Quảnlý rủi ro củaNgân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1197 quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 51)

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢNLÝ RỦI RO TÍN DỤNGCỦA NGÂN

1.2.2. Quảnlý rủi ro củaNgân hàng thương mại

1.2.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng là tồn bộ q trình phịng ngừa, kiểm tra, giám sát liên tục bắt đầu từ khâu thẩm định đánh giá khách hàng cũng như khoản vay của khách hàng trước khi quyết định cho vay, đến giải ngân, theo dõi và các biện pháp xử lý những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Mục đích chính của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM là nhằm đảm bảo cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng khơng phải gánh chịu những rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng giúp đảm bảo mức độ rủi ro mà ngân hàng gánh chịu khơng vượt q khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng.

1.2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Bước 1: Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng thường dựa vào các chính sách về tín dụng mà ngân hàng đã đề ra và các kinh nghiệm quản lý mà ngân hàng có được.

Bước 2: Nhận diện rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần phải xác định có những loại rủi ro nào mà khách hàng có thể có khi cấp tín dụng để hướng đo lường mức độ của từng loại rủi ro. Sau khi cấp tín dụng, ngân hàng ln theo sát khoản tín dụng đó để xác định những rủi ro phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng vốn và xử lý kịp thời sao cho rủi ro là thấp nhất.

Bước 3: Đo lường rủi ro tín dụng. Đây được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý RRTD. Từ những đánh giá sơ bộ về các loại rủi ro mà khách hàng có thể có, ngân hàng sẽ đánh giá và đo lường các loại rủi ro dựa trên các Phương pháp khác nhau nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng.

Bước 4: Báo cáo rủi ro. Báo cáo rủi ro được thực hiện suốt trong quá trình từ lúc xem xét cấp tín dụng đến khi thu hồi vốn. Dựa vào báo cáo mà các

30

cấp quản lý ngân hàng sẽ xác định được những khách hàng hay nhóm khách hàng có thể gây rủi ro, các mức độ rủi ro có thể xảy ra từ đó đưa ra biện pháp xử lý nhằm hạn chế thiệt hại mà rủi ro gây ra.

Bước 5: Xử lý rủi ro. Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp để giải quyết hay khắc phục tổn thất tín dụng như: cấp thêm vốn, gia hạn nợ, bán TSĐB, bán nợ, xóa nợ, chuyển thành vốn cổ phần.

Các bước của quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng khơng tách rời nhau mà tạo thành một chu trình kín, nếu thiếu một bước thì sẽ xảy ra những hậu quả khó lường.

1.2.2.3. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng

Các nguyên tắc chung của ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel trong Quản trị rủi ro tín dụng. Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel I) được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook) do Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng của hiệp định bao gồm:

* Thiết lập một mơi trường tín dụng thích hợp:

- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.

- Nguyên tắc 2: Thực hiện Chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách tín dụng. Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm sốt thích hợp và được

phê duyệt đầy đủ.

* Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

- Ngun tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh tốn.

- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngồi bảng cân đối kế tốn.

- Ngun tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

- Ngun tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

* Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm sốt tín dụng có hiệu quả:

- Ngun tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy

đủ đối với các danh mục tín dụng.

- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm sốt đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phịng rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.

Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng.

- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế tốn, cung cấp thơng tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

- Ngun tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm sốt đối với: Cơ cấu tổng thể

32

của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

- Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

• Đảm bảo quy trình kiểm sốt đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thơng báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.

- Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.

- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

1.2.2.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Để quản lý rủi ro tín dụng, các NHTM thường quan tâm đến các nội dung sau:

a. Phịng ngừa rủi ro tín dụng

• Khái niệm phịng ngừa RRTD: Phịng ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp được xây dựng và thực thi những chính sách hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay nhằm mục tiêu an toàn và hiệu quả, phát triển bền vững của ngân hàng. (Nguồn: www.cib.vn )

• Các bước phịng ngừa RRTD:

- Thứ nhất: Thiết lập chính sách tín dụng phù hợp:

Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an tồn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, chính sách quy mơ và giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất.Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chun mơn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời.

- Thứ hai: Thiết lập quy trình cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng: Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Thơng thường hiện nay các NHTM trong quy trình cho vay đều có các bước cơ bản sau:

+ Khai thác khách hàng: Muốn có khách hàng các ngân hàng phải thực hiện bước khai thác khách hàng. Khai thác khách hàng phải căn cứ vào chiến lược khách hàng và khách hàng mục tiêu để tập trung khai thác. Có nhiều biện pháp để khai thác khách hàng, cách thường thấy là tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mài...

+ Hướng dẫn khách hàng: Khách hàng không phải là những chuyên gia về ngân hàng do vậy ngân hàng cần phải hướng dẫn họ. Nội dung ngân hàng hướng dẫn khách hàng là hướng dẫn về điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay vốn.

