Những tồn tại

Một phần của tài liệu 1169 phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71 - 74)

Bên cạnh những kết quả mà ngân hàng đạt được thì phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Eximbank Ba Đình vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế:

Một là: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cá nhân có xu hướng chậm lại và không hoàn thành kế hoạch phát triển

Giai đoạn 2016 - 2018, dư nợ phân khúc khách hàng cá nhân có xu hướng giảm, từ mức 12,3% năm 2016 xuống mức 9,8% năm 2017, thậm chí, năm 2018, dư nợ cá nhân đã giảm 1,4% so với 2017. Trừ năm 2016, Eximbank Ba Đình hoàn thành vượt mức kế hoạch với 102,9%, 2 năm trở lại đây 2017, 2018,chi nhánh đã không thể hoàn thành kế hoạch dư nợ cá nhân với mức lần lượt chỉ là 92,4% và 77,2%.

Trong khi kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân đã được ban lãnh đạo Eximbank giao từ đầu mỗi năm cho các chi nhánh lớn với mức tăng trưởng trung bình từ 18% - 22%. Mức tăng trưởng này là khá cao, tuy nhiên nó sẽ bù đắp thiếu

hụt quy mô tín dụng cho những chi nhánh nhỏ, chi nhánh mới thành lập hoặc chi nhánh ở những vùng khó khăn, vùng xa để đảm bảo tổng quy mô tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống Eximbank khoảng 14-17%. Việc không đảm bảo kế hoạch kinh doanh không chỉ làm giảm thu nhập của cán bộ nhân viên chi nhánh mà nó còn ảnh hưởng tới toàn bộ mục tiêu phát triển của hệ thống Eximbank.

Hai là: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm

Giai đoạn 2016 - 20178, tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân của Eximbank Ba Đình luôn ở mức cao, trung bình 50%, nhưng có xu hướng giảm từ mức 57,5% năm 2016 xuống còn 42,4% năm 2018. So với toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, Eximbank là một trong 4 ngân hàng (cùng với Sacombank, ACB, VPbank, VIB) có tỷ trọng cho vay cá nhân cao nhất, luôn ở mức trên 50% bởi định hướng và thế mạnh của ngân hàng là phát triển bán lẻ. Vì vậy, tỷ trọng dư nợ cá nhân của chi nhánh Ba Đình có xu hướng giảm sẽ góp phần gây khó khăn cho mục tiêu phát triển chung của toàn ngân hàng là duy trì vị thế một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Ba là: Cơ cấu tín dụng cá nhân có chuyển biến nhưng dư nợ còn tập trung vào một số sản phẩm với tỷ trọng lớn gây tiềm ẩn rủi ro

Cơ cấu tín dụng của Eximbank Ba Đình ngày càng đa dạng về sản phẩm, đối tượng khách hàng nhưng tỷ trọng cho vay vẫn tập trung rất lớn vào sản phẩm cho vay mua nhà ở với mức 50% thời gian gần đây. Trong khi những sản phẩm khác nằm trong chiến lược phát triển như cho vay tiêu dùng, cho vay thẻ tín dụng để chi trả cho các nhu cầu trang thiết bị sinh hoạt, học phí, điện nước, du lịch, ăn uống,... dù được khuyến khích nhưng không tăng trưởng được nhiều vì những chính sách ưu tiên khuyến khích cho đối tượng này chưa rõ ràng, vẫn hoạt động theo khuôn mẫu cũ như các đối tượng khác.

Kể từ năm 2019, NHNN nâng hệ số rủi ro đối với cho vay mua bất động sản từ 150% lên 200% và giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống còn 40% thì đó sẽ là những trở ngại ngay trước mắt đối với Eximbank Ba Đình nói riêng và toàn hệ thống Eximbank nói chung. Vì đây là những sản phầm cần nguồn vốn lớn, thời gian vay dài, trong khi nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Bởi vậy, đẩy mạnh cơ cấu dư nợ sang các sản phẩm khác là cần thiết để có thể phát triển tín dụng một cách bền vững.

Bốn là: Số lượng khách hàng cá nhân có dư nợ ngày càng tăng trưởng nhưng tỷ trọng còn thấp

Mặc dù số lượng khách hàng cá nhân có dư nợ gia tăng qua các năm (khoảng 20%) nhưng chưa thực sự đa dạng. Tỷ trọng khách hàng cá nhân có dư nợ trong tổng số khách hàng cá nhân của chi nhánh ngày càng tăng, từ 6,3% năm 2016 lên 7,2% năm 2018. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn khiêm tốn so với kỳ vọng và tiềm năng của ngân hàng là lên mức khoảng 10% bởi mạng lưới khách hàng cá nhân rộng lớn có quan hệ giao dịch với chi nhánh lên tới gần 27 ngàn người. Điều này cũng cho thấy công tác tìm kiếm khách hàng, bán chéo sản phẩm liên quan cho khách hàng hiện có tại chi nhánh còn có những hạn chế nhất định.

Năm là: Tỷ lệ nợ xấu dù được kiểm soát ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng

Nợ xấu tăng từ 1,72% năm 2016 lên mức 2,3% năm 2018.” Việc xử lý nợ xấu của chi nhánh chủ yếu là từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc xử lý nợ xấu (thu hồi nợ thực) gần như không có sự chuyển biến nào tích cực, thậm chí có thể nói là bất khả thi do các khách hàng không có nỗ lực trong vấn đề trả nợ. Chi nhánh có thể giảm nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của mình bằng cách xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro”để chuyển sang ngoại bảng chứ chưa thực sự thu hồi được nợ vay. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích dự phòng rủi ro sẽ không đủ để bù đắp phần tổn thất này. Điều này tạo ra những tiềm ẩn rất lớn đối với sự phát triển bền vững của chi nhánh.

Sáu là: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro chưa đảm bảo so với nợ xấu

Mặc dù trích lập dự phòng chung và cụ thể theo đúng quy định của

NHNN nhưng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu của Eximbank Ba Đình vẫn còn thấp, chỉ xoay quanh mức 60%, gây rủi ro hoạt động cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1169 phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w