Quá trình chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số cũng như xây dựng hệ sinh thái số đồng bộ tại ngân hàng chỉ thực sự thành công khi có sự đồng thuận và ủng hộ từ nhiều phía. Về phía chủ thể của quá trình số hoá ngân hàng, bản thân các ngân hàng thương mại đã tại Việt Nam có những tiến bộ trong thời gian ngắn, nỗ lực đưa ra những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số đầu tiên đến khách hàng. Từ kinh nghiệm quốc tế và bài học từ việc phát triển các mô hình ngân hàng trong kỷ nguyên mới cho thấy, phát triển ngân hàng số chỉ thực sự thành công khi có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua việc tạo lập nền tảng pháp lý chuyên biệt cho hoạt động ngân hàng số.
Thực tế cho thấy quá trình phát triển ngân hàng số ở Việt Nam mặc dù mới ở giai đoạn đầu, nhưng chính tốc độ phát triển nhanh chóng đã kéo theo việc các quy định pháp lý tại Việt Nam chưa thể bắt kịp với hoạt động ngân hàng số nói chung. Hành lang pháp lý hiện hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối cảnh số hóa dịch vụ, chưa thực sự thúc đẩy cho phát triển ngân hàng số, thanh toán số. Trên cơ sở đó, một số vướng mắc có thể giải quyết bằng việc sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành, nhưng cũng có những vấn đề cần một khuôn khổ pháp lý mới để thực sự tạo điều kiện cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán số cũng như quản lý hoạt động ngân hàng số nói chung. Do vậy, việc điều chỉnh, cập nhật, ban hành các quy định chính sách phù hợp với sự cải cách tất yếu của công nghệ ngành ngân hàng là việc làm mang tính quyết định cho sự phát triển lâu dài của dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích đó, đề tài gợi mở một số kiến nghị về quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng số, theo hướng phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng số của Chính phủ và hỗ trợ hoạt động ngân hàng số cho các ngân hàng thương mại nói chung trong đó có VPBank, cụ thể:
(i) Về tổng thể, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét ban hành Chương trình hành động quốc gia hoặc Đề án giai đoạn 5-10 năm
nhằm thúc đẩy phát triển ngân hàng số hoặc dịch vụ tài chính tại Việt
Nam và
các cơ chế, chính sách khuyến khích như ưu đãi về thuế đối với việc mua
sắm, đầu tư các thiết bị công nghệ số trong lĩnh vực tài chính;
(ii)Nhanh chóng xây dựng quy định pháp lý đối với việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là mã số định danh cá nhân (ID) và sinh trắc
học, nhân khẩu học để phục vụ cho việc phát triển của ngân hàng số trong
lĩnh vực thanh toán, xếp hạng tín dụng cá nhân, cho phép khách hàng không
có tài khoản ngân hàng có thể chuyển tiền và thanh toán qua điện thoại di
động và ID cá nhân.
(iii) NHNN sớm ban hành quy định về hoạt động của ngân hàng đại lý để phát triển, mở rộng khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng chính thức,
giảm chi phí mở rộng mạng lưới cho các ngân hàng cũng như tạo điều kiện
Fintech theo hướng mở, khuyến khích và tạo điều kiện để các Công ty Fintech phát triển cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng và thúc đẩy phát triển xã hội, giải tỏa sự lo lắng của cộng đồng Fintech về nguy cơ rủi ro vi phạm pháp luật. Theo đó có thể không hạn chế các lĩnh vực Fintech tham gia nhưng quy định cấm một số hoạt động nhất định như việc gây quỹ cho chính các Fintech trong cho vay trực tuyến hay phóng đại không chính xác về lãi suất nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, người tiêu dùng đối với vấn đề lãi suất và được cung cấp thông tin đầy đủ... Ngoài ra có thể áp dụng các quy định về quản lý rủi ro vốn, thanh khoản để đảm bảo an toàn hoạt động của các công ty Fintech trong lĩnh vực kêu gọi vốn, cho vay.
(vi) Về an toàn bảo mật giao dịch, cần ban hành kèm theo các quy định bảo vệ khách hàng trong thực hiện các giao dịch tài chính điện tử, đảm bảo
giá trị của chữ ký số được bảo vệ. Bên cạnh đó cần có quy định pháp lý
về các
chuẩn hỗ trợ cho thanh toán điện tử như eKYC tạo thuận lợi cho việc cung
cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết.
