MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu 1169 phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 103)

PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Công tác giao kế hoạch kinh doanh

tế xã hội từng thời kỳ thì còn phải phù hợp với đặc điểm của địa bàn quận Ba Đình và tiềm lực của chi nhánh để tránh việc ép buộc chỉ tiêu kinh doanh, đặc biệt là dư nợ cá nhân đối với chi nhánh; Thời gian giao kế hoạch cần đưa sớm đầu năm để chi nhánh kịp thời nắm bắt, lên kế hoạch phù hợp cho mình.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay”

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro cho vay thì Eximbank cần thực hiện một số biện pháp như:

Về hoạt động kiểm soát nội bộ;

- Cần quan tâm đặc biệt đến việc”nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo tính độc lập và tự chịu trách nhiệm”của hệ thống này.

- Quán triệt nguyên tắc mở rộng tín dụng, triển khai sản phẩm mới... phải đi đôi với tăng cường quản trị mà trong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải tăng cường tương xứng. Cần đảm bảo quy mô ngân hàng về chi nhánh, về vốn và nghiệp vụ nhất thiết phải đủ lượng nhân viên kiểm soát nội bộ tối thiểu về biên chế và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ.

- Xây dựng và thiết lập văn hóa kiểm soát cẩn trọng trong hoạt động tại ngân hàng mình: Do hoạt động ngân hàng là loại hình đặc thù, nên cần phải đảm bảo rằng tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng ở các chi nhánh, phòng giao dịch của Eximbank phải có kiểm soát nội bộ và tách biệt với hoạt động kinh doanh trực tiếp của ngân hàng. Hàng năm, đội ngũ kiểm soát nội bộ phải được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về nghiệp vụ, giới thiệu về sản phẩm mới, tình hình rủi ro mới. Đối với người quản lý ngân hàng, nhất thiết phải qua lớp kiểm soát nội bộ cho cấp quản lý, hoặc quản lý rủi ro ngân hàng ở mức tương xứng.

Về hoạt động kiểm toán nội bộ

toán: Đánh giá một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và đề ra giải pháp xử lý rủi ro thích hợp; đặc biệt cần kiểm toán một các thường xuyên đối với các nghiệp vụ chứa đựng rủi ro.

- Cần tăng cường tính độc lập của kiểm toán nội bộ: Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có khả năng đưa ra các ý kiến và quyết định độc lập trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ cuộc kiểm toán. Tính độc lập này được thể hiện trên thực tế đó là bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải được thiết lập mà không chịu sự can thiệp và tác động của các bộ phận khác. Vì kiểm toán viên nội bộ cần phải xử lý rất nhiều dữ liệu tài chính nên việc áp dụng các thủ tục, quy trình kiểm toán mới cũng như công nghệ mới để thực hiện chọn mẫu, nghiên cứu khả thi và kiểm toán máy là hết sức cần thiết. Vì vậy, cần tăng cường áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kiểm toán nội bộ.

Đổi mới và hoàn thiện công nghệ ngân hàng

Bên cạnh những giải pháp phân tích ở trên, để nâng cao chất lượng tín dụng không thể không kể đến giải pháp hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng. Tiêu chuẩn hóa các nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn chung của một ngân hàng hoạt động đa năng trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh không chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn cả trong các lĩnh vực khác.

- Tạo ra các sản phẩm công nghệ xử lý và cung cấp thông tin chính xác và kịp thời nhất phục vụ cho công tác chỉ đạo, định hướng kinh doanh của các cấp lãnh đạo và các phòng chuyên môn có chức năng nghiên cứu, điều hành vĩ mô trên cơ sở và yêu cầu của việc quản lý thông tin khách hàng tập trung, quản lý vốn tập trung (cả ngoại tệ và đồng Việt Nam);

+ Đưa công nghệ vào để cải thiện, cải tạo phương thức quản lý; Thiết lập hệ thống quản lý và cung cấp thông tin trong nội bộ sử dụng chung; áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ cho cán bộ lãnh đạo các cấp trong việc điều hành và quản lý hoạt động ngân hàng; Tạo ra được cách suy nghĩ,

cách làm việc và quản lý khoa học dựa trên hệ thống thông tin chính xác, đầy dủ có sự hỗ trợ tối đa của máy móc.

