1 Một số sản phẩm ngân hàng số hiện nay tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1164 phát triển NH số tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 51)

Với những bước nhập cuộc đầu tiên trong cuộc chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số, kết quả của quá trình số hoá hoạt động ngân hàng được thể hiện bằng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số cụ thể mang đặc trưng riêng của từng ngân hàng thương mại. Trong đó một số sản phẩm tiêu biển phải kể đến trên thị trường đó là: Timo của VPBank, LiveBank của TPBank và gần đây nhất là mới đây là sự gia nhập của ngân hàng OCB với sản phẩm OCB OMNI, ghi nhận những đóng góp đầu tiên của các ngân hàng thương mại trong việc xây dựng hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam.

2.1.1.1 - Ngân hàng số Timo

Ra đời từ năm 2016 và được biết đến như một mô hình ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam. Timo là ngân hàng số được đảm bảo và đồng phát triển bởi ngân hàng VPBank.

Với vai trò là một tài khoản ngân hàng đi kèm thẻ debit, Timo đem lại cách thức tiếp cận mới hướng đến giới trẻ, những người sử dụng thiết bị di động (smartphone, tablet) và yêu thích lối sống phong cách. Thông thường khi mở tài khoản ngân hàng, khách hàng thường phải đến và ngồi chờ tại các quầy giao dịch ngân hàng truyền thống. Thông qua Timo, người dùng sẽ đăng ký dịch vụ trên web hoặc ứng dụng Timo trên điện thoại, sau đó nhận thẻ tại các cửa hàng Timo Hangout với không gian mở giống như một quán cà phê.

Timo có đầy đủ tính năng của một ngân hàng thực sự với thẻ ATM và các tài khoản thanh toán, tiết kiệm, hỗ trợ mở tài khoản trực tuyến, mở tài khoản tiết kiệm mà không yêu cầu khách hàng phải trực tiếp đến các chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng truyền thống. Timo hướng tới người dùng sử dụng trên ứng dụng di động với giao diện đơn giản, giao dịch chyển tiền, thanh toán nhanh chóng cũng như hỗ trợ người dùng lên kế hoạch tiết kiệm tiền, mở nhanh tài khoản tiết kiệm. Việc nạp tiền vào Timo có thể được thực hiện qua chuyển khoản từ VPBank hoặc ngân hàng khác. Tại các Timo Hangout cũng có máy ATM hỗ trợ khả năng nộp tiền miễn phí. Về cước phí, Timo miễn hoàn toàn phí chuyển tiền ở các ATM, không phí duy trì tài khoản và số dư tối thiểu, miễn phí mở/khoá thẻ/tài khoản từ ứng dụng, miễn phí tra soát giao dịch. Chỉ một vài phí khác sẽ được thu như phí cấp lại thẻ, cấp lại mã PIN...

Với việc đầu tư rất lớn vào các dự án số hóa ngân hàng, VPBank xác định ngân hàng số là một hướng đi chiến lược. Timo được hình thành với vai trò là một kênh ngân hàng số phát triển khách hàng độc lập. Mục đích là tạo

ra những sự khác biệt đột phá so với những sản phẩm ngân hàng truyền thống, song song với đó là thúc đẩy các chương trình số hóa tiếp theo và đưa VPBank trở thành ngân hàng có tỷ lệ số hóa cao.

2.1.1.2 - Ngân hàng tự động LiveBank

Nếu như Timo đi đầu cho cuộc chuyển đổi mô hình ngân hàng số với chủ trương ít chi nhánh, ít phòng giao dịch, thì Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) lại hướng đến việc xây dựng hệ thống các điểm giao dịch ngân hàng tự động. Theo đó, LiveBank là mô hình giao dịch ngân hàng tự động thế hệ mới, hay còn được biết đến dưới tên gọi chi nhánh ảo (Virtual Branch). Trên thế giới, hình thức này được thử nghiệm tại một số nước phát triển như Singapore từ cuối năm 2016 hay tại Mỹ từ đầu năm 2017. Mô hình LiveBank ra đời nhằm đáp ứng xu hướng phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng trong việc gia tăng chất lượng dịch vụ và mạng lưới phục vụ khách hàng, nhất là với khu vực đông dân cư, các vùng xa trung tâm, nơi ngân hàng chưa có khả năng mở điểm giao dịch truyền thống.

Hình 2.1: Mô hình chi nhánh ngân hàng ảo (Virtual Branch Banking)

Điểm nổi bật của LiveBank đó là khách hàng sẽ được phục vụ 24/7 không kể ngày đêm. Điều đó đồng nghĩa với việc, khách hàng sẽ được phục vụ kịp thời nhất các nhu cầu giao dịch với ngân hàng một cách tiện lợi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, trong tuần mà không phụ thuộc vào giờ làm việc hành chính như các điểm giao dịch ngân hàng thông thường như hiện nay. LiveBank có thể phục vụ khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng cơ bản như: dịch vụ nộp tiền mặt, đăng ký tài khoản thanh toán, tài khoản ebank, khoản vay, mở thẻ ghi nợ, gửi tiền có kỳ hạn, đồng thời có thể mở rộng thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác tích hợp với ngân hàng điện tử eBank (chuyển khoản, thanh toán dịch vụ, truy vấn...) trong tương lai.

