVV
Tỷ lệ tăng DNCV DNNVV = --- x 100% DNCV DNNVV năm (t-1)
Chỉ tiêu mức tăng trưởng dư nợ cho vay này phản ánh quy mô tín dụng đối với DNNVV của các NHTM. Để xem xét xem việc tăng trưởng quy mô tín dụng với DNNVV của Chi nhánh có mang lại hiệu quả hay không thì phải kết hợp với các chỉ tiêu khác.
Chỉ tiêu này được chi tiết hóa theo cơ cấu cho vay và chúng đều giúp đánh giá sâu về hiệu quả cho vay của NHTM.
- Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng.
Nợ quá hạn DNNVV
Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV(%) = --- x 100% Tổng dư nợ cho vay DNNVV
Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV trên tổng dư nợ cho vay DNNVV là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn (hoặc bao gồm cả lãi quá hạn) trên tổng dư nợ cho vay DNNVV của ngân hàng. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là những khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi hoặc có khả năng mất vốn. Ngân hàng càng có nhiều khoản nợ quá
vào một nhóm khách hàng hoặc một ngành kinh tế.
Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp, thể hiện quan điểm của ngân hàng khi cho vay là nếu không đủ tin tuởng thì không cho vay, cho vay đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng.
Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến luọc kinh doanh táo bạo của ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt đuọc lọi nhuận cao. NHTM thực hiện chiến luọc này đã thể hiện khả năng quản lý cao trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Nhu vậy, để hoạt động cho vay đem lại lọi nhuận cao, đồng thời hạn chế đuọc rủi ro thì các NHTM cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận đuọc.
- Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu DNNVV
Nọ xấu DNNVV
Tỷ lệ nọ xấu DNNVV (%) = x 100%
Du nọ DNNVV
Chỉ tiêu này phản ánh rõ chất luọng tín dụng NHTM qua đó thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng DNNVV của NHTM. Nếu tỷ lệ nọ xấu cao chứng tỏ NHTM hoạt động kém hiệu quả và nguọc lại.
Nọ xấu gồm các khoản nọ đuọc phân vào các nhóm 3 (nọ duới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nọ nghi ngờ), nhóm 5 (nọ có khả năng mất vốn). Theo quy định của NHNN, tỷ lệ nọ xấu cần phải đuọc khống chế duới 5%. Nọ xấu cao chứng tỏ hiệu
18
quả hoạt động cho vay kém, NHTM đang khó khăn trong thu nợ, nguy cơ mất vốn cao. Khi đó, đối với khách hàng DNNVV công tác quản lý nợ phải thực hiện thuờng xuyên và chặt chẽ hơn nhằm hạn chế nợ xấu để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. - Thứ tư, vòng quay vốn tín dụng DNNVV Cách xác định : , Doanh số thu nợ DNNVV Vòng quay vốn tín dụng DNNVV = --- Du nợ bình quân DNNVV
Chỉ tiêu này cho ta biết số lần vốn từ ngân hàng đến tay khách hàng rồi quay lại ngân hàng đúng thời hạn trong một thời gian nhất định hay là số vòng chu chuyển vốn tín dụng. Vòng quay càng lớn chứng tỏ vốn tín dụng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và luu thông hàng hóa. Đồng thời nó cũng cho thấy khả năng thu nợ cao, thời gian thu hồi ngắn. Tuy nhiên, chỉ tiêpu này còn phụ thuộc vào khách hàng vay vốn: nếu khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thuơng mại dịch vụ thì vốn quay vòng nhanh nên vòng quay vốn tín dụng cao. Nguợc lại, khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu này nhỏ hơn.
- Thứ năm, tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay DNNVV trên tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNVNN. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi đuợc gốc mà còn thu hồi đuợc cả lãi. Từ đó, cho biết hiệu quả cho vay đối với DNNVV của ngân hàng.
