5. Kết cấu luận văn
3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới
3.1.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội
Cùng với xu thế chung của nền kinh tế thế giới, dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2012 đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Nguy cơ lạm phát cao, sự ảnh hưởng dây chuyển từ sự khủng hoảng kinh tế của các nước phương tây và sự bất ổn về chính trị, nguy cơ chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới... là mối lo ngại đối với nền kinh tế nước ta. Do đó, tháng 11/2011, Quốc hội đã thống nhất và thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, đề ra các chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng GDP năm 2012 là khoảng 7-7,5% so với năm 2011, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 7%.
Để đảm bảo phương án tăng trưởng này, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 tăng 10% so với năm 2011, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu. Để thực hiện các mục tiêu trên, các giải pháp đề ra bao gồm:
- Chỉ đạo, thực hiện các giải pháp để tăng cường ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế mà trước hết là điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bao gồm cơ cấu đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực, cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư.
- Triển khai kịp thời các chính sách bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội và môi trường bức xúc.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường đào tạo, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
- Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế./.
Năm 2012, tiếp tục thực hiện một số cam kết trong khuôn khổ WTO, trong đó có lĩnh vực ngân hàng, sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài (sở hữu công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến) vào thị trường tài chính - tiền tệ trong nước sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh và buộc các NHTM trong nước phải nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức quản lý để có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của mình đặc biệt trong mảng thị trường bán lẻ.
3.1.1.2. Dự báo tiềm năng thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
Sau hơn 3 năm mở cửa, thị trường bán lẻ tại Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là rất hấp dẫn, đứng thứ 14 thế giới và sẽ là điểm đến của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ đẩy mức cạnh tranh lên cao, thậm chí không có điểm dừng nếu thị trường và mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ chưa được xây dựng vững mạnh. Sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện chỉ đứng sau các nền kinh tế Ân Độ, Nga và Trung Quốc.
Tại khu vực thành thị số hộ gia đình có thu nhập hàng tháng nằm trong khoảng 600USD đến 1.000USD đang tăng lên nhanh chóng và cao hơn các thành phần dân số khác, đặc biệt có những thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM có hộ gia đình thu nhập hàng tháng đạt tới trên 2.000 USD. Thu nhập tăng, văn hoá tiêu dùng đang dần dần xuất hiện đã thúc đẩy sức chi tiêu. (nguồn Vnexpress.net).
Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ từ năm 2005-2007 với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 7,5%, vượt qua khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 với mức tăng trưởng GDP ở mức 6,23%, thấp hơn những năm trước. Giai đoạn 2009-2011, nền kinh tế Việt Nam trở lại với mức tăng trưởng bình quân 7%, Việt Nam dần khẳng định được những lợi thế, tạo uy tín đối với các tổ chức trên toàn thế giới.
Sự ổn định, phát triển của môi trường kinh tế vĩ mô tạo nên tiềm năng lớn trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam. Với dân số 89 triệu người, 70% dân số trong độ tuổi dưới 35 và có một số lượng lớn những công dân thành thị trẻ tuổi có thu nhập tăng đều, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn đặc biệt trong khu vực thành thị.
Sự phát triển về công nghệ, và sự bùng nổ về viễn thông làm cho người dân sử dụng nhiều hơn và tiếp cận dễ dàng hơn với các phương tiện hiện đại như Internet, Mobiphone, ATM giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ. Hiện nay mật độ sử dụng hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trung bình chỉ đạt 5-6%, ở một số đô thị mật độ này cao hơn, khoảng 22%. Trong khi đó, mật độ này ở Thái Lan hay Malaysia là 70-80%. Điều này cho thấy cơ hội của thị trường của ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam là rất lớn.
Theo dự đoán của bà Namita Lal, Giám đốc phụ trách bán lẻ, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, trong vòng 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của
ngân hàng bán lẻ sẽ là 30-40% và sẽ đạt mật độ sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân sẽ ngang bằng với Thái Lan hay Malaysia.
Mặc dù có những thách thức trong ngắn hạn, song triển vọng phát triển kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam vẫn tốt bởi Việt Nam có đội ngũ lao động tốt, nợ nước ngoài vẫn duy trì ở mức vừa phải, và vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam ngày một tăng. Với các biện pháp kích thích tiêu dùng nêu trên, tạo điều kiện cho hoạt động NHBL phát triển mạnh mẽ. Theo những phân tích trên thị trường ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nhưng hiện tại các NHTM trong nước đều chưa khai thác hết thế mạnh của mình trong lĩnh vực này. Chính vì vậy các ngân hàng đều phải có những định hướng phát triển dịch vụ NHBL.