Thực trạngquản lý rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Phát triển TP.

Một phần của tài liệu 1197 quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 85)

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢNLÝ RỦI RO TÍN DỤNG

2.2.2. Thực trạngquản lý rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Phát triển TP.

TP. Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hoàn Kiếm

2.2.2.1. Cơ cấu bộ máy Quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hoàn Kiếm

Theo quy trình của HDBank, quản lý RRTD hiện đang quản lý theo ngành dọc. Tại Hội sở là Khối quản trị rủi ro (Khối QTRR), Khối QTRR sẽ thực hiện quản trị rủi ro chung:

- Theo quy định nội bộ, Hội sở sẽ quản lý chung với các loại rủi ro sau: + Rủi ro tín dụng (Credit Risk)

+ Rủi ro thị truờng (Market Risk) + Rủi ro hoạt động (Operational Risk). + Rủi ro tập trung (Consentration Risk) + Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk)

+ Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng (INT-Rates Risk)

(Trích dẫn: Quy định nội HDBank, thông tu 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam)

- Đối tuợng: Các phòng ban/Trung tâm và các đơn vị trực thuộc HDBank.

Tại các đơn vị kinh doanh cũng nhu tại HDBank Hoàn Kiếm, việc quản lý rủi ro đuợc phân cấp và hình thành Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh:

+ Phòng quản lý rủi ro đuợc hình thành trong tổ chức cơ cấu của HDBank Hoàn Kiếm từ năm 2012. Phòng có nhiệm vụ tham muu cho ban lãnh đạo chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tu đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng

Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

62

cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ, cơ cấu lại các khoản nợ, nợ quá hạn, nợxấu), quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay.Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hoàn Kiếm theo chỉ đạo của HDBank Hội sở.

+ Bộ phận quản lý nợ có vấn đề: Là bộ phận hỗ trợ của Phòng quản lý rủi ro, Bộ phận chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu). Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

+ Mối quan hệ của Phòng quản lý rủi ro với các Phòng/Ban khác trong HDBank Hoàn Kiếm: Đối với Khối Quản lý rủi ro Hội sở là đơn vị quản lý ngành dọc, Phòng QLRR sẽ thực hiện bám sát các quy định của Khối khi thực hiện vận hành hoạt động tại HDBank Hoàn Kiếm. Đối với các Phòng/Ban khác tại chi nhánh, Phòng QLRR có quan hệ chặt chẽ với các Phòng (Phòng Kế toán: Liên hệ lấy số liệu hoạt động hạch toán tại Chi nhánh, Phòng Doanh nghiệp, Phòng Cá nhân: Phối hợp thẩm định, quản lý khoản tín dụng, xử lý các khoản tín dụng phát sinh rủi ro...). Tại Chi nhánh sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng QLRR và các Phòng có liên quan sẽ giúp chi nhánh hoạt động hiệu quả và bền vững.

+ Cơ cấu nhân sự của Phòng QLRR: Hiện gồm có 1 Trưởng phòng (quản lý trực tiếp), 2 Phó Phòng (1 Phó phòng quản lý về rủi ro, 1 Phó phòng kiêm trưởng bộ phận quản lý nợ có vấn đề) và các chuyên viên rủi ro.

Quy trình vận hành quản lý RRTD: 63

Khách hàng có nhu cầu tín dụng (Cá nhân, Doanh nghiệp) => Phòng KHDN/Phòng KH CN (tiếp nhận thẩm định hồ sơ) => Phòng QLRR (đánh giá, kiểm tra tính xác thực hồ sơ, mức độ thỏa mãn điều kiện cấp tín dụng) => Cấp phê

duyệt/Ban Giám đốc CN => Phòng kế toán (Giải ngân, cung cấp các dịch vụ tài chính) => Phòng QLRR, Phòng KHDN/Phòng KHCN (Phối hợp Giám sát hoạt động khách hàng: Mục đích sử dụng vốn, tình trạng ổn định tài chính, )

2.2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng

a. Thực trạng dự phòngrủi ro tín dụng

Theo thông tu 02/2013/TT-NHNN, dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc vi phạm các cam kết đối với ngân hàng,. Đây là tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng và khả năng quản lý dư nợ của ngân hàng. Dự phòng rủi ro bao gồm Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Thực trạng trích lập và sử dụng dự phòng cho vay đã được thể hiện ở Bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.7. Bảng trích lập dự phòng RRTD tại HDBank - Hoàn Kiếm giai đoạn 2016-2019

