1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHOVAY
1.3.3 Các nhân tố khác
- Nguyên nhân từ môi trường pháp lý: Bao gồm các chính sách pháp luật nhằm
đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của NH đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động của các tổ chức tín dụng là mạch máu vận chuyển lưu thơng nền kinh tế do đó
các chính sách pháp luật được quy định nghiêm ngặt về các tỷ lệ bảo đảm an toàn về vốn, tài sản, quy mô và giới hạn cho vay đối với từng đối tượng khách hàng.
24
môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các NH - tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế tác động đến hoạt động cho vay theo hai hướng: tác động trực tiếp đến NH, ảnh hưởng khả năng cho vay, chính sách cho vay của NH; tác động gián tiếp thơng qua khách hàng có nhu cầu tín dụng.
- Nhóm nhân tố bất khả kháng: Đây là nhóm nhân tố bất ngờ, khó lường
trước được tác động vào chất lượng hoạt động cho vay của NH cũng như khả năng sử dụng vốn của khách hàng như chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch.. .các yếu tố này thường gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nói chung và các NH nói riêng, nhiều khoản vay không thể thu hồi do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng quá lớn.
1.3.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng:
1.3.4.1. Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại nước ngồi
Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997- 1998, và cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng tồn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động hàng trăm năm. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng ở các nước trên thế giới sẽ là hữu ích để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới.
1.3.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên nằm trong top 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Là nước láng giềng của Việt Nam với nhiều nét tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc sẽ
25
đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng thuơng mại Việt Nam.
Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng thuơng mại tại nuớc này thuờng xuất phát từ:
- Du nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị truờng truyền thống và dựa vào thế chấp, nguời bảo lãnh, danh tiếng là những nguồn trả nợ thứ yếu mà khơng đánh giá nguồn trả nợ chính.
- Trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn. - Coi nhẹ các tiêu chuẩn an tồn tín dụng, nhu: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thuợng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả đuợc nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay q khả năng chi trả; Khơng văn bản hố thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
- Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, nhu đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Khơng có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý khơng đầy đủ; Khơng thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết đuợc các dấu hiệu cảnh báo nhu chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thuơng mại ở Trung Quốc.
1.3.4.1.2. Kinh nghiệm của Mỹ
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thuơng mại ở Mỹ cho thấy, muốn nâng cao chất luợng tín dụng thì mối quan tâm hàng đầu là kiểm sốt rủi ro tín dụng:
- Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Hơn
26
nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phương pháp và cơng thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng.
- Ni dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Ket quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.
- Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thơng tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù khơng có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó địi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó địi.
Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khốn cịn yếu kém, chất lượng tín dụng khơng được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, khơng thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và khơng thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự...
1..3.4.2. Bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng trong nước
Trong những năm gần đây, hệ thống các DNNVV đang trở thành mục tiêu trọng tâm của các chính sách hộ trợ phát triển của nhiều Ngân hàng trên cả nước. Nhiều chương trình và chính sách đã được triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV. Dưới đây là tổng hợp các kinh nghiệm của một số Ngân hàng tại Việt Nam.
1.3.4.2.1 Kinh nghiệm của Techcombank (Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam)
Techcombank đã tập trung vào phân khúc này ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động thông qua việc cung cấp ”Siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” cho các
27 DNNVV.
Mục tiêu dài hạn cụ thể tới cuối năm 2018 của Techcombank là tăng gần 75% tổng tài sản lên 275 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3 lần du nợ và tăng gấp đôi huy động, đẩy mạnh nâng cao chất luợng tín dụng, nhằm tăng cơ cấu doanh thu từ dịch vụ, đảm bảo nợ xấu duy trì ở duới mức 3%.
