1 Tiềm năng và xu hướng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1164 phát triển NH số tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 79)

3.1- Định hướng phát triển ngân hàng số tại VPBank

3.1.1 - Tiềm năng và xu hướng phát triển ngân hàng số tạiViệt Nam Việt Nam

Theo thống kê của Công ty We are Social tại thời điểm tháng 1/2016, Việt Nam có 47,3 triệu người dùng internet (chiếm 50% dân số); có 35 triệu người sử dụng mạng xã hội (29 triệu sử dụng mobile); có 143 triệu điện thoại (chiếm 152% dân số). Đối với người trưởng thành, có 55% sử dụng smartphone, 46% có máy tính cá nhân và 12% có máy tính bảng.

Có 78% người dùng internet thường xuyên sử dụng internet hàng ngày. Thời gian truy cập internet hàng ngày trung bình qua máy tính là 4h39 phút, qua mobile phone là 2h25 phút và truy cập mạng xã hội qua các thiết bị khác nhau là 2h18 phút. Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 nước Châu Á có số lượng cũng như tỷ lệ người dùng internet và sử dụng điện thoại di động cao nhất, đây là điều kiện để thúc đẩy phát triển ngân hàng số, ngân hàng trên thiết bị di động và các hình thức thanh toán di động.

Hình 3.1 : Số lượng người dùng Internet ở Châu Á

Hình 3.2: Doanh thu từ thanh toán di động khu vực Đông Nam Á

?O13 POIA ?O15 PO16⅝ PO17 POIB 2019 POPO ?o?1

(Nguồn: US Census Bureau, Global web index, 2016)

Theo thống kê hiện nay, 70% dân số Việt Nam đang trong độ tuổi lao động với độ tuổi bình quân là 30 tuổi. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu đầu người dự kiến tăng tương ứng 46% và 44% vào năm 2020. Thị trường Việt Nam với quy mô dân số lớn trong đó dân số trẻ chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ người sử dụng điện thoại và internet hàng đầu trên thế giới, là một thị trường có tiềm năng lớn cho lĩnh vực ngân hàng số. Tất cả những yếu tố trên là nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ ngân hàng số của Việt Nam trong tương lai và đây cũng chính là động lực để các ngân hàng nỗ lực trong công cuộc số hóa quy trình hoạt động nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như tiện ích cho khách hàng.

Mặc dù chưa có ngân hàng số toàn phần, nhưng nhìn thấy được tiềm năng của ngân hàng số, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên những bước khởi đầu này tương đối thận trọng khi hầu hết các hình thức hoạt động và kênh phân phối ngân hàng số được triển khai hoàn toàn phụ thuộc vào mô hình ngân hàng truyền thống, hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số được thiết kế lại để phù hợp hơn với xu

hướng và phân khúc khách hàng mới, chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá.

Hình 3.3: Một số mô hình ngân hàng số tại Việt Nam

(Nguồn: Suman Kumar Chandra, 2017)

Đã có một số ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng số với sản phẩm cụ thể như: Digital Lab của Vietcombank để tăng trải nghiệm cho khách hàng giao dịch tại quầy; TPBank với LiveBank hay VIB với ứng dụng MyVIB tăng cường trải nghiệm khách hàng trên các kênh giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, có một số ít ngân hàng đã mạnh dạn tách hẳn kênh phân phối của họ thành một chi nhánh hoạt động độc lập trên nền tảng số, những sản phẩm và dịch vụ, chính sách bán hàng hoàn toàn độc lập, họ chỉ sử dụng lại hệ thống back- end của ngân hàng mẹ, điển hình như như ngân hàng số Timo của VPBank. Mặc dù chỉ mới khởi đầu nhưng xu hướng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng. Trong tương lai, thị trường có thể kỳ vọng vào một nền ngân hàng với mức độ số hoá ngày càng cao.

Một phần của tài liệu 1164 phát triển NH số tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w