Quản lý rủi ro tỷgiá bằng các hợp đồng giao dịch

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 34)

Quản trị rủi ro trong KDNH là việc nhận định và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết, đồng thời có khả năng kiểm soát và quản trị được những rủi ro này nếu như chúng xảy ra, nhằm mục đích tránh và hạn chế tối đa tổn thất thiệt thại, hoặc chấp nhận rủi ro ở mức nhất định có thể cho phép.

Trong hoạt động KDNH, có thể nói không thể tránh khỏi mọi rủi ro. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng luôn có mối quan hệ cùng chiều. Lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro sẽ càng lớn. Tuy nhiên, rủi ro có thể được giảm thiểu nếu như việc quản trị rủi ro trong KDNH được thực hiện tốt.

Hiện nay, vai trò của KDNH ngày càng trở nên quan trọng, dó đó việc phát

triển giao lưu buôn bán quốc tế làm cho nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước ngày càng tăng với khối lượng lớn. Thêm vào đó, trong chế độ tỷ giá thả nổi hiện nay, do nhiều nhân tố tác động làm cho tỷ giá hối đoái các đồng tiền biến đổi không ngừng từng ngày, từng giờ, cũng như do việc KDNH diễn ra trên phạm vi quốc tế nên việc quản lý các giao dịch cũng như việc hiểu biết kỹ về các

bạn hàng là rất khó khăn. Điều này khiến cho các nhà KDNH phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Chính vậy, để hạn chế bớt ảnh hưởng xấu của những rủi ro trong KDNH, các ngân hàng luôn phải tìm ra các biện pháp phòng ngừa các rủi ro. Đặc biệt là rủi ro về tỷ giá hối đoái và rủi ro về lãi suất do sự biến động thường xuyên và khó lường trước được của chúng. Bên cạnh đó các rủi ro về tín dụng, rủi ro

về khả năng thanh toán và rủi ro tổ chức hoạt động cũng cần được quan tâm thích đáng [21].

Hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ thường gặp phải tình trạng có thể bị tổn thất lớn do biến động tỷ giá. Để hạn chế được rủi ro này, các Ngân hàng thường đưa ra các giải pháp nghiệp vụ, các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn.

Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trư ng phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Một số nghiệp vụ phái sinh hiện đang giao dịch phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế như hợp đồng mua bán kỳ hạn (Forward), hợp đồng mua bán trong tương lai(Future), hợp đồng lựa chọn (quyền chọn mua - Call Option; quyền chọn bán - Put Option), nghiệp vụ hoán đổi (Swap), hợp đồng quyền chọn lãi suất chặn trên và chặn hai đầu, nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ,...

1.3.3.1. Hợp đồng giao dịch kỳ hạn các loại ngoại tệ (forwards)

Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một khoản ngoại tệ nhất định tại một th i điểm xác định trong tương lai, với một tỷ giá đã được xác định ngay khi hợp đồng giao dịch được ký kết.

Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ được thực hiện một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng tại thời điểm nào đó đã xác định, mặt khác giúp khách hàng hạn chế được rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất lợi cho kinh doanh của mình. Giao dịch mua bán kỳ hạn các ngoại tệ được ký tại thời điểm hiện tại và được kết thúc vào kỳ hạn cụ thể xác định trong hợp đồng (15 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng... thậm chí có thể hơn 1 năm sau). Tỷ giá kỳ hạn được xác định bởi 2 yếu tố chủ yếu trên thị trường, đó là:

- Tỷ giá trao ngay;

- Lãi suất thị trường của 2 đồng tiền liên quan Xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức chuẩn: Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá trao ngay + Điểm kỳ hạn

D(T2 - T

1)N

Điểm kỳ hạn = 36000 + T1N

Trong đó: D - Tỷ giá trao ngay Dm/Db

T1- Lãi suất đồng tiền yết giá ( tỷ lệ %/năm ) T2- Lãi suất đồng tiền định giá ( tỷ lệ %/năm ) 360- Năm thương mại thông thường

N- Số ngày của kỳ hạn theo hợp đồng

1.3.3.2. Giao dịch hoán đổi (swaps)

Giao dịch hoán đổi Swap bao gồm tiền tệ (hay Swap ngoại hối ) và Swap lãi suất. Hai nghiệp vụ này đều dựa trên nguyên tắc cơ bản như nhau, nhưng chúng có đặc thù kỹ thuật trên các thị trường riêng biệt.

Swap là một trong những công cụ thông dụng có hiệu quả cho các nhà đầu tư, người đi vay ngoại tệ và các Ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái, hoặc để kinh doanh thu lợi nhuận. Ngân hàng Trung ương các nước sử dụng Swap như giải pháp hỗ trợ tỷ giá cho đồng nội tệ. Giao dịch Swap cũng góp phần tích cực làm cho các thị trường tài chính quốc tế liên kết

với nhau. Giao dịch Swap tiền tệ là sự kết hợp của một giao dịch trao ngay(sport transaction) với một giao dịch kỳ hạn (forward transaction)- đổi một lượng cố định ngoại tệ này lấy một lượng biến đổi ngoại tệ khác trong thời gian xác định bằng cách cùng một lúc ký hai hợp đồng: một hợp đồng ký mua - bán trao ngay và một hợp đồng bán mua kỳ hạn tương ứng.

