hệ sinh thái
số
Để thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng trong thời kỳ số hóa, các ngân hàng cần nghiên cứu và sáng tạo để tăng thêm các giá trị trên vòng đời của khách hàng và tối đa hóa giá trị trên hệ sinh thái số. Thực tế cho thấy, khách hàng mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ có thể mang đến cho họ một gói giải pháp toàn diện theo thời gian thực và đơn giản hóa cuộc sống thường ngày.
Tại Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng kỹ thuật số, các ngân hàng cũng cần có cái nhìn tích cực hơn đối với loại hình công ty công nghệ tài chính (Fintech). Thống kê cho thấy, hiện có khoảng 40 công ty Fintech đang hoạt động, phần lớn tập trung vào mảng thanh toán. Có hơn một nửa các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến, hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS, số còn lại hoạt động ở những lĩnh vực khác như: gọi vốn, dịch vụ cho vay trực tuyến, quản lý dữ liệu tài chính cá nhân,...
Hình 3.5: Thị trường các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam
Crowdfunding Lending Data management Comparison sites
Personal Finance Bitcoin Blockchain
MobiVl
Cash2vn Bitcoin Vietnam VBTC Bitcoin MoneyLover Timo
casft2vπi 1Pay 123Pay W I23pay VinaPay SohaPay SohaPay Bankplus BΛOKIM.VN bankplι POS Management & Facilliators
khai thác lẫn nhau trong phát triển dịch vụ công nghệ tài chính cũng như dịch vụ ngân hàng số. Cụ thể, lợi thế của ngân hàng đó là: tập khách hàng rộng và có mối quan hệ từ lâu, hành lang pháp lý quy định cụ thể, chặt chẽ, kinh nghiệm trong quản trị rủi ro, thanh khoản, phòng chống rửa tiền, nguồn lực tài chính vững mạnh,... Còn đối với các Fintech, việc tự do sử dụng những công nghệ hiện đại để xây dựng các giao diện thân thiện với người sử dụng và liên tục được cập nhật là một trong những thế mạnh nổi trội nhất. Hơn nữa, do không sở hữu các cơ sở hạ tầng thị trường tài chính cơ bản nên các Fintech cũng làm tốt hơn các ngân hàng trong việc nắm bắt các giá trị cốt lõi của khách hàng từ lượng dữ liệu lớn nhằm cung cấp những dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn.
Một thực tế cũng cho thấy đó là trình độ phát triển so với các nước trên thế giới và khu vực của cả Fintech và ngân hàng số tại Việt Nam vẫn còn rất
non trẻ. Hầu hết các Fintech đều xuất phát điểm là việc cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến; cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS, chuyển tiền, một hình thái ban đầu của ngân hàng số. Vì vậy vô hình chung các Fintech đã trở thành các đối tác của các ngân hàng trong nền kinh tế và đó cũng chính là xu hướng phát triển phổ biến tại Việt nam.
Hiện nay tất cả các công ty trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động đều phối hợp với ngân hàng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng. Ví dụ như: VPBank hiện nay đang hợp tác với công ty Fintech Timo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng số, hợp tác với công ty Moca trong cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số; ngân hàng TMCP Quân đội hợp tác với một công ty Fintech tạo ra công nghệ cho phép người dùng thực hiện giao dịch ngay trong ứng dụng Messenger của Facebook; mô hình dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các đại lý viễn thông của Công ty Cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) ở khu vực nông thôn; mô hình dịch vụ chuyển tiền của Ngân hàng TMCP Quân đội trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo...
Theo báo cáo khảo sát về hoạt động của các công ty Fintech trên toàn cầu năm 2017 của KPMG, khi phỏng vấn về chiến lược phát triển Fintech của khu vực ngân hàng, có thể nhận thấy rõ xu hướng hợp tác ngày càng trở nên quan trọng khi 81% số lượng ngân hàng được phỏng vấn thiên về mô hình hợp tác, tăng 20% so với trong quá khứ, trong khi đó các hình thức phát triển khác đều có chiều hướng giảm đi. Khi phỏng vấn về các đối tác hợp tác của ngân hàng, 55% số ngân hàng được hỏi thiên về xu hướng hợp tác với các công ty Fintech, mức cao nhất trong số các đối tác hợp tác của ngân hàng. Và
trong vòng 12 tháng tới số lượng hợp tác với các Fintech có thể được kỳ vọng tăng thêm 26%.