Tỷ lệ lợi nhuận DNNVV trên
, . = Lợi nhuận DNNVV x 100%
tông lợi nhuận ,
Tổng lợi nhuận
Để đánh giá đúng hiệu quả cho vay DNNVV của NHTM cần kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu với nhau vì mỗi chỉ tiêu sẽ cho thấy đuợc những khía cạnh khác nhau trong hoạt động cho vay của NHTM, giúp NHTM đánh giá đuợc những kết
19
quả đạt được cũng như những khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong hoạt động cho vay: Neu tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV tăng, nợ xấu giảm, tỷ trọng thu nhập cho vay DNNVV/Thu nhập từ cho vay của Chi nhánh tăng, tỷ lệ thu nhập ròng tăng thì hoạt động cho vay DNNVV có hiệu quả.
Neu tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV tăng, nợ xấu tăng, tỷ trọng thu nhập cho vay DNNVV/Thu nhập từ cho vay của Chi nhánh tăng, tỷ lệ thu nhập ròng tăng thì hoạt động cho vay DNNVV chưa chắc có hiệu quả vì hoạt động cho vay của Ngân hàng gặp rủi ro
Neu tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV tăng, nợ xấu giảm, tỷ lệ thu nhập cho vay DNNVV/Thu nhập từ cho vay của Chi nhánh giảm, tỷ lệ thu nhập ròng giảm thì hoạt động cho vay DNNVV chưa chắc có hiệu quả vì lợi ích Ngân hàng đạt được thấp.
- Thứ sáu, chi phí cho vay DNNVV
Chi phí cho vay DNNVV Tỷ lệ chi phí cho vay DNNVV = ---
Dư nợ cho vay DNNVV
Chi phí cho vay DNNVV bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay bao gồm chi phí thẩm định tín dụng, chi phí giải ngân và kiểm soát vốn vay...
Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả cho vay càng thấp và ngược lại.
- Thứ bảy, thu nhập lãi thuần (NIM)
Thu nhập lãi thuần Tỷ lệ thu nhập lãi thuần = ---
Tài sản Có sinh lời bình quân
Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận
1.2.4.2 Các chỉ tiêu định tính
- Thứ nhất, chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của NHTM, nếu khách hàng không hài lòng đối với NHTM thì ngân hàng này sẽ bị mất khách hàng, do vậy, mức độ hài
20
lòng của khách hàng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự hiệu quả hay không trong cho vay DNNVV.
- Thứ hai, sự tuân thủ các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng
Cho vay là lĩnh vực hoạt động có mức độ rủi ro tiềm ẩn cao và vì vậy, muốn giảm thiểu rủi ro thì các NHTM cần phải tuân thủ tốt hành lang pháp luật. Vì vậy, sự tuân thủ pháp luật cũng đuợc xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM.
- Thứ ba, hiệu quả xã hội của khoản vay
Hoạt động cho vay mang tính chất xã hội hóa cao nên hiệu quả xã hội của cho vay cũng đuợc xem là chỉ tiêu giúp đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM
Thứ tư, mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DNNVV
Các DNNVV luôn có nhu cầu vay vốn rất cao trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của NHTM thuờng bị hạn chế, do vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đến mức độ nào cũng đuợc xem là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM.
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Sự PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Các nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng
- Chính sách cho vay: chính sách cho vay đuợc coi nhu một “cuơng lĩnh” tài trợ của ngân hàng, là huớng dẫn chung cho cán bộ nhân viên ngân hàng thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro. Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay nói chung đều đuợc xem xét và đua ra trong chính sách cho vay nhu lãi suất, kì hạn, quy mô... Một chính sách cho vay rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng trong việc xây dựng danh mục các khoản cho vay.
