2.3. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢNLÝ RỦI RO TÍN DỤNGCỦA NGÂN
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất, Kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng chưa tồn diện
Chi nhánh chưa có kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng tồn diện, thiết lập các mục tiêu định hướng cho các hoạt động cấp tín dụng. Các kế hoạch phát triển hàng năm về việc cho vay trung hay dài hạn của Ngân hàng chưa cụ thể, chưa đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của một kế hoạch rủi ro tín dụng như: Chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các rủi ro tín dụng; chưa xem xét đánh giá hết các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng trưởng của Ngân hàng; chưa tạo ra khn khổ để kiểm sốt rủi ro và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, Cơng tác nhận diện phân tích RRTD vẫn chưa được hỗ trợ bởi
hệ thống nên chưa thực sự chủ động.
Cơng tác quản lý rủi ro tín dụng chưa hồn thiện bộ máy cấp tín dụng theo mơ hình cấp tín dụng tập trung. Phịng tín dụng của Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi các khâu chuẩn bị cho một khoản vay, do đó nhiều cơng việc tập trung hết vào một nơi dẫn đến chất lượng công việc chưa cao. Việc cán bộ tín dụng vừa là người tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, vừa phân tích khách hàng để xin trình duyệt đem lại tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng.Vì bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo chiều hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay. Ngoài ra, Cán bộ tín dụng cũng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên đơi khi có thể nảy
73
sinh sự thơng đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để đuợc vay tiền ngân hàng.
Việc kiểm tra sử dụng vốn vay cịn mang tính hình thức, chua thường xun do đó một số khách hàng cịn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng.
2.3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa có định hướng, kế hoạch cụ thể cho quản lý rủi ro của ngân hàng Mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng, song việc định hướng kế hoạch quản lý rủi ro mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo kinh doanh mang tính tổng quát như: cảnh báo hoặc hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề. Nói cách khác, quản lý rủi ro chưa được ưu tiên hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của Ngân hàng.
-Ngân hàng chưa chú trọng các phương pháp lượng hóa rủi ro tín dụng Cụ thể bằng các cơng thức tốn học, những quan niệm về RRTD như xác xuất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro khi xảy ra sự cố, hay tỷ lệ thu hồi khoản nợ.. .gần như chưa có trong nhận thức cán bộ. Trên thực tế, việc thu hồi nợ từ tài sản bảo đảm không đủ. Thu hồi khoản nợ thường được cân nhắc rất kỹ vì sợ thu hồi khơng đủ gốc. Chính vì những nhận thức mơ hồ về khái niệm này làm cho việc thu hồi khoản nợ quá hạn bị chậm trễ gây thêm thiệt hại về kinh tế khi vốn khơng được thu hồi nhanh để quay vịng.
- Các cán bộ tín dụng cịn yếu về chun mơn nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế nên chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trong thẩm định và quyết định cho vay vẫn để xảy tra tình trạng cho vay vượt khả năng thanh tốn của khách hàng vay vốn.
trình tín dụng chưa nghiêm. Thẩm định sơ sài, hồ sơ tài sản thế chấp chưa đầy
đủ yếu tố pháp lý. Một số cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay còn dựa trên
yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay mà không coi trọng đến hiệu quả
của phương án vay vốn.
- Nhân sự của bộ phận quản lý rủi ro còn hạn chế năng lực
Hầu hết các cán bộ rủi ro đều là những cán bộ tín dụng chuyển sang, khơng có chun ngành sâu về quản lý rủi ro tín dụng. Do đó, cơng tác kiểm tra kiểm soát được thực hiện một cách hình thức, hiệu quả kém. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận này không được phân cấp theo chiều dọc như mơ hình các Ngân hàng lớn đang thực hiện mà phân cấp theo chiều ngang. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng khơng có quyền cấp hạn mức và vẫn chịu sự chỉ đạo điều hành của ban giám đốc chi nhánh. Quyết định cấp tín dụng cuối cùng vẫn là quyết định của hội đồng tín dụng cơ sở hoặc giám đốc chi nhánh. Vì vậy, ý kiến của bộ phận quản lý rủi ro nhiều khi phụ thuộc vào ý kiến của Ban giám đốc, khơng có tính độc lập.