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa ngân hàng và Fintech
Chiến lược trong quan hệ của ngân hàng với Fintech (% số người pv)
Khảo sát sự hợp tác của các ngân hàng với Fintech (% số người pv)
(Nguồn: KPMG, Global survey OfFintech activities, 2017)
Tóm lại có thể nhận thấy rằng các ngân hàng và các tổ chức tài chính đang cùng chung bước trên một hành trình chuyển đổi, cùng chứng kiến và nhìn nhận sự phát triển và tham gia của những người chơi mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cụ thể ở đây là các Fintech và các công ty thương mại điện tử lớn. Chính những chủ thể mới này đang đem đến một không gian mới với những ý tưởng đổi mới sáng tạo không ngừng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên số. Đây chính là giai đoạn đầy thử thách đối với các ngân hàng cũng như các công ty tài chính. Nếu như không muốn tuột khỏi tay vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp tài chính, bản thân ngân hàng phải nhanh chóng có hướng đi mới, đặc biệt trong việc định hình lại toàn bộ mô hình hoạt động truyền thống theo hướng giảm trừ các khâu trung gian và nguồn lực hành chính trong quá trình hoạt động, tăng cường áp dụng công nghệ số để đáp ứng
nhu cầu tiếp cận mọi nơi, mọi lúc của khách hàng. Để giải quyết nhanh chóng vấn đề này, tăng cường hợp tác với các công ty Fintech để phát triển đồng bộ hệ sinh thái số sẽ là một sự lựa chọn tất yếu trong chiến lược phát triển mảng của dịch vụ ngân hàng số VPBank.
3.2.4 - Chú trọng an ninh mạng và tăng cường bảo mật thông tin
Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất về an toàn bảo mật thông tin, xếp hạng an toàn bảo mật thông tin các quốc gia trên thế giới của Việt Nam hiện đứng thứ 100, thuộc diện trung bình yếu. Trên thế giới, trung bình đầu tư cho an toàn, bảo mật thông tin trong các dự án công nghệ thông tin của các tổ chức chiếm 15 - 25% thì tại Việt Nam chỉ gần 5%. Cứ trong 100 thư rác phát tán trên thế giới thì Việt Nam chiếm 11,17%, Trung Quốc 12,4%, Mỹ 8,5%. Như vậy, nếu tính theo đầu người thì Việt Nam gấp 13,4 lần Trung Quốc, 8 lần Mỹ, và đứng đầu thế giới về phát tán thư rác có chứa mã độc; 61% máy PC người dùng Việt Nam bị nhiễm mã độc so với trung bình thế giới là 19%. Tỷ lệ lây nhiễm các thiết bị cá nhân tại chỗ cao nhất thế giới, cuối năm 2016 tỷ lệ là 71,38%.
Về nhận thức và hành vi của người dùng trong việc đảm bảo an toàn thông tin khi truy cập mạng thì người dùng Việt Nam cũng thuộc nhóm yếu nhất thế giới khi có 60% người dùng trên thế giới khi được hỏi thì đều có nhận thức việc mất an toàn là do bản thân, nhưng tại Việt Nam chỉ có gần 11% người dùng nhận biết được điều này. Vì vậy, một trong những thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có VPBank là việc đảm bảo an toàn bảo mật khi cung cấp dịch vụ ngân hàng số cũng như nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho khách hàng trên môi trường mạng. Việc đảm bảo bảo mật thông tin xuất phát từ hai phía.
Thứ nhất, an toàn, bảo mật hệ thống thông tin từ phía ngân hàng. Khi VPBank phát triển mô hình ngân hàng số đồng nghĩa với việc áp dụng
phương thức cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ mới, do đó mô hình quản lý cũng phải thay đổi để thích nghi, ví dụ: Quản trị từ xa qua môi trường mạng, không làm việc tại văn phòng; đa dạng dịch vụ trực tuyến, hỗ trợ kết nối đa phương tiện. Cấu trúc và vai trò của các bộ phận cấu thành của tổ chức phải đáp ứng được yêu cầu linh hoạt, hiệu quả trong quản lý rủi ro. Việc phát triển đa dạng dịch vụ kéo theo hệ thống công nghệ thông tin phải mở rộng, có những đặc điểm: Cấu trúc hệ thống CNTT ngày càng đa dạng, phức tạp; tích hợp nhiều loại thiết bị, sản phẩm khác nhau (máy chủ, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu, thiết bị truyền thông và an ninh,...). Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số trên môi trường mạng internet hiện nay gặp nhiều thách thức về tội phạm công nghệ cao. Do đó, hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin cho ngân hàng số cần được quản lý, kiểm soát chặt chẽ để hạn chế nguy cơ mất an toàn.
Thứ hai, an toàn bảo mật thông tin từ phía khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin dù hiện đại thế nào đi nữa thì vẫn cần sự tương tác với con người trong việc cung cấp thông tin đầu vào. Các sai sót trong quá trình tương tác không đúng với quy định, hoặc vượt ngoài tầm kiểm soát, sàng lọc thông tin đầu vào thiếu chặt chẽ sẽ dẫn đến mất an toàn cho hệ thống và cho khách hàng. Nếu như ngân hàng có thể chủ động kiểm soát hoạt động của mình, thì bên phía khách hàng lại phụ thuộc vào chính họ và các yếu tố bên ngoài khác. Bản thân người sử dụng dịch vụ ngân hàng số cũng chưa ý thức được việc bảo vệ thông tin của mình, cũng như việc chia sẻ thông tin cá nhân trên các mạng xã hội. Vì vậy, song song việc đầu tư, tăng cường bảo mật cho các hệ thống công nghệ mới của ngân hàng thông qua hợp tác với các công ty công nghệ, VPBank cũng cần xây dựng các chương trình cảnh báo, cập nhật kiến thức bảo mật thông tin cơ bản cho khách hàng, tổ chức chiến dịch hướng dẫn, quảng bá nâng cao nhận thức của người dùng khi sử dụng các dịch vụ ngân
hàng hàng trực tuyến cũng như ngân hàng số nói chung như một biện pháp phòng ngừa rủi ro từ xa.
