Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển dịch vụ ngân

Một phần của tài liệu 1137 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 40)

5. Kết cấu luận văn

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng

chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Đối với Việt Nam, đây cũng là xu hướng tất yếu, xuất phát từ nhiều lý do:

- Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam là một thị trường mới còn bỏ ngỏ ở một nước đông dân, có tiềm năng phát triển cao trong những năm tới.

- Cạnh tranh về dịch vụ tài chính ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt tại Việt Nam.

- Ngày càng có nhiều tổ chức phi tài chính tham gia vào lĩnh vực này.

- Sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh ngày càng mạnh mẽ.

- Hiện nay, nhiều NHTMCP Việt Nam xác định chiến lược hoạt động của mình là hoạt động bán lẻ, hướng tới khách hàng cá nhân.

Như vậy, từng hệ thống NHTM xác định nghiêm chỉnh chiến lược thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ dựa vào:

- Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng:

Các ngân hàng phải phát triển mạng lưới của mình để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Việc phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường, rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí.

- Đa dạng hoá dịch vụ, phát triển các dịch vụ mới dựa trên công nghệ: Đa dạng hoá là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hoá sản phẩm.

- Tạo sự khác biệt về dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo hướng dựa trên nền tảng công nghệ cao, cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •

Với tình hình kinh tế phát triển như hiện nay thì người dân càng ưa thích sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Để đáp ứng tối đa các nhu cầu đó thì các ngân hàng phải phát triển những dịch vụ, ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức và chất lượng gia tăng. Thị trường bán lẻ cũng là thị trường tiềm năng để ngân hàng tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro, chính vì vậy các ngân hàng đã hướng tới đối tượng khách hàng các nhân và coi họ là mục tiêu trọng tâm trong sự nghiệp phát triển của ngân hàng. Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận chung về dịch vụ ngân hàng cá nhân như đặc điểm, sự cần thiết của của ngân hàng bán lẻ , các dịch vụ cơ bản của ngân hàng bán lẻ, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng bán lẻ. Vậy có thể nói rằng việc phát triển ngân hàng cá nhân là bước đi đúng của các ngân hàng, tuy nhiên do dịch vụ NHBL có những đặc điểm khác biệt so với dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp. Vậy ngân hàng cần phải chú ý các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới NHBL để phát triển ngân hàng một cách nhanh chóng và bền vững.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN HỌAT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu 1137 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w