+ Chuẩn hóa các tiêu thức quản lý, một mặt đáp ứng linh hoạt việc điều hành, mặt khác phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, giúp thuận tiện cho giao dịch đối ngoại (như tiêu thức trong bảng tổng kết tài sản trong báo cáo phục vụ kiểm toán...), đồng thời đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, thỏa mãn yêu cầu phát triển của các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác.

+ Trước mắt phải tập trung hiện đại nhanh hệ thống thanh toán, thực hiện nối mạng thanh toán với khách hàng, xây dựng các chương trình giao dịch nội bộ... Giảm tối đa lao động thủ công trong các mặt nghiệp vụ chuyên môn và điều hành. Xây dựng chương trình phần mềm giao dịch đồng bộ, tăng cường trang bị vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, đáp ứng yêu cầu quy trình điều hành, quy trình nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng và khai thác tốt cơ sở dữ liệu trong quá trình tác nghiệp. Từng bước nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để tăng cường năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên đại bàn. Cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.

- Cải tiến và chuẩn hóa một loạt sản phẩm hiện có như :

+ Chuẩn hóa và bổ sung các tính năng mới cho sản phẩm ngân hàng điện tử (F @st E - bank) phục vụ các khách hàng

+ Nhóm giải pháp tài trợ thương mại như chương trình tài trợ nhà phân phối, tài trợ nhà cung cấp, dịch vụ chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ xuất khẩu, dịch vụ xác nhận thanh tóan qua Ngân hàng.

+ Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở bảo mật và hoạt động an toàn, đảm bảo phòng chống được rủi ro.

Công tác Marketing và truyền thông

Ngoài công tác marketing về sản phẩm, dịch vụ, Hội sở cần tăng cường mối quan hệ với các cơ quan báo chí, truyền thông nhằm chủ động nắm bắt những thông tin tiêu cực liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó đưa ra các biện pháp để quản lý và hạn chế rủi ro truyền thông. Đặc biệt, các thông tin tiêu cực bên trong nội bộ về sự mất đoàn kết ban lãnh đạo Eximbank và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan truyền thông để tránh gây ấn tượng xấu đối với ngân hàng của khách hàng.

Một số kiến nghị khác

- Nâng cao tinh thần đoàn kết trong ban lãnh đạo Hội sở chính, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ lùm xùm về tổ chức nhân sự HĐQT, các vụ lừa đạo chiếm đoạt tiền của khách hàng để củng cố niềm tin cho cán bộ nhân viên và khách hàng.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý hồ sơ, cải cách toàn diện các quy trình, nghiệp vụ, gia tăng sự hài lòng từ khách hàng,

đưa ra

các cơ chế chính sách mang tính thị trường và cạnh tranh.

- Rà soát lại các sản phẩm cho vay cá nhân hiện hành, đánh giá cụ thể quy trình thực hiện, điều kiện cho vay... để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nhằm nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả trong quá trình cấp cho vay.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa Hội sở chính và các Chi nhánh, trong quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng khoản vay, xử lý nợ và các vướng mắc có liên quan đến cho vay bán lẻ, đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ trình đối với các trường hợp vượt thẩm quyền của Chi nhánh.

- Xây dựng cơ chế động lực, bằng thu nhập gắn với kết quả đóng góp, kinh doanh an toàn, gắn với động viên khuyến khích khen thưởng các đơn vị

kinh doanh hiệu quả/cán bộ giỏi, xây dựng chế tài xử lý kịp thời nghiêm khắc các vi phạm, sai phạm, yếu kém trong hoạt động kinh doanh.

- Cần tăng cường phối hợp với các lực lượng công an, thi hành án tại địa bàn để hỗ trợ các chi nhánh thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ. Các cơ quan cần phải coi công việc này là trách nhiệm và nhiệm vụ của mình khi nhận được đề nghị của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đề cập đến tiềm năng nhu cầu tín dụng tiêu dùng của Việt Nam và định hướng chung về tín dụng cá nhân của Eximbank Ba Đình giai đoạn 2020-2025. Từ đó, luận văn đưa ra giải pháp phát triển tín dụng cá nhân của chi nhánh trên cơ sở thực trạng và định hướng của ngân hàng bao gồm giải pháp về chính sách tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định, giải pháp xử lý nợ xấu, tăng cường phát triển khách hàng, công tác marketing,....