Trích dự phòng RR 11.1 83 0,88% 16.695 0,88% 23.989 0,50 17.767 0,24% Dự phòng chung (0,75%) 38 8.8 13.032 20.098 15.654 Dự phòng cụ thể (Nhóm 2- 5) 2.3 45 3.663 3.891 2.113

HDBank - Hoàn Kiến thực hiện dự phòng RRTD theo đúng các qui trình của HDBank, bao gồm các khâu cụ thể thực hiện tại chi nhánh theo thẩm quyền:

• Nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát RRTD:

- Phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chung của toàn hàng - Tổ chức theo dõi và kiểm soát RRTD đối với từng khoản/danh mục được cấp tín dụng.

• Hệ thống XHTD nội bộ:

- Bao gồm các tiêu chí định tính, định lượng nhằm đánh giá khả năng (xác suất) khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận, bao gồm cả các yếu tố kinh tế - xã hội vĩ mô, môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Sử dụng phần mềm/Công cụ Công nghệ thông tin và tổ chức ghi nhận, lưu trữ cơ sở dữ liệu kịp thời, đầy đủ.

- Được rà soát, đánh giá độc lập với đơn vị xây dựng hệ thống ít nhất 1 lần/năm.

- Có đầy đủ thông tin về hệ thống XHTD nội bộ để cung cấp theo yêu cầu của Kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập, và các cơ quan chức năng khác khi thực hiện kiểm toán nội bộ, thanh tra, giám sát, kiểm toán độc lập.

- Hệ thống XHTD nội bộ được áp dụng theo quy định của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ, trên cơ sở tham mưu qua Phòng Quản lý rủi ro Hội sở và Phòng chấm điểm tín dụng Hội sở.

• Thẩm định cấp tín dụng:

- Xác định cụ thể người có liên quan đến khách hàng và xác định tổng dư nợ cấp tín dụng của khách hàng, của khách hàng và người có liên quan.

- Tham khảo kết quả XHTD của khách hàng (nếu có - do ngân hàng và do các TCTD thực hiện)

65

Tài sản bảo đảm (trường hợp cấp tín dụng có Tài sản)

- Thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên bảo lãnh (trường hợp cấp tín dụng có Bảo lãnh của bên thứ ba)

- Thẩm định khách hàng, phương án sử dụng và khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của khách hàng đối với các khoản cấp tín dụng.

- Trường hợp sử dụng các kênh khách có thông tin khách hàng, Ngân hàng kiểm tra chất lượng thông tin và tính độc lập của kênh này.

- Việc thẩm định cấp tín dụng được áp dụng theo các Quy định từng thời kỳ, trên cơ sở tham mưu các đơn vị tại Hội sở.

• Phê duyệt tín dụng:

- Theo quy định số 193/2019/QĐ - TGĐ ngày 29/01/2019 và quyết định số 1036/2019/QĐ - TGĐ ngày 17/05/2019 của ngân hàng HDBank, hạn mức phê duyệt tín dụng tại HDBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm là 3 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp và 2 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân. Hạn mức phê duyệt này không có ngoại lệ và theo các sản phẩm chuẩn của HDBank.

- Thẩm quyền phê duyệt tín dụng và quy định các trường hợp nào phải chuyển lên cấp thẩm quyền cao hơn để phê duyệt, dựa trên các cơ sở đánh giá theo các tiêu chí định tính, định lượng.

- Trường hợp Hội đồng tín dụng phê duyệt phải có biên bản phê duyệt, nêu

rõ lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt với đầy đủ ý kiến các thành viên.

- Thông tin cung cấp để phê duyệt phải đầy đủ, phù hợp với quy mô, loại hình cấp tín dụng

- Các mẫu biểu và thông tin cung cấp để phê duyệt áp dụng theo mẫu đã được Hội sở ban hành.

• Quản lý tín dụng:

việc lập, lưu trữ kịp thời, đầy đủ các hồ sơ tín dụng, các thông tin về khả năng

thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lịch sử trả nợ của khách hàng, bảo đảm tuân thủ

theo quy định nội bộ và quy định của pháp luật.

