Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước

Một phần của tài liệu 1137 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 120)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước

- Tạo môi trường kinh tế ổn định và hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để hệ thông ngân hàng tài chính phát triển lành mạnh và hiệu quả. Các quy định về hoạt động của ngành ngân hàng phải hướng theo xu thế quốc tế hoá, phù hợp với các điều kiện và tiêu thức mà các ngân hàng thương mại khác ở các nước phát triển đang áp dụng và triển khai. Ngoài ra các quy định của pháp luật Việt Nam cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động.

- Cần có quy định mang tính tổng thể để giải quyết các vấn đề có liên quan đến giao dịch điện tử, các vấn đề liên quan đến thương phiếu, séc. Sớm ban hành và công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định mức độ mã khoá được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động Thương mại điện tử, đồng thời công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhận và xác nhận mua hàng...

- Ban hành luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng thanh toán, các chủ thể tham gia thanh toán, các hệ thống thanh toán, các kích thích mang tính đòn bẩy, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại tập trung.

- Nhà nước hỗ trợ vốn cho các NHTM đổi mới nâng cao công nghệ thông qua việc cho vay với lãi suất thấp, hoặc hỗ trợ một phần.

- Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, Internet ...tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển các dịch vụ ngân hàng.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Để tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM nói chung, tại BIDV nói riêng, BIDV kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục và sớm thực hiện những giải pháp sau đây:

- NHNN cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triểm sản phẩm dịch vụ NHBL. Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn về hoạt động NHBL để các ngân hàng thương mại thực hiện.

- Quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại chia sẻ các thông tin tín dụng. Kinh tế - xã hội trong giai đoạn này đang biến động không ngừng và nó mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho tất cả các ngân hàng. Với việc quy định này sẽ giúp NHTM giảm thiểu chi phí trong việc tìm kiếm thông tin và giảm các rủi ro cho toàn hệ thống ngân hàng.

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: NHNN cần đi đầu trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tiên, mạnh mẽ trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng tăng nhanh vòng quay vốn và hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Trong lĩnh vực này, cục công nghệ tin học ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công

nghệ và sản phẩm phần mềm tiến tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các NHTM.

- Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống NHNN nhằm nâng cao vai trò hiệu quả điều tiết vĩ mô của NHNN, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử, hệ thống giám sát từ xa. Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng phát triển hiện nay của ngành ngân hàng.

- Sớm hình thành Trung tâm thanh toán quốc gia để thống nhất các phương tiện thanh toán điện tử qua Ngân hàng; có biện pháp để thúc đẩy tăng cường sự liên kết và hợp tác của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán.

- Tuyên truyền về các tiện ích trong thanh toán không dùng tiền mặt cho các tầng lớp dân cư. Cần lập kế hoạch cùng với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ nâng cao trình độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trên thị trường.

- Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích tối đa luồng tiền kiều hối chuyển về nước, hạn chế một cách tốt nhất nạn chuyển tiền lậu bằng việc kiểm tra giám sát hoạt động chi trả kiều hối thường xuyên.

- Về mặt dài hạn để chống tình trạng đôla hoá, cần thực hiện chính sách kiều hối cho phép người thụ hưởng nhận bằng ngoại tệ nhưng chỉ được rút ra bằng tiền đồng đi kèm chính sách tỷ giá hợp lý khuyến khích người thụ hưởng bán cho hệ thống ngân hàng thông qua chế độ tỷ giá linh hoạt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •

Trên cơ sở dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới; định hướng phát triển của BIDV; Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV giai đoạn 2009- 2012, để đạt được mục tiêu của BIDV trong dài hạn là trở thành một ngân hàng có dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm dịch vụ chuẩn, chất lượng cao phù hợp cho các phân đoạn khách hàng mục tiêu được xác định, Luận văn đã đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ NHBL tại Việt nam. Các giải pháp đưa ra gồm: quản trị điều hành hoạt động ngân hàng bán lẻ; giải pháp về khách hàng; phát triển dịch vụ mới; hoàn thiện các quy định nghiệp vụ cho việc cung ứng dịch vụ NHBL; giải pháp phát triển công nghệ công tin; Phát triển năng lực tài chính của ngân hàng; Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực; Củng cố và phát triển kênh phân phối; Tăng cường hoạt động marketing. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước để thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV nói riêng.