b. Nguyên nhân khách quan
- Rủi ro từ sự cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn kinh doanh của HDBank Hoàn Kiếm
HDBank - Hoàn Kiếm hoạt động trên trục đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Trên con đường này,hiện nay có 12 Chi nhánh, Phịng, quỹ giao dịch của các ngân hàng khác nhau tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác. Dẫn đến sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an tồn, cạnh tranh thiếu bình đẳng.
- Rủi ro do hệ thống thơng tin tín dụng cịn bất cập.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt thông tin về doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có quyết định cho vay đúng,
75
giảm thiểu một phần rủi ro, giúp cho ngân hàng biết được những khoản vay có vấn đề để đánh giá đúng mức độ rủi ro.
Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của NHNN, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/2/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại CIC thuộc Vụ Tín dụng. CIC được tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 162/1999/QĐ-NHNN9 ngày 8/5/1999 và Quyết định số 584/2002/QĐ-NHNN ngày 10/6/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
CIC có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho NHNN, các TCTD, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. CIC đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả. Thơng tin cung cấp cịn đơn điệu, thiếu cập nhật do toàn bộ dữ liệu đầu vào của khách hàng do các TCTD khai báo, nếu khơng khai báo khơng có số liệu cung cấp. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương.
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có
quy định: Trong những hợp khách hàng khơng trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM khơng làm được điều này vì ngân hàng là một TCKT, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng... cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM khơng thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
- Rủi ro do các yếu tố vĩ mô
Khi khách hàng đến vay tại HDBank - Hoàn Kiếm, họ phải lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh cho năm kế tiếp. Cơ sở để lập các kế hoạch này là dựa trên các nhập lượng đầu vào để cân đối, tính tốn lãi, lỗ, doanh thu dự trù sẽ đạt được. Các số liệu này sẽ bị thay đổi do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến khơng có khả năng trả nợ cho Chi nhánh. Ví dụ về việc thay đổi các chính sách này như sau:
+ Điều chỉnh giá xăng dầu: Từ sau cú sốc giảm giá xăng dầu vào năm 2014 giá xăng dầu liên tục điều chỉnh giảm. Có thời điểm giá xăng chỉ cịn khoảng 14.450 đồng/lít (xăng IRON 95), đạt mức thấp nhất trong 9 năm qua. Trên thực tế, thời gian qua giá xăng dầu đã giảm tới khoảng 40%. Đối với một nước nhập khẩu một lượng xăng dầu thành phẩm lớn (chiếm hơn 50%) như Việt Nam thì việc giá xăng dầu giảm mang lại rất nhiều tác động đa chiều. Cú sốc giảm giá xăng dầu sẽ làm giảm thu cho ngân sách ở khâu nhập khẩu.
+ Điều chỉnh giá điện: Từ ngày 20/03/2019, mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT), tăng so với mức giá quy định tại Quyết định 4495/QĐ - BCT năm 2017 là 143,79 đồng/kWh.
77
Trong đó đáng chú ý, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia thành 6 bậc, theo cách tính lũy tiến với mức giá như sau: Bậc 1 - từ 0 đến 50 kWh; Bậc 2: từ 51 đến 100 kWh; Bậc 3: từ 101 - 200 kWh; Bậc 4: từ 201 - 300 kWh; Bậc 5: từ 301 - 400 kWh; Bậc 6: từ 401kWh trở lên. Giá điện là chi phí đầu vào của hầu hết các ngành hàng công nghiệp.
