- Đối với cán bộ quản lý điều hành: Ngoài những tiêu chuẩn về kiến thức nghiệp vụ cơ bản cần phải nắm chắc kiến thức về pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế và luật dân sự. Phải có khả năng tổng hợp, phân tích, nắm chắc các thể chế, quy định và vận dụng một cách linh hoạt; xác định những điều đúng, chưa đúng, chưa phù hợp của các chế độ, thể chế để kiến nghị với cấp trên; Phải có trình độ ngoại ngữ và tin học, kiến thức khoa học tâm lý, hoạt động tín dụng cá nhân.
- Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay; nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này chi nhánh cần:
-> Phải thường xuyên có có kế hoạch đào tạo, trong đó, tăng cường các cuộc đào đạo nội bộ, nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ phụ trách tín dụng để đào tạo ra người có trình độ lý luận nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, có phương pháp nghiên cứu khoa học, có kiến thức kinh tế tổng hợp, giàu kinh nghiệm thực tế, am hiểu thị trường, có kiến thức pháp luật vững chắc và sâu rộng, có khả năng tổng hợp vấn đề.
-> Chú ý đến công tác khen thưởng cũng như các chính sách đãi ngộ thoả đáng cho những thành tích lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích các cán bộ thực hiên tốt công việc của họ. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên học tập để nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức chuyên môn và có những sáng kiến trong lao động.
với yêu cầu phục vụ khách hàng. Muốn chất luợng phục vụ đuợc nâng cao, yêu cầu nhân viên ngân hàng phải chuyên sâu một nghiệp vụ - khi cần khách hàng trao đổi bất kỳ lĩnh vực nào, mọi nơi, mọi lúc nguời cán bộ ngân hàng có thể trả lời, giải thích để khách hàng hiểu vấn đề mà khách hàng cần biết. Để có niềm tin với khách hàng, nhân viên ngân hàng phải luôn hiểu biết quy trình nghiệp vụ, hiểu biết khách hàng, để huớng dẫn, tu vấn giúp khách hàng với sự tận tâm, nhiệt tình, coi lợi ích của khách hàng nhu lợi ích của chính mình. Vì vậy, cần bồi duỡng nhận thức về tầm quan trọng của công tác khách hàng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp chính là chìa khóa mang đến thành công cho ngân hàng.
-> “Trong giao tiếp ứng xử phải có văn hóa, văn minh lịch thiệp. Giao tiếp có văn hóa từ phản ứng đầu tiên khi gặp khách hàng, từ ngôn ngữ cử chỉ, lắng nghe khách hàng: ” [11]
“Cảm thông: Đặt cuơng vị mình vào vị trí khách hàng để thấy tâm trạng, suy nghĩ của khách hàng. ” [11]
Hoạt bát: thể hiện tính lanh lợi, nhanh nhẹn, nhung công việc phải khoa học, có hiệu quả.
Thân thiện: Gắn kết nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm của ngân hàng, tạo sự gắn bó với khách hàng. Tạo sự đồng cảm giữa ngân hàng với khách hàng. Đến với khách hàng một cách tự nhiên, bình đẳng, bình dị.
Chân thành: Luôn sẵn sàng giải thích những thắc mắc của khách hàng trong lĩnh vực liên quan và trong phạm vi cho phép của mình.Tính thật thà, tận tâm và chia sẻ công việc trong tu vấn huớng dẫn khách hàng.