KẾT LUẬN•

Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ NHBL, đem lại hiệu quả sử dụng tối đa cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, luận văn đã xây dựng được các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong điều kiện phát triển của nền kinh tế trong nước nói chung.

Thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam ngày càng phát triển và có tiềm năng mở rộng trong tương lai, là cơ hội cho các NHTM nếu nhanh chóng nắm bắt được xu thế phát triển. Do vậy, phát triển chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Muốn tăng hiệu quả từ dịch vụ bán lẻ này cần phải có những nghiên cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để chiếm lĩnh thị trường. Trong điều kiện Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đang triển khai dịch vụ này, cần phải có những giải pháp thích hợp để phát triển những dịch vụ bán lẻ một cách khoa học và hiệu quả.

Kinh nghiệm công tác tại BIDV, kết hợp với những kiến thức có hệ thống và những nhận thức về thực tiễn về ngành ngân hàng, kinh nghiệm thực tế triển khai một phần dịch vụ NHBL tại BIDV cho thấy chủ đề nghiên cứu là một vấn đề cần thiết, quan trọng đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên những phân tích đưa ra chắc chắn cần nhiều bổ cứu, tác giả mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu.

1.1 Tiền gửi tiêt kiệm thông thường 1.2 Tiền gửi tiêt kiệm dự thưởng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO •

1. Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá 10 thông qua vào ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 được quốc hội khoá 12 thông qua.

2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

3. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

4. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài Chính.

5. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính. 6. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng. Nhà xuất bản Thống kê

7. PGS.TS Lê Văn Tư (2005) Nghiệp vụ ngân hàng quốc tê, Nhà xuất bản Thống Kê.

8. Báo cáo tổng kết hàng năm (2007 đến 2011) của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

9. Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008 đến 2011).

10. Chiến lược kinh doanh ngân hàng Bán lẻ BIDV giai đoạn 2010 -2015 11. Tạp chí ngân hàng (2008 đến 2011)

12. Thời báo ngân hàng (2008 đến 2011) 13. Tạp chí Tài chính tiền tệ (2008 đến 2011)

14. Thông tin ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007 đến 2011).

PHỤ LỤC

1.5 Tiêt kiệm theo lãi suất phân tâng 1.6 Tiêt kiệm trả lãi hàng tháng

1.7 Tiêt kiệm có lãi suất tiền gửi theo sô dư 1.8 Tiêt kiệm bậc thang

1.9 Tiêt kiệm Ổ trứng vàng

1.10 Chứng chỉ tiền gửi ngăn hạn, dài hạn...

Cho vay

2.1 Cho vay vôn để phục vụ sản xuất kinh doanh

2.2 Chi vay đâu tư vôn trung, dài hạn để đâu tư máy móc thiêt bị 2.3 Cho vay trả góp

2.4 Chi vay tiêu dùng đôi với CBCNV 2.5 Câm cô chứng từ có giá.

2.6 Cho vay mua nhà, ô tô và du học. 2.7 Cho vay cấm cô chứng khoán.

2.8 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.

Các dịch vụ bảo lãnh

3.1 Bảo lãnh dự thâu

3.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 3.3 Bảo lãnh vay vôn

4 Dịch vụ tài khoản

4.1 Mở tài khoản 4.2 Gửi rút tiền

4.3 Chuyển tiền từ tài khoản 4.4 Thu chi tiền mặt tại nhà 4.5 Đôi tiền

1 Dịch vụ thanh toán

5.1 Dịch vụ thanh toán trong nước 5.2 Dịch vụ thanh toán quôc tê ^6 Dịch vụ thẻ

6.1 Thanh toán dịch vụ thông qua thẻ ATM 6.2 Dịch vụ POS. 6.3 Visagold. Dịch vụ ngân hàng điện tử 7.1 Homebanking 7.2 Mobilebanking - Internetbanking 1 Dịch vụ kiều hối

8.1 Chi trả kiều hôi 8.2 Thu đôi ngoại tệ

8.3 Thanh toán Mastercard, Visa 8.4 Thanh toán Séc du lịch ^9 Các dịch vụ khác

9.1 Dịch vụ chi hộ lương 9.2 Dịch vụ tin nhắn BSMS

9.5 Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. 9.6 Dịch vụ VNTOPUP.

Một phần của tài liệu 1137 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 120)