Giao dịch Swap tiền tệ

Giao dịch Swap tiền tệ là sự kết hợp của một giao dịch giao ngay (sport transaction) với một giao dịch kỳ hạn (forward transaction) - đổi một lượng cố định ngoại tệ này lấy một lượng biến đổi ngoại tệ khác trong th i gian xác định bằng cách cùng một lúc ký hai hợp đồng: một hợp đồng ký mua - bán giao ngay và một hợp đồng ký bán - mua kỳ hạn tương ứng. Như vậy, Swap tiền tệ là một sự kết hợp đồng thời hai giao dịch giao ngay và kỳ hạn theo chiều ngược lại, được thực hiện với cùng một khoản đối ứng (cùng một đồng tiền). Do đó không làm ảnh hưởng đến khả năng vay nợ của cả hai bên và có thể loại trừ rủi ro tỷ giá [18].

Giao dịch Swap lãi suất

Các thành viên tham gia thị trường sử dụng nghiệp vụ Swap lãi suất nhằm tìm kiếm những nguồn vốn với lãi suất cố định phí tổn thấp. Swap lãi suất là nghiệp vụ cũng dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản như Swap tiền tệ, tuy có phức tạp hơn.

Cơ sở của giao dịch hoán đổi là sự cam kết của hai bên giao dịch vào một ngày nhất định đổi một lượng ngoại tệ nhất định này để nhận một lượng biến đổi

ngoại tệ khác với thời hạn xác định khi đến hạn. Phí tổn của giao dịch phụ thuộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tính theo số ngày trên cơ sở tỷ giá giao

ngay (đó chính là điểm Swap). Trên cơ sở điểm Swap được các ngân hàng thông

1.3.3.3. Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn (options)

Hợp đồng giao dịch quyền chọn tiền tệ là quyền (không phải là nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định.

Không giống như các giao dịch kỳ hạn và tương lai, giao dịch quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua, hoặc bán tiền tệ tại một mức tỷ giá đã thoả thuận trước gọi là tỷ giá quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua quyền được lựa chọn:

- Tiến hành giao dịch thanh toán theo tỷ giá đã thoả thuận cố định từ trước, nếu thấy có lợi cho mình.

- Để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào, nếu thấy như vậy thì ít tốn kém nhất.

Ngược lại, đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn.

- Khi giao dịch quyền chọn mua đồng tiết yết giá bao hàm ý là tương đương với quyền chọn bán đồng tiền định giá.

- Khi giao dịch quyền chọn bán đồng tiền yết giá bao hàm ý là tương đương với quyền chọn mua đồng tiền định giá.

Trong mỗi hợp đồng quyền chọn tiền tệ có hai đối tác tham gia đó là: Người bán hợp đồng và người mua hợp đồng (cần phân biệt với người mua bán tiền tệ). Ngư i bán hợp đồng là bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua, ngược lại ngư i mua hợp đồng là mua quyền chọn mua, hoặc mua quyền chọn bán.

- Một hợp đồng quyền chọn mua (có thể là mua quyền chọn mua, hoặc mua quyền chọn bán): Ngư i mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn, luôn quan tâm đến quyền tiến hành giao dịch, nếu thấy có lợi hoặc quyền không tiến hành giao dịch, nếu thấy bất lợi.

- Một hợp đồng quyền chọn bán (có thể là bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua): Người bán hợp đồng sau khi đã thu phí bán quyền chọn, có nghĩa vụ luôn sẵn sàng giao dịch tại mức giá đã thoả thuận, nếu người mua thực hiện quyền chọn của mình.

1.3.3.4. Giao dịch hợp đồng tương lai (future)

Hợp đồng tương lai được sử dụng nhằm phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Đây

là hợp đồng giao dịch được tiêu chuẩn hoá và được thực hiện trên sàn giao dịch

của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Các cá nhân, các công ty, các Ngân hàng gửi các lệnh đặt mua, các lệnh đặt bán một lượng cụ thể ngoại tệ cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Tại sở giao dịch các lệnh đặt mua còn

gọi là trạng thái trường (long positions) được đối chiếu với các lệnh bán, hay còn

gọi là trạng thái đoản (short positions). Một công ty thanh toán bù trừ của sở giao

dịch đảm bảo cho cả hai bên mua và bán rằng các lệnh mua và bán sau khi đã được đối chiếu và khớp với nhau chắc chắn sẽ được thực hiện. Cung cầu về các

hợp đồng tương lai được thể hiện thông qua việc các đối tác sẵn sàng mua, hay sẵn sàng bán các hợp đồng, điều này làm cho giá cả các hợp đồng biến động theo

giá cả của các lệnh đặt mua, hay đặt bán. Mặt khác, giá cả biến động làm cho các

hợp đồng mua bán khớp được với nhau.

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 34)