- Giải ngân phù hợp với mục đích sử dụng vốn, loại hình cấp tín dụng - Giám sát khoản cấp tín dụng (sau giải ngân)

- Việc quản lý cấp tín dụng áp dụng theo các quy định trong từng thời kỳ, trên cơ sở tham mưu của Trung tâm quản lý và hỗ trợ tín dụng.

• Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề:

- Xác định rõ tiêu chí, phương pháp nhận diện khoản cấp tín dụng có vấn đề.

- Áp dụng phù hợp các biện pháp xử lý, cơ cấu lại, kế hoạch thu nợ.

- Tăng cường hơn việc đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng và về khả năng thu hồi nợ từ các Biện pháp bảo đảm.

- Tăng cường hơn việc theo dõi, giám sát, thu hồi nợ

- Xác định trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan và có biện pháp xử lý phù hợp

- Việc quản lý khoản tín dụng có vấn đề áp dụng theo áp dụng quy định của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ, trên cơ sở tham mưu của Trung tâm xử lý nợ Hội sở.

• Quản lý tài sản bảo đảm:

- Chỉ nhận tài sản bảo đảm trong danh mục được chấp nhận của HDBank - Việc thẩm định giá do HDBank tực hiện hoặc thuê tổ chức (có chức năng thẩm định giá), bao gồm các nội dung về: Giá trị thị trường, giá trị thu hồi và thời gian phát mại, xử lý.

- Việc thẩm định giá tài sản bảo đảm áp dụng theo quy định HDBank, trên cơ sở tham mưu của Phòng thẩm định giá

67

trừ khi tính toán số tiền trích lập dự phòng theo quy định.

- Tài sản bảo đảm phải được đánh giá lại định kỳ hoặc đột xuất theo quy định HDBank.

- Tài sản bảo đảm phải được tiếp nhận, quản lý theo quy định HDBank.

• Báo cáo nội bộ về Rủi ro tín dụng:

- CN Hoàn kiếm báo cáo nội bộ về Khối QLRR tối thiểu 1 lần/tuần hoặc đột xuất cho Phó TGĐ (hoặc Giám đốc khối) phụ trách.

b. Thực trạng xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hoàn Kiếm

Tại điều 6, quyết định số 106/2013/QĐ - HĐQT ngày 25/09/2013 về ban hành quy chế xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh có quy định rõ về sử dụng Dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro như sau:

- HDBank được sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

+ Khách hàng là tổ chức bị giải thể , phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích;

+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5. - Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:

+ Sử dụng dự phòng cụ thể đã được trích lập để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó.

+ Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;

+ Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ các nguồn quy định không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.

RRTD. Tỷ lệ nợ quá hạn so với mức dư nợ tín dụng qua các năm có xu hướng

giảm cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối (Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ qua các năm như sau: năm 2016 - 0.88%; năm 2017 - 0.88%, năm 2018 - 0.5%, năm

2019 - 0.24%).

Trong cơ cấu nợ quá hạn trong 2 năm 2016 - 2017 nợ quá hạn chiếm ½ chủ yếu là Cho vay bổ sung vốn lưu động (đối tượng quá hạn chủ yếu là Doanh nghiệp: Công ty TNHH SX và TM Nam Hải (Nợ quá hạn nhóm 2 năm 2016: Chậm trả nợ gốc và lãi do dòng tiền bị đối tác chậm thanh toán), sang năm 2017 (Nợ nhóm 2 tập trung vào Công ty CP SX và TM Mỹ Sơn) đây là doanh nghiệp quá hạn do chậm thanh toán 1 Khế ước 2 tỷ đồng, nên toàn bộ nợ ngắn hạn bị kéo theo) . Thời điểm phát sinh nợ quá hạn đối với 2 Doanh nghiệp này, Phòng QLRR đã tiến hành đánh giá thực trạng quá hạn của Doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với Phòng KHDN đề xuất hướng xử lý “Tiến hành hỗ trợ về mặt lãi suất - giảm lãi. Đồng thời hỗ trợ bổ sung thêm vốn lưu động để hoàn thành các đơn hàng khác nhằm khắc phục tổn thất đơn hàng lỗi. Đồng thời cũng bổ sung thêm vốn lưu động để khắc phục lô hàng lỗi để thanh lý nhằm thu hồi vốn” Kết quả, khách hàng đã vượt qua được khó khăn, HDBank Hoàn Kiếm đã thu hồi được toàn bộ gốc và lãi .