Techcombank cũng chủ động tham gia làm đầu mối giải ngân cho nhiều dự án của chính phủ nuớc ngồi và các tổ chức phi chính phủ cấp vốn uu đãi với mục đích hỗ trợ DNNVV, phát triển sản xuất, hỗ trợ công nghệ sản xuất sạch và tiết kiệm năng luợng nhu Dự án SMEDF do Ủy ban Châu Âu tài trợ để hỗ trợ DNNVV phát triển sản xuất, kinh doanh; và Chuơng trình hỗ trợ cho các DNNVV giai đoạn 2 (SMEFP2) do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBJC) tài trợ thông qua Ngân hàng Nhà nuớc.
1.3.4.2.2 Kinh nghiệp của VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng)
VPBank đã khởi động quá trình chuyển đổi mảng kinh doanh phục vụ khách hàng DNNVV từ cuối năm 2012 nhằm 3 mục tiêu chính: (i) Đua VPBank thành một trong năm NHTMCP hàng đầu Việt Nam; (ii) Đua VPBank thành NH đuợc lựa chọn đầu tiên của các DNNVV; (iii) Xây dựng mơ hình kinh doanh nhất quán để mang lại lợi nhận và hiệu suất bền vững.
Theo công bố trong báo cáo thuờng niên của VPBank thì tới cuối năm 2013, Ngân hàng này đã có 63 trung tâm SME (Trung tâm khách hàng DNNVV). Kết quả trong năm 2013, tín dụng cho các DNNVV tăng truởng 40%, huy động tăng 72%, số luợng khách hàng DNNVV tăng 20% so với cuối năm 2012.
Với sự tu vấn của chuyên gia quốc tế, VPBank đã lựa chọn một nhóm ngành kinh doanh mũi nhọn để tập trung hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp nhu: Bán buôn, bán lẻ, vận tải, năng luợng, dịch vụ luu trú, ăn uống, y tế và dịch vụ xã hội... với 10 sản phẩm cốt lõi dành cho các DN thuộc các nhóm: tiền gửi, cho vay, quản lý dịng tiền và tài trợ thuơng mại.
Gần đây nhất, VPBank đã tung ra thị truờng hai chuơng trình uu đã lãi suất cho đối tuợng khách hàng DNNVV. Ngoài ra để giúp các DNNVV quản lý dòng
28
tiền một cách hiệu quả, VPBank triển khai dịch vụ VPBiz Card dành cho đối tuợng này. VPBiz Card giúp doanh nghiệp tách bạch chỉ tiêu cá nhân với chỉ tiêu doanh nghiệp, qua đó có thể theo dõi các chi phí kinh doanh, kiểm sốt và làm các báo cáo tài chính rõ ràng hơn.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong việc nâng cao chất luợng cho vay đối với DNNVV, đã cho ta thấy những bài học quý giá về vấn đề phát triển DNNVV đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Thứ nhất, tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các
tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng. ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phuơng án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.
Thứ hai, đa dạng hố các hình thức tín dụng, phát triển các sản phẩm tín
dụng mới, bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15% đến 30% vốn tự có.
Thứ ba, tăng cuờng cơng tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình
khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.
Thứ tư, các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải đuợc coi là yêu cầu bắt
buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm nhu thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.
Thứ năm, phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã đuợc xử lý.
Thứ sáu, phân loại nợ chính xác để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phịng rủi ro
tránh ảnh huởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đua ra theo dõi ngoại bảng.
Thứ bảy, xây dựng chính sách cho vay đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực, các
khu vực của nền kinh tế. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý.
29
tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.
Thứ chín, bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao khả
năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, học viên đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại, làm rõ về đặc điểm, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; khái niệm về hoạt động cho vay và phân loại cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, tác giả cũng nêu bật sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV của các ngân hàng thương mại, chỉ ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với các DNNVV (các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng); mặt khác tác giả cũng nêu ra các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan (như môi trường kinh doanh, mơi trường pháp lý, các chính sách vĩ mơ của nhà nước, mơi trường tự nhiên, môi trường trong DNNVV,...)
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tập trung nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại như: Techcombank, VPbank, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm vận dụng cho BIDV Hoàn Kiếm trong hoạt động cho vay đối với các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM