Hồn thiện cơng tác tổ chức hoạt động thẩm định

Một phần của tài liệu 1353 thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 99)

- về cơ cấu dư nợ theo thời hạn nợ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ

3.2.5. Hồn thiện cơng tác tổ chức hoạt động thẩm định

Hiện nay, tại Vietcombank Bắc Giang đang sử dụng mơ hình tổ chức theo dạng kết hợp khi phịng tín dụng kiêm ln chức năng của phòng thẩm định. Với cách tổ chức mơ hình như thế này sẽ có những hạn chế nhất định

như cán bộ tín dụng vừa là cán bộ tiếp xúc với khách hàng đồng thời lại vừa là CBTĐ như thế sẽ làm giảm chất lượng nguồn thông tin thu thập được, dễ xảy ra rủi ro đạo đức. Bên cạnh đó sẽ làm giảm khả năng chun mơn của các cán bộ tín dụng bởi khơng có sự chun mơn hóa. Ví dụ như có những cán bộ tín dụng rất giỏi về việc tiếp xúc khách hàng, về tiếp thị và tư vấn sản phẩm nhưng lại khơng có đủ chun mơn trong phân tích, thẩm định hay dự báo thị trường để phân tích một dự án. Vì thế nếu giao cơng việc thẩm định dự án cho cán bộ tín dụng này sẽ có thể dẫn đến những kết quả khơng chính xác. Mặt khác, việc kết hợp phịng tín dụng kiêm ln phịng thẩm định tại Chi nhánh dẫn đến việc chức năng quản lý của Cán bộ lãnh đạo phịng cũng kiêm ln chức năng làm Chuyên gia phê duyệt cấp Chi nhánh. Chính vì thế việc thẩm định lại các chỉ tiêu về dự án của CBTĐ thì ngay cả chính chuyên gia phê duyệt cùng rất lúng túng và không thể hiểu hết được từng chỉ tiêu, từng nội dung của báo cáo thẩm định. Do đó tính chính xác của các báo cáo thẩm định thực chất lại phụ thuộc rất nhiều vào CBTĐ, khả năng, trình độ cũng đạo đức của CBTĐ.

Vì thế, việc thực hiện phân tách hai bộ phận thẩm định và tín dụng thành hai phòng chuyên biệt là một giải pháp hữu ích nhằm tăng sự chuyên mơn hóa đồng thời phân tách được trách nhiệm của từng vị trí.

Sự phân tách hai bộ phận trong Chi nhánh có thể được thực hiện như sau:

- Chi nhánh vẫn giữ nguyên 2 phòng Dịch vụ Ngân hàng cá nhân và phòng Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chuyên biệt phù hợp với chức năng riêng của từng phòng với nhiệm vụ.

- Thiết lập thêm phòng Thẩm định cấp chi nhánh riêng, trực tiếp thẩm định các khoản vay có giá trị lớn cả ở bên các nhân và bên doanh nghiệp và thẩm định lại các khoản vay có giá trị nhỏ từ các báo cáo thẩm định của các cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng.

-Các CBTĐ thuộc phịng thẩm định cấp chi nhánh có thể là những cán bộ tín dụng có chun mơn giỏi, khả năng phân tích tốt, có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tín dụng. Đây cũng là những cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trong việc lập tờ trình và các báo cáo thẩm định, ra quyết định về việc yêu cầu bổ sung hồ sơ, bổ sung điều kiện cho vay và tham gia góp ý với chuyên gia phê duyệt để đưa ra kết luận cuối cùng.

-Trưởng phịng thẩm định cấp chi nhánh khơng nhất thiết phải là trưởng nhóm kinh doanh hay là Lãnh đạo phịng tín dụng. Đó có thể là một cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và năng lực thẩm định tốt. Trưởng phòng thẩm định cấp chi nhánh phải chịu trách nhiệm của phòng trước Lãnh đạo chi nhánh. Trưởng phịng thẩm định có thể được coi là chuyên gia phê duyệt cấp chi nhánh, tuy nhiên các khoản vay muốn được phê duyệt vẫn phải được Giám đốc khối DNNVV hoặc Dịch vụ Ngân hàng ở chi nhánh hoặc Giám đốc chi nhánh phê duyệt thì mới được coi là hợp lệ.

- Như vậy việc phân tách chức năng của hai phịng ban sẽ làm tăng tính hiệu quả trong việc thẩm định, mặt khác nó giúp hạn chế rủi ro trong việc ra quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu 1353 thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w