Nâng cao việc nhận dạng và quảnlý rủi ro khác trong hoạt động ngân

Một phần của tài liệu 1197 quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 103)

• Đối với sản phẩm, dịch vụ mới.

Quy trình phát triển sản phẩm tại HDBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm gồm: Đề nghị phát triển sản phẩm - Xem xét đồng ý - Xây dựng sản phẩm - Phê duyệt cho phép - Triển khai sản phẩm - Xác nhận giá trị sử dụng.

Trong quy trình trên, ngoài các nội dung cơ bản của phương án phát triển sản phẩm dịch vụ mới như: Sản phẩm dịch vụ dự định đáp ứng cho nhu cầu nào, phục vụ cho nhóm khách hàng nào, ở đâu, thời gian nào; Sản phẩm dịch vụ dự kiến đem lại những tiện ích gì cho khách hàng; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có phù hợp với chiến lược phát triển và kinh doanh của Chi nhánh không; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có tạo ra sự khác biệt và ưu thế riêng hay không; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có đáp ứng các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu trong chính sách phát triển sản phẩm của HD Bank -Chi nhánh Hoàn Kiếm là: đơn giản, quản lý và kiểm soát tự động trên nền tảng công nghệ hiệu quả; Yêu cầu đầu tư cho việc xây dựng và triển khai sản phẩm dịch vụ là gì. Sản phẩm dịch vụ dự kiến có đem lại hiệu quả cho ngân hàng không (xét cả hiệu quả định lượng, định tính)... phương án phát triển sản phẩm dịch vụ mới phải chỉ rõ cho được các yếu tố liên quan đến rủi ro:

• Rủi ro và phương án kiểm soát rủi ro cùng các yếu tố pháp lý.

• Kế hoạch triển khai, hỗ trợ, kiểm soát , đo lường và đánh giá.

Trong quá trình xây dựng sản phẩm, để đảm bảo có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro khác nhau, bắt buộc phải có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các phòng ban trong và ngoài chi nhánh có liên quan như :

• Phòng Kế toán tài chính: tham gia ý kiến về khía cạnh tài chính, kế toán,

• Phòng Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ: kiểm tra và tham gia ý kiến về mặt pháp lý và kiểm soát tuân thủ.

• Trung tâm điện toán và Ứng dụng công nghệ: tham gia ý kiến về khả năng ứng dụng, kiểm soát và hỗ trợ của công nghệ.

• Phòng Kế hoạch và Quản trị rủi ro: tham gia ý kiến về khía cạnh rủi ro của sản phẩm cũng nhu sự phù hợp của chiến lược chính sách của Ngân hàng và phương án đo lường, đánh giá hiệu quả của sản phẩm dịch vụ dự kiến.

• Phòng Marketing: tham gia ý kiến về phân tích nhu cầu, độ lớn của thị trường, phương án phân phối và tiếp thị sản phẩm ra thị trường, đồng thời phối hợp tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường.

• Phòng Quản lý chất lượng: tham gia về các khía cạnh tiêu chuẩn hóa và chất lượng của sản phẩm.

Chậm nhất sau 3 tháng kể từ thời điểm triển khai sản phẩm dịch vụ mới và định kỳ 6 tháng một lần, phải xem xét và đánh giá hiệu quả các mặt của sản phẩm và báo cáo lên Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc và hội đồng quản trị (nếu cần thiết) để có giải pháp tiếp tục phát triển, củng cố hay dừng hoạt động của các sản phẩm dịch vụ mới.

• Đối với sản phẩm và dịch vụ đang hoạt động.

Hàng năm, các Phòng, tổ như: Phòng KHDN, phòng KHCN, kế toán giao dịch, phòng... phối hợp thực hiện đánh giá lại những sản phẩm và dịch vụ đã đưa vào sử dụng, đánh giá giá trị sử dụng và hiệu quả trên các phương diện của sản phẩm và dịch vụ và báo cáo lên Giám đốc để có quyết định xử lý kế tiếp.

Một phần của tài liệu 1197 quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w