Nội dung thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 1353 thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 40)

1.2.4.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn

Đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.

=>>Thẩm định điều kiện vay vốn:

Theo quy chế cho vay của các TCTD, khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải thoải mãn các điều kiện vay gồm:

Thứ nhất là có năng lục pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai là có mục đích vay vốn hợp pháp.

Thứ ba là có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Thứ tư là có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.

Cuối cùng là thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo qui định cảu chính phủ và hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

=>> Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho TCTD giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn, khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho TCTD. Thơng thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng

+ Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư + Báo cáo tài chính của thời kì gần nhất

+ Các giấy tờ liên quan đến TSBĐ

+ Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết

Thẩm định hồ sơ vay vốn là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn.

1.2.4.2. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp

=>> Thẩm định mức độ tin cậy của các bảo cáo tài chính ( BCTC) Các BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), bảng cân đối kế toán (BCĐKT), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT), bảng thuyết minh báo cáo tài chính (BTMBCTC). Tuy nhiên thực tế khơng phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ năng lực để lập đầy đủ các báo cáo này nhưng khi vay vốn ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp ít nhất phải cung cấp được hai loại báo cáo: BCKQKD và BCĐKT của hai thời kì gần nhất so với thời điểm vay vốn và BTMBCTC.

Đứng trên gốc độ doanh nghiệp, các BCTC mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng được xem là các báo cáo do bộ phận kế tốn tài chính của doanh nghiệp soạn thảo nhằm cung cấp thơng tin cho bên ngồi nên mục tiêu soạn thảo BCTC có thể khác biệt so với mục tiêu soạn thảo BCTC phục vụ

cho nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy mức độ tin cậy của BCTC là rất quan trọng.

a. Thẩm định khả năng tài chính

Đối với khách hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm trả được nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín cũng như những cam kết đã thỏa thuận. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng.

Tuy nhiên, do nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan, bản thân khách hàng khơng thể đánh giá được chính xác khả năng tài chính của mình. Do đó, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết. Để làm điều này, khi làm thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các BCTC của các kì gần nhất.

b. Thẩm định khả năng trả nợ

Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Do đó, thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

c. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lí để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách: bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Nói chung bất kì tài sản (TS) hoặc các quyền phát sinh từ TS đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên thơng thường điều kiện đảm bảo tiền vay là:

Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. TS dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được tiền.

Có đầy đủ cơ sở pháp lí để người cho vay có quyền xử lí TS dùng làm bảo đảm tiền vay.

d. Ước lượng và kiểm sốt rủi ro

Thẩm định tín dụng là cơng việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay, thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó thẩm định tín dụng, dù có thực hiện kĩ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu chăng nữa vẫn khơng thể hồn tồn tránh khỏi sai sót. Các kĩ thuật phân tích và kiểm sốt rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mơ phỏng.

=>> Phân tích các tỷ số tài chính:

Trong phân tích tài chính chủ yếu thường được phân thành bốn nhóm chính:

+ Tỷ số khả năng thanh tốn: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động 1) Khả năng thanh toán hiện hành = ---------------------------------

Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh tốn ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

Cơ sở so sánh trước tiên là 1 sau đó là tỷ số bình qn của ngành: nếu tỷ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh tốn của doanh nghiệp rất thấp, doanh nghiệp khơng có đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ vay. Còn nếu tỉ số này lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh tốn của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động đảm bảo trả nợ vay. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới việc duy

trì tỷ số thanh tốn hiện hành nên ngồi việc so sánh với 1 cịn phải so sánh với tỷ số bình qn của ngành để có thể hiểu kĩ hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2) Tỷ số khả năng Tài sản lưu động - Hàng tồn kho

thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho.

3) Tỷ số dự trữ (tồn kho) Hàng Tồn Kho

trên vốn lưu động Vốn lưu động ròng

Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng. Điều này liên quan đến cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng như cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp.

+ Các tỷ số về khả năng cân đối vốn: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn đinh và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.

Tổng nợ phải trả 1) Tỷ số nợ trên tổng tài sản---------------= - ------------------

Tổng tài sản

Tỷ số này được sử dụng để xác đinh nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.

