Đối vớiNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt Nam

Một phần của tài liệu 1353 thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 106)

- về cơ cấu dư nợ theo thời hạn nợ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ

3.3.2 Đối vớiNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt Nam

+ Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện một quy trình thẩm định KHDN hoàn chỉnh, chặt chẽ thống nhất trong toàn hệ thống. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần phải có những văn bản quy định hướng dẫn quy trình cho vay theo dự án cũng như quy trình phân tích về Chi nhánh một cách chi tiết và đầy đủ về nội dung thẩm định dự án chung cho các Chi nhánh để phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như thị trường hiện nay.

+ Linh động hơn trong việc trao quyền quyết định cho vay nhằm đem lại sự chủ động. Hiện nay kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược kinh

doanh của Chi nhánh đều chịu sự chi phối của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung dẫn đến tính độc lập của Chi nhánh cịn hạn chế, Chi nhánh sẽ khơng tự quyết định cho vay mà luôn chịu sự chi phối của các cấp trên theo những chỉ tiêu đã đề ra. Vì thế trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cần nghiên cứu và ban hành những quy định mới tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Chi nhánh hơn nữa để Chi nhánh có thể có thêm quyền hạn trong việc thẩm định những dự án của khách hàng.

+ Nâng cao hơn nữa nguồn nhân lực tín dụng trong quan hệ với các Doanh nghiệp thông qua đào tạo, tái đào tạo và tuyển dụng. Việc đào tạo phải có quy trình chặt chẽ để có được một đội ngũ nhân viên tín dụng có chất lượng cao. Cần phải có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và trách nhiệm đây là kĩ năng mà ngân hàng cần chú trọng đúng mức.

+ Tăng cường công tác quản lí rủi ro. Quản lí rủi ro là hết sức quan trọng đối với ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng, Ngân hàng lập hội đồng thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng trực tiếp thụ lí hồ sơ và khách hàng phải tự mình bảo vệ phương án kinh doanh, phương án trả nợ vay của mình trước hội đồng thẩm định.

+ Đồng thời, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng nên thường xuyên thanh tra, kiểm tra, theo dõi hoạt động của Chi nhánh để kịp thời hướng dẫn hoạt động đúng và theo yêu cầu của mình, nhưng cũng một mặt kịp thời phát hiện những sai phạm để giải quyết nhanh chóng tránh tổn thất cho Ngân hàng.

+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần xây dựng các chiến lược phát triển đảm bảo công bằng trong hoạt động của các Chi nhánh nhưng cũng đảm bảo tính thi đua và cạnh tranh giữa các Chi nhánh với nhau nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án.

+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là đầu tàu cho hoạt động của các Chi nhánh, chính vì thế ở đây cần phải luôn nắm bắt tất cả những thơng tin nhanh và chính xác nhất về các quy định của Nhà nước, các thông tin về thị trường để giúp các Chi nhánh dễ dàng tiếp cận với thực tiễn và nguồn thơng tin, giúp ích cho CBTĐ trong việc thu thập thông tin làm cơ sở cho thẩm định khách hàng DN.

+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phải là đầu mối gắn kết các Chi nhánh với nhau để có sự đồn kết hợp tác, thống nhất trong hệ thống, đồng thời thúc đấy phát triển hệ thống thông tin nội bộ, giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu 1353 thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w