Đối với khoản cá nhân (năm 2016): Phòng QLRR đã tiến hành khởi kiện 1 vụ (vay mua xe ô tô - dư nợ 623 triệu đồng), hồ sơ quá hạn đã được xét xử Sơ thẩm và cá nhân nợ tự nguyện bàn giao tài sản (1 xe ô tô) cho ngân hàng để thực hiện phối hợp bán thu hồi nợ. Sau 2 tháng thực hiện rao bán tài sản. tài sản đã được thanh lý và khoản vay đã được thu hồi đầy đủ (HDBank Hoàn Kiếm không thực hiện trích bổ sung từ khoản trích dự phòng cụ thể).

Đối với khoản vay doanh nghiệp nợ xấu năm 2016 (dư nợ xấu 500 trđ): Khoản vay mua xe ô tô tải của doanh nghiệp, doanh nghiệp khó khăn trong quan trị tài chính (lỗ, không có khả năng trả nợ), sau nhiều lần làm việc (Bộ

69

phận XLN - Phòng QLRR) đã thuyết phục khách hàng tự bán tài sản để thu hồi nợ.

Năm 2017: Nợ xấu 3.057 triệu đồng (Doanh nghiệp 1.000 triệu đồng, cá nhân 2.057 triệu đồng). Đây là 2 khoản vay (1 DN vay vốn luu động và của 1 cá nhân vay mua Bất động sản). Đối với khoản vay của doanh nghiệp, Phòng QLRR đã tiến hành làm đồng thời ra phuơng án giảm dần du nợ (hiện đã tất toán), đối với khoản vay cá nhân vay mua bất động sản, Bộ phận XLN - Phòng QLRR đã thực hiện khởi kiện theo đúng quy định, đã thực hiện thi hành án phát mãi tài sản và thu hồi nợ vào đầu năm 2018.

Năm 2018 (Nợ xấu 3.561triệu đồng) Nợ xấu tập trung vào cá nhân vay mua bất động sản. Trong năm 2018 , Phòng QLRR cũng đã tiến hành rà soát đánh giá toàn bộ các khoản vay cá nhân liên quan đến bất động sản và cảnh bảo sớm. Đề xuất các biện pháp thu hồi nợ truớc hạn và thu hồi dần truớc hạn. Đối với khoản vay nợ xấu đã phát sinh, Bộ phận XLN - Phòng QLRR đã thực hiện làm việc với khách hàng đánh giá nguyên nhân (2 khách hàng cá nhân ảnh huởng nguồn trả nợ do nguồn thu ảnh huởng bởi kinh doanh gặp khó khăn). Phòng QLRR đã tiến hành khởi kiện và thực hiện thu hồi sơ theo quy định.

Năm 2019 (Nợ xấu 2.517 triệu đồng), Nợ xấu tập trung vào 1 khách hàng cá nhân, vay mua Bất động sản. Hiện khách hàng đã thỏa thuận bàn giao tài sản đảm bảo là bất động sản cho HDBank Hoàn Kiếm phối hợp phát mại. Đồng thời khách hàng do khó khăn về thu nhập (nghỉ việc) nền đề xuất HDBank giảm lãi phạt quá hạn. Hiện tại tài sản vẫn đang đuợc tiến hành rao bán để thu hồi nợ.

Qua 4 năm (2016 - 2019) Phòng QLRR đã thực hiện 7 vụ khởi kiện, 4 vụ thỏa thuận cơ cấu nợ, 1 vụ bổ sung thêm vốn để giúp khách hàng hoạt động nhằm thu hồi vốn. Ngoài ra còn tiến hành rà soát toàn bộ các khoản vay

Cá nhân (vay mua bất động sản) do tỷ trọng quá hạn đang tập trung vào nhóm này, đã tiến hành cảnh báo sớm, đánh giá thu hồi sớm truớc hạn các khoản có

Một phần của tài liệu 1197 quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w