2 Định hướng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1164 phát triển NH số tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 54)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội thay đổi cho ngành ngân hàng Việt Nam. Về phía các NHTM, để đón đầu xu thế phát triển các ngân hàng tại Việt Nam đã chủ động nghiên cứu và đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình. Trong đó nổi bật là việc ứng dụng các công nghệ số nền tảng

như: Điện toán đám mây, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng, giải pháp xác thực sinh trắc học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện chương trình

ứng dụng (open API), ... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm khách hàng. Một số ngân hàng đã bước đầu chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng số hóa bằng những sản phẩm, dịch vụ cụ thể như

OCB với chiến lược chuyển đổi ngân hàng số, Vietcombank với không gian ngân hàng số Digital Lab, Vietinbank với corebank thế hệ mới và kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) hiện đại, MB với ứng dụng trợ lý ảo ChatBot trên mạng xã

hội,...

Về phía Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó có Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nhận định rõ những được thách thức, cơ hội đối với

ngành ngân hàng trước tác động của cuộc CMCN 4.0 mà điển hình là sự phát triển của ngân hàng số. Trong chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam

đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 986/QĐ-TTg có nêu rõ một trong những quan điểm, đó là:

“Kịp thời nắm bắt cơ hội và thách thức từ tác động của cách mạng công nghiệp để định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng. Nhận thức sâu sắc ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo đi đôi với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là những thành tố chỉnh, then chốt cho sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam so với khu vực và thế giới ” - (Khoản đ, Phần 1, Mục I, Điều 1)

Có thể nói, quan điểm trên đã cho thấy tầm nhìn thấu đáo về vai trò của phát triển công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng như nhận thức sâu sắc về tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong định hướng đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược đã xác định một

trong số những hướng phát triển của các tổ chức tín dụng đó là dựa vào nền tảng

chính, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng và các sản phẩm dịch vụ

hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế.

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán

điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên di động, thanh toán qua QR Code, Tokenization...; áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện

lợi và có chi phí hợp lý.

Khuyến khích hợp tác trong mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa ngân

hàng và tổ chức công nghệ tài chính (Fintech), các tổ chức phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để phát triển mạng lưới đại

lý cho ngân hàng với chi phí thấp; Tạo môi trường pháp lý thích hợp cho việc phát triển các tổ chức công nghệ tài chính an toàn, hiệu quả; Ban hành chuẩn kết

nối giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức công nghệ tài chính.

Chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng. Đào tạo lực lượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ

Một phần của tài liệu 1164 phát triển NH số tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w