Tínldụng cálnhân có những đóng góp đáng kể trong quá trình phát triểnlcủa nền kinh tế và xã hội. Tuy vậy, vai trò của hoạt động tín dụng còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như nhận thức và sự vận dụng việc cho vay trong thực tế quản lý kinh tế xã hội của con người. Trong một nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng cá nhân có những vai trò sau:
a. Với ngân hàng
Hoạt động tín dụng ảnh hưởng đến khả năng và nhu cầu huy động vốn của ngân hàng: Hoạt động cho vay và quy mô của hoạt động huy động vốn có quan hệ mật thiết vàltác động qua lại với nhau.lNguồn dành cho hoạt động cho vay ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn huy động được, ngược lại, chất lượng cho vay lại ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chất lượng cho vay không tốt có ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng, làm giảm lòng tin của khách hàng với ngân hàng gây khó khăn cho việc huy động tiền gửi, khách hàng cũng có thể rút tiền gửi ở ngân hàng, điều này có khả năng tạo thành một làng sóng rút tiền ồ ạt gây khó khăn cho ngân hàng, trong tình huống xấu nhất, ngân hàng có thể bị mất khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ phá sản.
c. Đối với khách hàng
“Với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa ngày một phát triển, các cá nhân có xu hướng tiêu dùng ngày một nhiều hơn nhằm nâng cao mức sống của
mình, thoả mãn các mục tiêu, kế hoạch của họ. Nhu cầu đời sống của con nguời ngày càng đuợc nâng cao cả về số luợng lẫn chất luợng. Điều đó thúc đẩy tiêu dùng của mỗi cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung sẽ ngày càng đuợc mở rộng cả về quy mô lẫn chất luợng. Tuy nhiên không phải lúc nào các cá nhân cũng có đủ khả năng tài chính để chi trả cho các nhu cầu đó, mặc dù đó là những nhu cầu tối thiểu. Do đó, mong muốn đuợc vay tiền để đáp ứng nhu cầu của nhóm cá nhân này hình thành, và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng này của khách hàng.” [3]