Cơ sở chủ yếu trong thẩm định cho vay khách hàng Doanh

Một phần của tài liệu 1353 thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 63)

2012 2013 2014 Lượng tăng,

2.2.1 Cơ sở chủ yếu trong thẩm định cho vay khách hàng Doanh

nghiệp tại

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Giang

2.2.1.1 Quy trình thẩm định cho vay khách hàng Doanh nghiệp tại

Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt nam chi nhánh Bắc Giang

Vietcombank Bắc Giang hiện có hai quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp và đối với khách hàng là cá nhân. Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khi tất tốn thanh lý hợp đồng tín dụng. Nhìn chung quy trình tín dụng tại Vietcombank Bắc Giang có thể khái quát qua các bước như sau:

Bước 1: Thiết lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của qui trình tín dụng của NH, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Trong q trình kiểm tra hồ sơ vay vốn nếu thấy khách hàng khơng đạt u cầu thì CBTD có quyền từ chối cho vay, nếu hồ sơ khách hàng đạt yêu cầu thì CBTD sẽ chuyển sang bước thứ 2 đó là thẩm định tín

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng tại Vietcombank Bắc Giang Bước 2: Thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng thu hồi vốn và khả năng hoàn trả cả gốc và lãi. Mục tiêu của thẩm định tín dụng là tìm kiếm những tình

huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm sốt những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phịng ngừa và hạn chế thiệt hạicó thể xảy ra. Mặt khác, thẩm định tín dụng cịn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở cho việc quyết định cho vay.

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Sau khi nghiên cứu các điều kiện vay vốn của khách hàng CBTĐ sẽ lập tờ trình thẩm định theo mẫu trình trưởng phịng tín dụng xem xét, Trưởng phịng tín dụng sẽ có ý kiến cho vay hoặc khơng cho vay đối với khách hàng. Sau khi có ý kiến về khoản vay Trưởng phịng tín dụng sẽ trình tờ trình lên Ban Giám đốc Ngân hàng xét duyệt cho vay hay không cho vay và ghi rõ lý do. Nếu đồng ý cho vay thì Ban Giám đốc sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng trong giới hạn được ủy quyền.

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngồi ra, cách thức giải ngân cịn góp phần kiểm tra và kiểm sốt xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích như cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Việc giải ngân được hạch toán đầy đủ trong sổ kế toán ngân hàng bảo đảm thẩm quyền của người giải ngân, người kiểm soát và người duyệt. CBTD quản lý giải ngân để theo dõi đối với khoản vay.

Bước 5: Kiểm tra, giám sát tín dụng

Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

Vietcombank Bắc Giang quy định việc kiểm tra, giám sát các khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã hết, bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần ký biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTĐ soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Trưởng phịng Tín dụng kiểm sốt và trình Ban lãnh đạo ký biên bản thanh lý. Song song với thanh lý hợp đồng tín dụng là khâu giải chấp tài sản. Giải chấp tài sản là khâu kiểm tra tình trạng các giấy tờ, tài sản thế chấp cầm cố. Sau khi hai bên đã ký kết thanh lý hợp đồng tín dụng CBTĐ sẽ lập biên bản trả tài sản đảm bảo nợ vay cho khách hàng.

2.2.1.2. Phân cơng quản lí trong hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng DN

Tại Vietcombank Bắc Giang, để đảm bảo tính khách quan khi đánh giá dự án tín dụng, dự án đó được xem xét qua nhiều cấp. Khâu thẩm định do nhân viên phòng phục vụ khách hàng DN thực hiện, dưới sự giám sát của lãnh đạo phịng tín dụng hoặc Ban Giám đốc. Riêng hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm do phòng thẩm định tài sản bảo đảm đảm nhiệm. Trường hợp đặc biệt

hoặc pháp luật có qui định thì th cơ quan tư vấn có liên quan để thẩm định. Nhưng điều quan trọng là người thẩm định phải đảm bảo tính khách quan, độc lập, chịu tồn bộ trách nhiệm về nội dung thẩm định và ý kiến đề xuất của mình. Trong Qui trình nghiệp vụ tín dụng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam có quy định: Trong q trình thẩm định, nhân viên phịng phục vụ khách hàng DN phải hết sức khách quan. Trường hợp nhân viên có quan hệ riêng tư với khách hàng(họ hàng, huyết thống, bạn bè...) có khả năng ảnh hưởng đến quan điểm đánh giá khách hàng thì khơng được tiến hành thẩm định khoản vay của khách hàng đó mà phải chủ động đề nghị lãnh đạo phịng phân công nhân viên khác.

Việc phân cấp quản lí trong hoạt động thẩm định tín dụng DN tại Vietcombank Bắc Giang được thể hiện cụ thể:

CBTD sẽ là người đầu tiên tiếp xúc với dự án cho vay. Họ chính là người chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, kiểm tra điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn. CBTD chuyển tồn bộ hồ sơ và tờ trình cho lãnh đạo phịng phục vụ khách hàng DN.

Lãnh đạo phòng phục vụ khách hàng DN sẽ thẩm định lại toàn bộ hồ sơ về dự án và tờ trình của CBTD ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình thẩm định về việc cho vay hay khơng để trình ban tín dụng hoặc Ban Giám đốc xem xét quyết định.

Ban giám đốc xem xét tờ trình thẩm đinh của phòng phục vụ khách hàng DN để quyết định cho vay hay không cho vay và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Như vậy, việc phân cấp quản lí trên đã đảm bảo được tính khách quan do có ý kiến của nhiều thành viên tham gia thẩm định ra quyết định theo đúng nguyên tắc “ đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách

nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay” (QĐ 1627/2001/QĐ NHNN - Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng và QĐ 127/2005/QĐ NHNN - sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng). Việc phân cấp này tương đối chặt chẽ và hợp lí, khơng q phiền hà, gây chậm trễ, nhưng cũng không qua loa và đầy đủ mọi nội dung cần thiết.

2.2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định cho vay của Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Giang

Một phần của tài liệu 1353 thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w