- Quy trình cho vay: Quy trình cho vay bao gồm các buớc, các giai đoạn mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng. về mặt quản lý, quy trình cho vay làm cơ sở cho việc phân định quyền và trách nhiệm các bộ phận, các cán bộ thực hiện hoạt động cho vay. Đồng
21
thời đây cũng là cơ sở để thiết lập hồ sơ và thủ tục vay vốn. Neu quy trình cho vay của một ngân hàng đuợc thiết kế hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần nâng cao chất luợng hoạt động cho vay của ngân hàng và giảm thiểu rủi ro. Có thể nói, một quy trình cho vay tốt sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin cần thiết để xác định đối tuợng vay vốn, uy tín, khả năng trả nợ, tính khả thi của dự án đầu tu. Chính vì vậy, nâng cao chất luợng hoạt động cho vay cũng chịu sự tác động rất lớn của quy trình này.
- Phân tích tín dụng: đây là cơ sở để hình thành nên một khoản vay có chất luợng tốt. Nhân viên ngân hàng xem xét các tín hiệu về mức độ tin cậy của khách hàng, xem xét tính khả thi của dự án cần vay vốn , báo cáo tài chính phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tính hiệu quả của khoản vay. Nhu vậy, các yếu tố quan trọng nhất của một khoản vay tốt đuợc căn cứ vào chất luợng thẩm đinh, phân tích các khía cạnh của một khoản vay. Hay khoản vay nếu không đuợc phân tích tốt thì ảnh huởng trực tiếp đến chất luợng món vay.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ: đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh huởng đến chất luợng hoạt động cho vay. Thực tế cho thấy, chất luợng cán bộ kém, không đủ trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đánh giá yếu,...là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó, cán bộ quản lý của ngân hàng phải là những nguời có trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng phán đoán, phân tích và dự báo các vấn đề có liên quan đến khách hàng. Ngân hàng xây dựng đuợc đội ngũ cán bộ quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao trình độ của nhân viên ngân hàng. Đặc biệt, nói đến trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng không chỉ đề cập đến chuyên môn nghiệp vụ mà còn là văn hóa trong kinh doanh. Nhân viên ngân hàng phải là những nguời thực sự am hiểu khách hàng, có thái độ cẩn trọng, nhiệt tình đối với công việc cũng nhu trong giao tiếp ứng xử. Đây là cũng chính là yếu tố cần thiết để ngân hàng xây dựng một chính sách khách hàng có hiệu quả. Có thể nói, trình độ cán bộ tốt là cơ sở vững chắc cho mục tiêu nâng cao chất luợng hoạt động cho vay, không chỉ đối với cho vay doanh nghiệp lớn mà đối với tất cả các hoạt động khác của ngân hàng.
22
làm yếu tố nền tảng cho các quyết định cho vay của NH. Nó đánh giá xem thông tin
của NH đến với khách hàng bằng cách nào, ra sao và nguồn thông tin về khách hàng
có đúng hay không. Thông tin tín dụng càng đầy đủ, kịp thời chính xác thì khả năng
phòng ngừa rủi ro của NH càng lớn. Do vậy, các NH ngày nay đều rất coi trọng việc
nâng cấp hệ thống thông tin và gia tăng chi phí cho các nguồn thu thập thông tin khách hàng.
1.3.2 Các nhân tố từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Uy tín, đạo đức của người vay
Trong qui trình tín dụng các ngân hàng thuờng chỉ đua ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của nguời vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của nguời vay có thể gây nên.Đạo đức của nguời vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của nguời vay không chỉ đuợc đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến luợc phát triển trong tuơng lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của nguời vay có thể thay đổi sau khi món vay đuợc thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tuợng kinh doanh, phuơng án kinh doanh,. .Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đáng giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín của khách hàng đuợc thể hiện duới nhiều khía cạnh đa dạng nhu: chất luợng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị truờng, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng. Uy tín đuợc khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị truờng qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.
23
Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế,.. .thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng
- Mục đích sử dụng vốn vay:
Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng để NH quyết định cho vay hay không. Việc khách hàng sử dụng đúng mục đích vay vốn hay không là một trong các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng.Khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích NH có quyền thu hồi bất kể lúc