(vii) Về hạ tầng CNTT, cần rà soát, hoàn thiện các quy định pháp lý về an toàn, bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin và giao dịch trong việc
cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến để bảo vệ tài sản, thông tin
người dùng
khỏi các nguy cơ lừa đảo trực tuyến, tạo niềm tin đối với người dùng trong
việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng số hiện đại. Xem xét việc áp dụng các
trong giao dịch với chi phí thấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, tính an toàn bảo mật cao... tới các tầng lớp, thành phần dân cư đặc biệt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Điều này sẽ đồng thời tăng nhu cầu người dùng, đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam.
Kết luận Chương 3
Trong bối cảnh cơ hội mở ra đối với lĩnh vực dịch vụ ngân hàng số là rất lớn, nhưng đi cùng với đó là không ít những thách thức. Bất kỳ một hình thái tài chính - ngân hàng mới nào cũng sẽ gặp phải những vướng mắc từ hành lang pháp lý, cơ chế phát triển, cũng như những vấn đề mang tính đặc thù công nghệ như rủi ro công nghệ thông tin, tính bảo mật dữ liệu,... Để phát triển ngân hàng số một cách hiệu quả nhất, VPBank cũng như các ngân hàng nói chung sẽ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đã phân tích. Bên cạnh đó, đòi hỏi không chỉ nỗ lực từ phía bản thân các ngân hàng mà cần có cả sự ủng hộ, tạo điều kiện tối đa của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Cuối cùng, khách hàng với vai trò là nhân tố trung tâm của hoạt động ngân hàng trong thời đại số, bằng việc thay đổi nhận thức cũng như những thói quen tiêu dùng truyền thống sẽ là yếu tố đóng góp quan trọng vào thành công của sự phát triển ngân hàng số tại VPBank và dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHUNG
Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài: “Phát triển Ngân hàng số tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:
Thứ nhất, hệ thống lại quá trình phát triển mang tính nền tảng cho sự hình thành của ngân hàng số thông qua các khái niệm Các mạng công nghiệp lần thứ tư, Cách mạng số, Công nghệ số. Trên cơ sở đó, khái quát về sự phát triển ngân hàng số trên thế giới và tại một số quốc gia trong khu vực hiện nay.
Thứ hai, tìm hiểu thực tế phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đã xuất hiện trên thị trường, tìm hiểu quá trình phát triển công nghệ thông tin và công nghệ số tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng để hình thành mảng hoạt động ngân hàng số.
Thứ ba, trên cơ sở tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, định hướng phát triển và chiến lược số hóa dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao việc phát triển ngân hàng số cũng như kiến nghị liên quan đối với Chính phủ và Cơ quan quản lý Nhà nước.
Mặc dù đề tài đề cập tới nhiều vấn đề thực tiễn và cố gắng đưa ra các giải pháp trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, nhưng do tính chất mới của vấn đề nghiên cứu nên cần có các công trình khoa học tiếp theo để có thể tiếp tục bổ sung, cập nhật và hoàn thiện các ý tưởng nghiên cứu một cách hiệu quả.
Tiếng Việt
1. Brett King, 2014, “Bank 3.0, tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
2. Hồ Tú Bảo, 5/2017, “Hiểu và đi trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ;
3. IDG Vietnam, 2017, “Báo cáo về Dịch vụ Ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng & Xu hướng tại Việt Nam”;
4. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, 2012 - 2017, “Báo cáo thường niên”;
5. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, 2012 - 2017, “Báo cáo tài ch ỉnh đã kiểm toán ”;
6. Philip Kotler, 2001, “Quản trị Marketing”, NXB Thống Kê;
7. Peter S. Rose, 2010 (tái bản), “Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính;
8. PwC & Microsoft Vietnam, 6/2017, Hội thảo “Tầm quan trọng của vấn đề an ninh mạng đối với các ngân hàng số tại Việt Nam”;
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 11/2017, Hội thảo “Ngân hàng và Fintech: Cơ hội và thách thức”;
10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 12/2017, Hội thảo “Hành lang pháp lý cho ngân hàng số tại Việt Nam”;
11.Các tài liệu hội thảo, tọa đàm khác có liên quan đến lĩnh vực công nghệ số và ngân hàng số được tổ chức tại Việt Nam;
Tiếng Anh
13.Ernst & Young, 2016, “Emerging Technology Trends - The road to the bank of the future”;
14.Klaus Schwab, 2016, “The Fourth Industrial Revolution ”;
15.Mc Kinsey, 2015, “Digital Finance for all: Powering inclusive growth in emering economies ”;
Website
16.Ngân hàng số Timo, https://timo.vn/;
17.Ngân hàng TMCP Tiên Phong, https://tpb.vn/livebank/;
18.Ngân hàng TMCP Phương Đông, https://www.ocb.com. vn/;
19.Ngân hàng TMCP Ngoại thương, http://www.vietcombank.com.vn/;
20.Thời báo Ngân hàng, http://thoibaonganhang.vn/ ;