Nhờ ứng dụng các công nghệ mới và hiện đại, thời gian thực hiện giao dịch tại LiveBank tiết kiệm hơn đến 40% so với giao dịch truyền thống và hoàn toàn yên tâm về bảo mật. LiveBank tích hợp các tính năng giao dịch ngân hàng cơ bản kết hợp với ứng dụng công nghệ tương tác qua Video với giao dịch viên hỗ trợ tư vấn trực tuyến từ xa cho khách hàng một cách thân thiện và kịp thời, điều mà các máy ATM thế hệ cũ không làm được. Với việc mở tài khoản, khách hàng chỉ cần lấy dấu vân tay với công nghệ sinh trắc học Biometrics giúp tăng cường tính bảo mật, các quy trình vận hành hoàn toàn tự động cùng công nghệ OCR tự động chuyển hình ảnh từ các bản scan thành chữ trên các đơn đăng ký giúp khách hàng tiết kiệm thời gian so với hình thức giao dịch tại quầy. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, số lượng LiveBank đã đạt con số 50 điểm, đánh dấu trên bản đồ các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nang, Nha Trang, Vinh,.

Với những thành công bước đầu, trong thời gian tới TPBank sẽ đầu tư mạnh cho hạ tầng mạng và mô hình LiveBank để nâng cấp LiveBank từ điểm giao dịch ngân hàng tự động thành điểm giao dịch đa năng, có thể thức hiện được nhiều chức năng hơn nữa. Mô hình giao dịch mới này là một trong

knowledge and operations exist in technical & functional silos.

single view of the customer but operate in functional silos.

their single view of the

customer in c∞rdinatθd and strategic ways.

những chiến lược quan trọng của TPBank nhằm tăng cường mạng lưới phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, giúp khách hàng được tận hưởng các công nghệ ngân hàng mới nhất trên thế giới, bắt kịp nhịp sống hiện đại và thể hiện nỗ lực của TPBank trong quá trình phát triển ngân hàng số tại Việt Nam.

2.1.1.3 - Ngân hàng hợp kênh OCB OMNI

Trước đây khi chưa có ngân hàng điện tử, khách hàng giao dịch với ngân hàng chỉ thực hiện qua một kênh duy nhất đó là đến điểm giao dịch (chi nhánh, phòng giao dịch). Sau khi có sự ra đời của sản phẩm ngân hàng điện tử, các ngân hàng đưa ra hàng loạt các kênh giao dịch online như internet banking, mobile banking để đem lại thêm tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, các kênh này đều hoạt động độc lập, không đồng nhất với nhau buộc khách hàng khi cần dịch vụ nào phải dùng đúng kênh giao dịch đó mới được phục vụ.

Trước nhu cầu dịch vụ ngân hàng liền mạch và đồng nhất trên tất cả kênh giao dịch, nền tảng ngân hàng hợp kênh (Omni-Channel) ra đời và dần dần trở thành xu hướng chung mà nhiều ngân hàng thế giới áp dụng. Ngân hàng hợp kênh mang lại sự đồng bộ và liền mạch trên tất cả các kênh giao dịch, quá trình giao dịch của khách hàng luôn được xuyên suốt và đồng nhất. Vì vậy, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm, thực hiện giao dịch bất kỳ thời điểm nào, trên bất kỳ kênh nào mà họ cảm thấy phù hợp nhất.

Hình 2.2: Quá trình phát triển các kênh ngân hàng

• Customers experience a single touch-poĩnt.

• Enterprises have a single touch-point. Source SacKbase

(OCB) đă giới thiệu sản phẩm OCB OMNI - ứng dụng ngân hàng trên nền tảng hợp kênh, trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam. OCB OMNI giúp khách hàng kiểm soát, thực hiện các giao dịch tài chính một cách hiệu quả nhất, đồng thời cũng giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ở một kênh, tiếp tục ở một kênh khác và hoàn thành ở một kênh khác nữa. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể thoải mái giao dịch ở bất cứ kênh nào tiện lợi với mình nhất. OCB OMNI sở hữu 40 tính năng mới cùng những tiện ích ưu việt như: Tùy chỉnh ứng dụng theo sở thích, quản lý tài chính thông minh, giỏ thanh toán... Thời gian tới, ứng dụng còn có thêm những tính năng vượt trội khác nhờ vào nền tảng hợp kênh như: Kết nối mạng xă hội, mở rộng thêm phương thức giao dịch, hệ sinh thái one-stop-shopping,... Nhờ hệ thống siêu kết nối trên các kênh kỹ thuật số và mạng xă hội, các ngân hàng có thể có được các dữ liệu về sở thích, nhu cầu qua tương tác đa kênh của khách hàng. Từ đó, dễ dàng có được bức tranh tổng quan về những điều mà họ quan tâm

để cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng như mong đợi từ khách hàng. Ngoài ra, hệ sinh thái đa tiện ích dành cho khách hàng trên nền tảng hợp kênh còn có thể dễ dàng tích hợp thêm các ứng dụng, tiện ích từ đối tác thứ ba một cách nhanh chóng. Tức là chỉ với một ứng dụng ngân hàng OCB OMNI, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán cho việc mua sắm, xem phim, đặt xe chỉ với "một chạm".

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang cố gắng tạo ra sự khác biệt từ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số. Với sự hợp tác của đối tác Asseco Group, có mặt tại hầu hêt các nước châu Âu, Canada, Mỹ, Nhật, Israel và đối tác Fintek - Công ty tư vấn, phát triển và cung cấp dịch vụ công nghệ tại Việt Nam, OCB đã xây dựng chiến lược chuyển đổi ngân hàng số trên cơ sở một lộ trình chuyển đổi toàn diện mô hình, sản phấm đến tư duy kinh doanh trên nền tảng công nghệ hiện đại nhất. Trong đó, OCB OMNI là dự án đầu tiên, đánh dấu sự gia nhập của ngân hàng Phương Đông vào mảng ngân hàng số tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 1164 phát triển NH số tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w