+ Tăng giá xi măng, sắt thép: Tháng 3/2019, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã có thơng báo tăng giá bán xi măng ra thị trường. Cụ thể, Công ty Xi măng Sơng Lam (Tập đồn xi măng Vissai) đã tăng giá bán sản phẩm xi măng bao, rời từ 40.000 - 50.000 đồng/tấn. Một số thương hiệu xi măng khác cũng tăng giá bán như: Vicem Hoàng Thạch tăng từ 20.000 - 50.000 đồng/tấn; Vicem Hạ Long, Vincem Hà Tiên, Vincem Nghi Sơn, Cẩm phả cùng tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/tấn;...Mức tăng giá sắt thép xây dựng cũng được điều chỉnh tăng từ 100.000 - 200.000 đồng/tấn. Theo đó, Cơng ty Sản xuất thép Australia SSE (SSE Steel) tăng giá bán thép cây D10 thêm 100.000 đồng/tấn, đối với thép cây và thép cuộn tặng thêm 200.000 đồng/tấn; Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tiso) cũng nâng cấp giá thép thành phẩm,... Mục đích của việc tăng giá là để giảm lỗ.
- Rủi ro từ sự tấn công của hàng nhập lậu
Khi tính tốn phương án vay vốn HDBank - Hồn Kiếm, khách hàng hoạch định giá đầu vào và giá sản phẩm đầu ra theo các kênh giá chính thức trên thị trường. Nhưng khi các doanh nghiệp khác sử dụng hàng nhập liệu đầu vào là hàng nhập lậu với chi phí thấp hơn sẽ giảm được giá thành và cạnh tranh với các doanh nghiệp vay vốn. Làm cho hàng hóa sản xuất ra khơng bán được vì có giá thành cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Chi nhánh. Như các khách hàng vay vốn để sản xuất và chế biến mủ cao su ở Hịa Bình. Mủ cao su nhập lậu từ Campuchia thường có giá thành thấp nên các doanh nghiệp thu mua hàng nhập lậu này sẽ có lợi thế hơn về giá thành sản xuất, do đó sẽ cạnh
tranh trực tiếp với các doanh nghiệp vay vốn Chi nhánh để thu mua mủ cao su trong nuớc. Một số doanh nghiệp khác vay vốn Chi nhánh để nhập khẩu kinh doanh hàng kim khí điện máy nhu cũng bị ảnh hưởng bởi hàng kim khí điện máy nhập lậu với giá rẻ hơn (đặc biệt hàng lậu theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc). Các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh các mặt hàng khác như : gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,... đều bị ảnh hưởng bởi hàng nhập lậu.
Niên vụ mía đường 2018/2019 gặp khó khăn lớn do đường nhập lậu gia tăng. Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, đường gian lận thương mại khoảng 200.000 tấn/năm, ước tính đường nhập lậu lên đến 800.000 tấn, chủ yếu xuất xứ từ Thái Lan nhập lậu về Việt Nam thông qua Campuchia đã làm phá giá đường trong nước. Các doanh nghiệp trong nước cho rằng, không thể giảm giá bán do giá mua nguyên liệu q cao, nếu hạ giá bán sẽ khơng có lãi. Tình trạng đường nhập lậu với số lượng lớn cũng đang đe dọa sự tồn vong của các nhà máy, doanh nghiệp và hàng vạn nơng dân ngành mía đường. Thực tế cho thấy, hơn 2 năm qua, đường buôn lậu đã đẩy 1/3 số nhà máy đường Việt Nam vào tình trạng phá sản, buộc phải đóng cửa.
79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận ở Chương 1, thơng qua việc phân tích các nội dung về quản lý rủi ro tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá, Luận văn đã phác họa thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại HDBank - Hồn Kiếm giai đoạn 2016 - 2019. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chếtrongcơng tác quản lý RRTD tại HDBank - Hồn Kiếm.
Đây là những căn cứ quan trọng, kết hợp với lý luận đã tổng hợp ở Chương 1 để tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý RRTD đối với HDBank - Hồn Kiếm tại Chương 3 .
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
TP.HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HỒN KIẾM