Thơng thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì nếu tỷ số càng thấp

thì khoản nợ càng được đảm bao trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Còn các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn tồn quyền kiểm sốt doanh nghiệp song nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Lợi nhuận trước thuế + lãi vay 2) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = ----------------------------------------- —

Lãi vay

Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

+ Các tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chủ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần

1) Vòng quay tiền = ------------------------------------ TSLĐ bình qn

Doanh thu thuần

2) Vịng quay dự trữ (tồn kho) = ---------------------;-------------------------- Hàng tồn kho bình quân

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết hiệu quả trong hoạt động quản lí dự trữ của doanh nghiệp.

3) Kỳ thu tiền bình quân = t * c k p

x 365

Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản phải trả trước đó.

Doanh thu 4) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = -----------------------

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo.

Doanh thu 5) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản= ------------------------

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này còn được gọi là vịng quay tồn bộ tài sản, cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

+ Các tỷ số về khả năng sinh lãi: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.

Thu nhập sau thuế 1) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm = ----------------- -------------

Doanh thu

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu.

Thu nhập sau thuế 2) Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = ------------------- ------------------

Vốn chủ sở hữu

ROE phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biết quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lí tài chính của doanh nghiệp.

Thu nhập sau thuế 3) Doanh lợi tài sản (ROA) = ------------— --------------

Tổng tài sản

Đây là một chủ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư.

+ Các tỉ số tài chính khác:

Lợi nhuận sau thuế

1) Tỷ lệ hồn vốn cổ phần = ---------------;------------- Vốn cổ phần

Lợi nhuận sau thuế 2) Thu nhập một cổ phiếu (EPS) = ------------—;--------------

Số cổ phiếu Lãi cổ phiếu

3) Tỷ lệ trả cổ tức = ----------------—-----r- - - Thu nhập cổ phiếu

1.2.4.3. Thẩm đinh phương án sản xuất kinh doanh (PASXKD), dự án đầu

(DAĐT)

Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học và toàn diện mọi nội dung liên quan trực tiếp đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư.

a. Các chỉ tiêu đinh tính

+ Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư: Một DAĐT khi được thực hiện phải đem lại lợi ích cho chủ đầu tư, cho địa phương, cho ngành và cho nền kinh tế quốc dân. Nhìn một cách tổng thể, các dự án có rất nhiều mục tiêu khác nhau cần phải đạt được. Đối với một dự án SXKD, mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa lợi nhuận từ tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó dự án cịn phải giải quyết nhiều mục tiêu khác như tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị phần, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động hoặc tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu, xuất khẩu tăng thu ngoại tệ ....

+ Thẩm định phương diện thị trường của dự án: Thẩm định thị trường được hiểu là phân tích các vấn đề có liên quan đến thị trường của dự án nhằm

đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của dự án. Nghiên cứu thị trường xuất phát từ việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của giới tiêu thụ để quvết định sản xuất mặt hàng gì, quy cách phẩm chất thế nào, khối lượng bao nhiêu, lựa chọn phương thức bán, phương thức tiếp cận thị trường như thế nào để tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường ở hiện tại và tương lai. Ngồi ra nó cũng giúp đánh giá mức độ thành công và dự kiến rủi ro có thể xảy ra nếu dự án được đầu tư.

+ Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án: Mục đích nghiên cứu về kỹ thuật công nghệ của dự án là nhằm lựa chọn công nghệ và trang thiết bị, nguyên liệu phù hợp, lựa chọn địa điểm xây dựng dự án tối ưu, vừa thỏa mãn các yêu cầu kinh tế kỹ thuật vừa tránh ô nhiễm môi trường và thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

+ Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án: Con người và bộ máy tổ chức hoạt động của nó là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh. Việc thực thi dự án sẽ gặp khó khăn, thậm chí khơng có hiệu quả, nếu khâu tổ chức và quản lý yếu kém. Nghiên cứu tổ chức quản trị dự án bao gồm nghiên cứu sơ đồ tổ chức bộ máy, phân rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các cấp lãnh đạo điều hành, thực hiện bố trí lao động và đào tạo cán bộ thực hiện công tác thẩm định.

+ Thẩm định tài chính của dự án: Tài chính là nội dung quan trọng của

Một phần của tài liệu 1353 thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w