1.3.1. Các nhân tố khách quan
- Sự thay đổi của môi truờng tự nhiên nhu thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.
- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán đuợc của thị truờng thế giới.
- Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.- Rủi ro do môi truờng pháp lý chua thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phuơng.
- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chua hiệu quả của NHNN. - Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn bất cập.
- Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh huởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.
- Rủi ro tín dụng từ nguời vay:
+ Sử dụng vốn sai mục đích so với phuơng án kinh doanh khi giải ngân. + Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tu nhiều lĩnh vực vuợt quá khả năng quản lý.
+ Chua thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nuớc, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhà nuớc chịu.
+ Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán đuợc, không trả đuợc nợ vay ngân hàng.
40
+ Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Trình độ thẩm định hồ sơ của cán bộ ngân hàng còn bất cập:
+ Khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.
+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ.
- Rủi ro trong quy trình cho vay:
+ Rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm .
+ Rủi ro do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời.
+ Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền. - Rủi ro từ lỗ hổng trong khâu kiểm tra giám sát của ngân hàng:
+Rủi ro do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả.
+ Rủi ro do lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng. +Rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng.
- Cạnh tranh giữa các TCTD chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG1.4.1. Kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới 1.4.1. Kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới
* Thái Lan
Mặc dù có bề dày hoạt động nhưng vào năm 1997-1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
Kinh nghiệm của Ngân hàng Siam Commercial Bank (SCB)
Hình 1.1. Quy trình cho vay của ngân hàng SCB
(Nguồn: Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật dự án chuyển đổi mô hình TA2-ING-2006) Thứ nhất, họ tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay, tách bạch rõ chức năng nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh (Front Office), bộ phận quản lý tín dụng (Bank office) và bộ phận quản lý rủi ro (Middle office).
42
tín dụng. Nếu trước đây Siam Commercial Bank chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến các chỉ tiêu tín dụng như: Vòng quay của vốn lưu động; Tính khớp đúng của kế hoạch trả nợ với các luồng tiền tương lai; Chỉ số về khả năng thanh toán; Chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản... Các nguyên tắc tín dụng như: Bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận (Front - Middle - Back), phân cấp trong phát quyết tín dụng, tính bắt buộc của các thủ tục kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro,. thường xuyên vi phạm. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40%/Tổng dư nợ cho vay (1997-1998). Giờ đây, ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều tới thông tin khách hàng như: tư cách, much đích vay, hiệu quả kinh doanh, dòng tiền, khả năng kiểm soát công nợ, năng lực quản trị và điều hành của khách hàng.
Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) theo hệ thống chỉ tiêu định sẵn để quyết định cho vay.
Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phát quyết tín dụng. Theo đó họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm, HĐTD hay HĐQT. Ví dụ: đến 50 triệu Baht thì một người chịu trách nhiệm, trên 50 triệu đến 500 triệu Baht thì phải qua 2 người chịu trách nhiệm, trên 500 triệu đến 1 tỉ Baht thì phải có sự phê duyệt của Ban giám đốc, trên 1 tỉ đến 3 tỉ thì phải có sự phê duyệt của HĐTD, trên 3 tỉ Baht thì phải do HĐQT quyết định.
Thứ năm, giám sát khoản vay; trước và sau khi cho vay. Ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách liên tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
* Nhật Bản:
với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng.
Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng là kết quả gây ra thua lỗ ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi phát sinh lãi lỗ tín dụng.
Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khoản vay có rủi ro dẫn đến phải xử lý với phí tổn cao. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
* Mỹ:
Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng Mỹ sử dụng như: coi sự trao đổi thường xuyên của khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ doanh nghiệp hơn. Số lần các cuộc gặp
44
như vậy còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhưng nên diễn ra đều đặn để ngân hàng có thể hiểu rõ ông chủ và công ty của ông ta hơn. Các ngân hàng Mỹ cũng đánh giá cao vai trò kế hoạch kinh doanh của khách hàng, họ cho rằng “Ai chuẩn bị không tốt thì hãy chuẩn bị đón nhận thất bại”
Các ngân hàng Mỹ cũng rất coi trọng tài sản thế chấp. Giá trị của các khoản vay sẽ tương ứng với giá trị đã khấu hao của các khoản vay. Để thường xuyên nắm vững và cập nhật về giá trị của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần yêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý và hoặc thời gian của các khoản phải thu.
1.4.2. Các khuyến nghị của Ủy Ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng khuyến nghị bởi Ủy ban Basel tập trungvào các vấn đề sau :
a. Thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt
- Vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc ngân hàng trong việc hoạch định và thực thi các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng.
- Nhận dạng và quản trị rủi ro tín dụng trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng.
b. Điều hành một qui trình cấp phát tín dụng đúng và chuẩn xác
- Thiết lập các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn. - Thiết lập và quản lý các hạn mức tín dụng. - Thiết lập qui trình cấp tín dụng đúng.
- Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát được.
Duy trì một qui trình đo lường và giám sát tốt hoạt động tín dụng
- Hệ thống quản trị bám sát theo các rủi ro phát sinh trong danh mục tín dụng.
bao gồm cả sự dự phòng và dự bị tổn thất. - Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.
- Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để quản trị và đo lường rủi ro tín dụng.
- Hệ thống giám sát toàn diện về các thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng.
- Đánh giá các khoản tín dụng có xét đến sự thay đổi tiềm ẩn trong tương lai về tình hình kinh tế .
d. Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Đảm bảo chức năng cấp phát tín dụng đang được quản lý một cách đúng đắn.
- Hệ thống quản trị các vấn đề tín dụng và các tình huống khác nhau của tín dụng.
Vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng
Thiết lập bộ phận đánh giá một cách độc lập về các chiến lược, chính sách, thực hiện, thủ tục liên quan đến cấp phát tín dụng và quản lý theo công việc của danh mục tín dụng.
46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng hợp những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro của NHTM như khái niệm về rủi ro tín dụng, nguyên tắc quản trị RRTD, đo lường RRTD, phòng ngừa và xử lý RRTD, các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến RRTD cũng như kinh nghiệm quản lý RRTD của 1 số NHTM trên thế giới. Trên cơ sở những kiến thức lý luận đó Luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hoàn Kiếm thông qua các tiêu chí nêu trên trong Chương 2.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH
- CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triểnTP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh
HDBank được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 47/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dânThành phố Hồ Chí Minh ngày 11/02/1989, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Đến năm 2011, HDBank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Năm 2013, sát nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á vào HDBank, tăng vốn điều lệ lên 8.100 tỷ đồng và trở thành 1 trong 10 ngân hàng Thương mại lớn nhất Việt Nam.
Năm 2018, HDBank đã thực sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh. Vị thế của HDBank không ngừng được nâng cao và nằm trong TOP đầu các ngân hàng hoạt động hiệu quả, thể hiện sức mạnh tài chính và uy tín vượt trội.Tính đến 31/12/2018, HDBank có vốn điều lệ 9.810 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 216.108 tỷ đồng, mạng lưới 285 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nang, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng...
Năm 2019 là năm thứ 3 trên hành trình thực hiện chiến lược 5 năm 2017-2021 của HDBank với các mục tiêu:
- Hoàn thành công việc liên qua đến áp dụng các mô hình Quản lý rủi ro hiện đại, đổi mới công nghệ;
48
- Triển khai áp dụng basel II vào công tác Quản trị rủi ro ngân hàng tiệm cận thông lệ quốc tế.
- Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của HDBank, đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tái cấu trúc cơ cấu tài sản nhằm gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời.
Toàn bộ hoạt động của HDBank đều đuợc thực hiện thống nhất theo các Qui trình, Qui chế của HDBank, tuân thủ nghiêm ngặt theo qui định của pháp luật. HDBank hoàn toàn đáp ứng đuợc các tiêu chí về sự phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững của một ngân hàng thuơng mại cổ phần.
Các giải thưởng tiêu biểu
• Huân chuơng lao động hạng nhì (2018).
• Cờ thi đua của Chính phủ (2018).
• Bằng khen của Thủ tuớng chính phủ.
• Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam.
• Giải thuởng Best Bank in Vietnam do Asia Money trao tặng tháng 9/2017.
• Đuợc Moody’s xếp hạng tín nhiệm tiền gửi dài hạn B2, triển vọng ổn định, mức xếp hạng cao nhất dành cho ngân hàng tu nhân.
• Top 500 ngân hàng mạnh nhất Châu Á do The Asian Banker trao tặng và Top 8 ngân hàng tại Việt Nam năm 2016 và 2017.
• Giải thuởng Vì sự phát triển cộng đồng
• Giải thuởng Thuơng hiệu bền vững
• Giải thuởng Quản lý thanh toán toàn cầu (do Citigroup trao tặng)
• Giải thuởng Chất luợng soạn điện thanh toán chuẩn (do ngân hàng Wells Fargo, N.A trao tặng)
• Giải thuởng thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citibank trao tặng)
• Dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asianmoney trao tặng.
2.1.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh - Chinhánh Hoàn Kiếm nhánh Hoàn Kiếm
2.1.2.1. Lịch hình thành và phát triển
HDBank - Hoàn Kiếm được thành lập từ tháng 3/2008, có trụ sở đặt tại 32 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trải qua hơn 11 năm hoạt động, HDBank Hoàn Kiếm luôn là đơn vị hoàn thành tốt chỉ tiêu mà ban lãnh đạo đề ra. Mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng kinh tế, cạnh tranh thị trường, thị phần, nhân sự chưa ổn định, nhân viên còn trẻ.... Nhưng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo cùng tập thể đoàn kết thống nhất, đến nay HDBank Hoàn Kiếm đã đạt được kết quả kinh doanh khá tốt, qua 3 năm liên tục đều đạt danh hiệu Chi nhánh xuất sắc (2017-2019), hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh được Ban Tổng giám đốc giao.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Hiện nay, Chi nhánh HDBank - Hoàn Kiếm có 9 phòng và 01 tổ nghiệp vụ, Quy mô nhân sự hiện hữu của HDBank Hoàn Kiếm tính đến thời điểm hiện tại là 60 người. Được phân bố các phòng ban, bao gồm Ban Giám đốc