KẾT LUẬN

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng cao, đó là cơ hội cho việc phát triển tín dụng cá nhân.

Với mục tiêu phát triển cho vay cá nhân, Eximbank chi nhánh Ba Đình phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng cổ phần khác có cùng quy mô. Trong thời gian qua, lãnh đạo Eximbank chi nhánh Ba Đình đã có nhiều biện pháp, định huớng nhằm phát triển tín dụng khách hàng cá nhân. Song do những yếu tố tác động bên trong cũng nhu bên ngoài khiến công tác phát triển tín dụng cá nhân chua đạt kế hoạch đề ra

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công tác phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của Eximbank Ba Đình nói riêng và hệ thống Eximbank nói chung, tôi đã chọn đề tài này nhằm đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại chi nhánh Ba Đình và đề xuất một số giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm phát triển tín dụng cá nhân cũng là góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế của Eximbank trên thuơng truờng.

Trong chuơng 1, luận văn đã đề cập đến những nội dung, lý luận cơ bản về khái niệm, chức năng, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thuơng mại; Quan điểm về phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng thuơng mại; Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh huởng đến phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng thuơng mại; Những bài học, kinh nghiệm từ các ngân hàng trong nuớc nhằm phát triển một cách bền vững tín dụng cá nhân. Đây là nền tảng lý luận cơ bản để tác giả nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Eximbank Ba Đình trong chuơng 2 của luận văn.

Trong chuơng 2 đã nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng cá nhân; phân tích và luận giải những vấn đề về thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Eximbank Ba Đình. Từ đó đánh giá những mặt đạt đuợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để làm cơ sở đề ra các giải pháp

phát triển tín dụng cá nhân của Eximbank Ba Đình tại chương 3 của luận văn. Chương 3 đã đề cập đến tiềm năng nhu cầu tín dụng tiêu dùng của Việt Nam và định hướng chung về tín dụng cá nhân của Eximbank Ba Đình giai đoạn 2020-2025. Từ đó, luận văn đưa ra giải pháp phát triển tín dụng cá nhân của chi nhánh trên cơ sở thực trạng và định hướng của ngân hàng bao gồm giải pháp về chính sách tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định, giải pháp xử lý nợ xấu, tăng cường phát triển khách hàng, công tác marketing,....

Tuy nhiên, do những hạn chế và hiểu biết của cá nhân có hạn nên luận văn của tôi còn nhiều thiếu sót. Những giải pháp trên mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung chung, cần có thời gian nghiên cứu thêm để có thể phù hợp hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Hoàng Thị Minh Châu, đồng thời cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ tín dụng tại Eximbank chi nhánh Ba Đình đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình hoàn thiện đề đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên Eximbank, Eximbank chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016 - 2018.

2. Sổ tay tín dụng Eximbank 2018

3. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê, Hà Nội

4. Bùi Khánh Ngọc (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Long Biên"” luận văn thạc

sĩ, Học viện Tài chính.

5. Lê Thị Hạnh (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II,”luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

6. Lưu Thị Bích Thảo, “Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam"”, luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

7. Lương Thị Trang (2015), “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Chi nhánh Chợ Lớn"”, luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế TP.HCM.

8. Nguyễn Bích Ngọc (2018), Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội” luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính sách phát triển, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Thưởng (2018), “Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10.Nguyễn Minh Trang (2018), “Giải pháp phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô ” luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. 11.Tạ Thị Kim Dung, “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng

thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam"”, luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh

doanh và Công nghệ Hà Nội.

12.Ngân hàng nhà nuớc (2010), Luật các TCTD 2010.

13.Ngân hàng nhà nuớc (2016), TTO2/2014/TT-NHNN . 14.Ngân hàng nhà nuớc (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN.

15.Ngân hàng nhà nuớc (2016), Thông tư 06/2016/TT-NHNN.

16.Ngân hàng Nhà nuớc (2014), Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thông tư 36/2014/TT-NHNN

17.Ndh.com.vn 18.http://techcombank.com.vn/ 19.http://VPbank.com.vn// 20.http://SHB.com.vn// 21.http://Sacombank.com.vn 22.http://MBB.com.vn 23.http://ACB.com.vn 24.http://hdb.com.vn 25.http://eximbank.com.vn

Một phần của tài liệu 1169 phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w