3.2.5 - Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược ngân hàng số
Với tốc độ phát triển như hiện nay của các nền tảng công nghệ số, trong thời gian tới ngành ngân hàng đứng trước những sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ về các sản phẩm, dịch vụ mà ngay cả vấn đề nguồn nhân lực ngân hàng cũng sẽ chịu tác động lớn. Bằng công nghệ, nhiều mảng nghiệp vụ của các ngân hàng được tích hợp thông qua quy trình số hoá khiến cho lực lượng nhân sự tại các ngân hàng thương mại có thể trở nên dư thừa, các vị trí như giao dịch viên, kế toán, kho quỹ,... trở nên không còn quá cần thiết. Trong khi đó lực lượng lao động làm việc ở các vị trí như phân tích, dự báo hay an ninh, an toàn thông tin, bảo mật sẽ trở nên thiếu hụt. Khi các nghiệp vụ kỹ thuật được tích hợp và được số hóa, ngân hàng chỉ còn cần nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy phản biện, sáng tạo và sở hữu trí tuệ cảm xúc để xử lý các công việc mà máy móc cũng như công nghệ không thể làm được.
Trong tương lai xa hơn, xu thế phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) còn có thể sẽ thay thế con người ở những khâu nghiệp vụ ngân hàng chính, nhân viên tại các ngân hàng có thể không cần thiết phải thông thạo quá nhiều các nghiệp vụ ngân hàng và tài chính. Thay vào đó, ngân hàng sẽ gia tăng nhu cầu nhân lực làm việc ở các vị trí mới mà từ trước đến nay chưa từng xuất hiện, chẳng hạn như: Chuyên viên thiết kế trải nghiệm thực tế ảo (thiết kế những giao diện 3D, cần các kỹ năng thành thục về thiết kế mỹ thuật, xây dựng thương hiệu); Chuyên viên thiết kế thuật toán (chuyên cập nhật, thiết kế và điều chỉnh các thuật toán để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng); Kỹ sư quy trình số (chuyên chẩn đoán các vấn đề của quy trình số để triển khai các giải pháp thử nghiệm).
Bên cạnh đó, sự thay đổi không chỉ đến từ phía ngân hàng mà xuất hiện cả từ phía các nền tảng tuyển dụng và đào tạo trong bối cảnh số hoá. Trong khi nhu cầu về nhân sự của các ngân hàng có sự dịch chuyển như vậy, thị trường sẽ nhanh chóng xuất hiện những nền tảng tuyển dụng chuyên nghiệp đóng vai trò môi giới lao động. Các nền tảng tuyển dụng này sẽ giúp người lao động kết nối, tương tác với các dữ liệu của doanh nghiệp hoặc ngân hàng mà họ muốn ứng tuyển. Trong khi đó, các ngân hàng sẽ lựa chọn nhân sự bằng sự đánh giá trong quá trình tương tác với ứng viên tại hệ sinh thái tuyển dụng mà không đơn thuần chỉ căn cứ vào bằng cấp hay các cuộc thi, phỏng vấn kỹ năng nghiệp vụ truyền thống như hiện nay. Vấn đề này đặt ra cả những thuận lợi và thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại nói chung cũng như các ngân hàng có định hướng phát triển theo mô hình ngân hàng số giống như VPBank. Ngân hàng cần phải chủ động đặt ra chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp và hỗ trợ cho chiến lược phát triển ngân hàng số.
Ngoài ra, thị phần nguồn nhân lực chất lượng cao của ngân hàng cũng sẽ chịu sự chia sẻ từ các doanh nghiệp Fintech. Theo một dự báo của PwC, lĩnh vực chuyển tiền và thanh toán của các ngân hàng sẽ phải chia sẻ khoảng 28%-30% thị phần cho các doanh nghiệp Fintech. Ở các mảng hoạt động tài chính khác như: quản lý tài sản và bảo hiểm, các công ty Fintech cũng sẽ chiếm thị phần khoảng 21%-22%. Xu hướng này sẽ phát triển mạnh ở các quốc gia có nền tài chính lớn và chuyên nghiệp, sau đó lan rộng sang các khu vực đang phát triển trong đó có Việt Nam. Điều này đồng nghĩa rằng, trong những năm tới, lực lượng lao động được đào tạo ở lĩnh vực công nghệ thông tin, và các khối tài chính - kinh tế, thay vì cạnh tranh vào làm việc tại các ngân hàng thì sẽ dịch chuyển nhiều hơn sang các công ty Fintech. Khi đó, bài toán đặt ra đối với các ngân hàng thương mại và cho cả VPBank đó là thay
đổi cách thức tuyển dụng, đưa ra chế độ đãi ngộ xứng đáng để có thể thu hút và gây dựng được đội ngũ lao động phù hợp trong bối cảnh số hoá.