Kiến nghị với Ngânhàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí

Một phần của tài liệu 1197 quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 109)

Chí Minh

- Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng mới do quy trình cũ cồng kềnh, phức tạp gây lãng phí nguồn nhân lực khi xử lý các khoản tín dụng. Đồng thời, xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động

tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa rủi ro cho toàn bộ hệ thống.

- Ban hành cơ chế và các văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm định, tái thẩm định cho từng loại cho vay, theo từng loại khách hàng và theo từng ngành nghề kinh doanh. Soạn thảo và cung cấp các quy định, quy trình chặt chẽ, cụ thể về xử lý nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm đến từng bộ phận, cá nhân liên quan. Các cơ chế và các văn bản hướng dẫn, quy định, quy trình phải đơn giản, dễ hiểu có sự liên kết với nhau, dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực tế để tránh phải sửa đổi bổ sung liên tục, dẫn đến việc cập nhật không kịp thời của cán bộ chi nhánh và dễ gây rủi ro trong cho vay.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho chi nhánh theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị, các chương trình phần mềm hiện đại phục vụ cho hoạt động quản lý khoản vay của khách hàng.

- Chú trọng hơn trong công tác đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng trong ngân hàng. Thuê các chuyên gia quốc tế về đào tạo và giảng dạy về phân tích tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá tín dụng.

- Thành lập bộ phận thu hồi nợ quá hạn chuyên trách. Hiện nay, Chi nhánh vẫn chưa tổ chức được bộ phận thu nợ quá hạn riêng biệt, mà việc thu nợ thường do chính bộ phận cho vay đảm nhận. Do vậy, mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay có nhiều hạn chế, vì vậy nên có một bộ phận chuyên trách để thu nợ quá hạn.

93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những tồn tại đã phân tích ở Chương 2 và cơ sở lý luận tại Chương 1, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại HDBank - Hoàn Kiếm ở Chương 3. Đồng thời, Luận văn cũng đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng HDBank - Hội sở chính nhằm góp phần hoàn thiện các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng tại HDBank - Hoàn Kiếm, đưa hoạt động của HDBank - Hoàn Kiếm ngày càng hiệu quả.

KẾT LUẬN

Cho đến nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động sử dụng vốn quan trọng nhất của NHTM Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm và được đặt lên hàng đầu của các Ngân hàng Thương mại.

Với ba chương nội dung, Luận văn đã tổng hợp lý thuyết cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM, phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại HDBank - Hoàn Kiếm, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại HDBank - Hoàn Kiếm. Trên cơ sở đó, Luận văn đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại HDBank - Hoàn Kiếm.

Do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu, số liệu cũng như kiến thức nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn được bổ sung hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà (2007), Sách Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân

2. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu, Bùi Diệu Anh (2011), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

4. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hoàn Kiếm,

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016,2017,2018,2019.

5. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 về việc ban hành quy định về phân lọai nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng.

6. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Tiến (2010), Sách Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

8. Quốc hội (QH12), Luật các Tổ chức tín dụng số 47 2010 QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội.

9. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, Nxb Dân trí, Hà Nội.

10. Trang Web:

http: \\bachkhoatoanthu.vass.gov.vn noidung tudien https: \\hdbank.com.vn

www.cib.vn

http:\\bankstar.com.vn\giai-phap-dong-bo-thuc-day-xu-ly-no-xau-hieu- qua

Một phần của tài liệu 1197 quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w