+ Điều tra thông tin khách hàng và dự án vay vốn: Thông tin về khách hàng và dự án vay tiền có vai trị đặc biệt trong việc ra quyết định cho vay. Thông tin đúng, đầy đủ giúp cho người ra quyết định cho vay đúng, thông tin sai lệch sẽ làm cho người ra quyết định sai lệch gây rủi ro tín dụng. Nội dung điều tra thông tin về khách hàng bao gồm việc yêu cầu khách hàng phải nộp cho ngân hàng một số tài liệu và những báo cáo. Tài liệu mà doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng bao gồm 3 nhóm tài liệu: tài liệu về nhân thân, lịch sử khách hàng, tài liệu về tài chính của khách hàng, tài liệu về dự án của khách hàng. Ngoài việc yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu thì cán bộ ngân

34

hàng cịn phải tự điều tra thêm thơng tin về khách hàng

+ Phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng là việc xử lý các thông tin thu thập được, bằng các phương pháp phân tích để đưa ra những kết luận về khách hàng. Phân tích tín dụng là một nội dung rất quan trong trong quy trình tín dụng . Nội dung của phân tích tín dụng là đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án, dự án xin vay, đánh giá về tài sản và phương án bảo đảm tiền vay.

+ Ra quyết định cho vay: Qua kết quả phân tích tín dụng , kết hợp với điều kiện vay vốn và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn và ngân hàng có đủ khả năng về nguồn vốn thì ngân hàng ra chấp thuận cho vay. Ngược lại nếu không đáp ứng được các điều kiện cho vay thì từ chối cho vay.

+ Kiểm tra hồn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay: Sau khi ra quyết định cho vay, nếu khách hàng được ngân hàng chấp thuận cho vay, ngân hàng và khách hàng cùng phối hợp để xây dựng hồ sơ cho vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Hồ sơ chia thành 3 loại là hồ sơ do khách hàng lập, hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập và hồ sơ do ngân hàng lập.

+ Ký kết hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay: Soạn thảo xong hồ sơ cho vay là việc ký kết các hợp đồng. Thơng thường mỗi món cho vay có hại loại hợp đồng là hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng đảm bảo tiền vay tuỳ theo biện pháp bảo đảm tiền vay và loại tài sản mà có những tên khác nhau, có thể là hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng...

+ Giải ngân và kiểm soát trong và sau khi cho vay :Hoàn chỉnh hồ sơ cho vay, hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết, các bên tiến hành làm thủ tục giải ngântiền vay. Giải ngân tiền vay có thể rải ngân bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. Giải ngân bằng chuyển khoản khơng

chỉ có ý nghĩa tiết kiệm lao động, chi phí lưu thơng tiền mặt mà cịn có ý nghĩa kiểm sốt trong q trình cho vay. Ngân hàng chỉ giải ngân bằng tiền mặt khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh địi hỏi phải thanh tốn bằng tiền mặt. Tiến độ giải ngân phải phù hợp với tiến độ triển khai dự án.

+ Kiểm sốt q trình sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, cơ cấu lại kỳ hạn nợ, gia hạn nợ: Sau khi giải ngân, định kỳ khách hàng phải gửi báo cáo tình hình tài chính cho ngân hàng cho vay. Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích phải tiến hành thu hồi nợ trước hạn và thực hiện các bước xử lý để thu nợ.

Hợp đồng vay tiền luôn xác định kế hoạch trả nợ. Căn cứ vào kế hoạch trả nợ nhân viên ngân hàng đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng kế hoạch. Trường hợp khách hàng không trả được nợ theo đúng kế hoạch do các nguyên nhân khách quan và xác định được nguồn và kế hoạch khắc phục ngân hàng và khách hàng thống nhất lại kế hoạch trả nợ. Thống nhất lại kế hoạch trả nợ được thể hiện bằng một trong hai phương thức là điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ. Điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc thay đổi thời điểm trả nợ các kỳ hạn trong thời gian trả nợ mà không làm thay thời gian cho vay (không kéo dài kỳ cuối cùng). Gia hạn nợ là việc kéo dài thời gian cho vay ( làm cho thời gian cho vay dài thêm).

+ Dự phịng rủi ro: Hoạt động cho vay ln chứa đựng rủi ro. Để phòng ngừa rủi ro, ổn định hoạt động kinh doanh các ngân hàng phải thường xuyên trích lập quỹ dự phịng rủi ro. Quy mơ quỹ dự phịng rủi ro trích lập căn cứ vào khối lượng tín dụng chung đồng thời căn cứ vào quy mô tài sản chứa đựng rủi ro cao.

+ Thanh lý hợp đồng :Kết thúc quá trình cho vay là việc thanh lý hợp đồng vay tiền và thanh lý hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng chỉ được

36

thanh lý khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân hàng. Mục đích của quy trình cho vay:

+ Nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

+ Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.

+ Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.

- Thứ ba: Mua bảo hiểm tín dụng. Đây cũng là một biện pháp phịng ngừa RRTD khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng khơng may rơi vào tình trạng thất nghiệp, khơng có thu nhập để trả nợ thì cơng ty bảo hiểm sẽ chi trả.

- Thứ tư: Trích lập dự phịng RRTD. Tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phòng RRTD nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.Dự phịng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của các TCTD.

• Dự phịng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng

chung:

- Dự phịng cụ thể là loại dự phịng được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phịng cụ thể được tính theo cơng thức sau:

Dự phịng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)

Với giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phịng đối với từng nhóm nợ được NHNN quy định theo từng thời kỳ.

- Dự phịng chung là loại dự phịng được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phịng cụ thể. Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ

sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1197 quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w