Giới thiệu khái quát về NHTM cổ phần Quân Đội

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54)

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập năm 1994, 18 năm qua MB luôn kinh doanh hiệu quả, luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và là một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt nam.

Với phương châm hoạt động “Vững Vàng - Tin Cậy”, MB luôn là người bạn đồng hành của tất cả khách hàng thuộc các thành phần kinh tế bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cá nhân. MB luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng, không ngừng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đến mọi đối tượng khách hàng.

Với uy tín được tạo dựng sau nhiều năm hoạt động, cùng đội ngũ cán bộ trẻ

nhiệt huyết và tác phong phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, MB luôn được khách

hàng tin tưởng, đánh giá cao và được chọn là đối tác lâu dài trong kinh doanh. Những năm qua, MB luôn duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20-30%.

Về mạng lưới hoạt động, MB có khoảng 170 chi nhánh và phòng giao dịch (tính đến 31/12/2011) rải đều khắp đất nước Việt Nam.

Xây dựng MB thành tập đoàn tài chính trong những năm tới cũng là một mục tiêu lớn của MB, thời gian qua MB cũng đã nỗ lực đa dạng hóa hoạt động thông qua các công ty thành viên như: Công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty quản lý quĩ đầu tư Hà nội, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty bất động sản MB Land. Ngoài ra MB còn góp vốn vào Công ty Bảo hiểm Quân đội và một số lĩnh vực khác.

Ngoài ra, MB cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các ngân hàng trên thế giới. Cho đến nay, MB đã mở rộng quan hệ với trên 800 Ngân hàng đại lý và 75 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, việc MB tăng cường mở rộng quan hệ với các ngân hàng lớn như: Citibank, HSBC, Nova Scotia, FortisBank, ANZ,...đã góp phần hỗ trợ MB cung cấp các dịch vụ thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các châu lục trên thế giới.

Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn liên tiếp trong năm 2011 nhưng MB vẫn kinh doanh ổn định, giữ vững thanh khoản và là một trong 5 ngân hàng TMCP có mức lợi nhuận cao nhất. Kết thúc năm 2011, MB đạt 2.823 tỉ đồng lợi nhuận, tăng 30% so với năm 2010; tổng tài sản đạt 139.173 tỉ đồng, tăng 33% so với đầu năm; huy động vốn 89,581 tỷ đồng tăng 36% so với cuối năm 2010 và dư nợ tăng 60.056 tỷ đồng, tăng 25,8% so với đầu năm [12].

Là một trong những Ngân hàng Cổ phần hàng đầu, Ngân hàng Quân đội luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như trong năm 2011 đạt Top 20 Những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, Giải 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, MB nhận giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc do HSBC trao tặng; năm 2010 đạt Giải Thương hiệu mạnh 2010, Giải Sao vàng đất Việt 2010.

Mục tiêu của ngân hàng Quân Đội là đạt được tốc độ phát triển ổn định, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của từng năm do Đại hội cổ đông thông qua, phấn đấu đạt là một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất trên thị trường đến năm 2015.

Bên cạnh đó để khẳng định năng lực tài chính và đảm bảo vốn cho các kế hoạch đề ra, MB tăng vốn điều lệ lên 7.300 tỷ đồng so với 5.300 tỷ đồng năm 2010.

Giới thiệu chung về phòng Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại cổ phần Q uân đội

Phòng kinh doanh ngoại tệ thuộc Khối quản lý vốn và KDNH (gọi tắt là khối Treasury) của MB. Khối Treasury được thành lập năm 1999 theo quyết định của Ban lãnh đạo ngân hàng. Sau 5 năm đi vào hoạt động, căn cứ vào đề án đổi mới hoạt động của ngân hàng, xét tình hình và nhu cầu thực tế ngày 24/12/2004 Ban lãnh đạo ngân hàng đã quyết định thành lập Khối quản lý vốn và KDNH thuộc ngân hàng TMCP Quân đội theo quyết định số 1855/QĐ/NHQĐ-HS [19]. Và phòng KDNH cũng ngày một phát triển hơn cùng với sự phát triển của khối Treasury.

Phòng KDNH hiện tại chia làm 2 bộ phận: - FX Sale - FX trading

Trong đó, FX sale là bộ phận giao dịch với các chi nhánh bao gồm mua bán với chi nhánh và quản lý tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh. Còn FX trading là bộ phận giao dịch interbank đối với những sản phẩm Treasury được cho phép, với mục đích tối đa hoá lợi nhuận trong hạn mức rủi ro cho phép nhằm củng cố uy tín của ngân hàng TMCP Quân đội.

Đến nay sau 13 năm triển khai các nghiệp vụ KDNH, cùng với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng của MB, Phòng Kinh doanh ngoại tệ đã có những bước tiến nhất định đóng góp một phần lợi nhuận đáng kể vào thành quả chung của MB.

2.1.2. Ket quả hoạt động kinh doanh của MB từ năm 2007 - 2011

Trong giai đoạn 2007-2011 MB đạt được những tăng trưởng mạnh mẽ về tổng tài sản, tín dụng cũng như Vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của MB luôn giữ được nhịp cùng với các mục tiêu tăng trưởng khác. Tăng trưởng trung bình lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2007-2011 của MB ở mức 52.5%. Đến 2010 LNST của MB đạt 1,745.17 tỷ đồng. Năm 2011 LNST đạt 1.952 tỷ đồng.

Tăng trưởng huy động của MB trong các năm qua ở mức tương đối cao, tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2007-2011 là 54.5%, cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Năm 2011, tăng trưởng huy động toàn ngành ngân hàng đạt 27.2% trong khi mức tăng trưởng huy động khách hàng của MB là 64.4%.

Tăng trưởng tín dụng bị phụ thuộc phần lớn và các chính sách điều tiết của Chính phủ nên thường không đồng đều trong các năm trước. Năm 2010, tăng trưởng tín dụng của MB là 64.9%, cao hơn mức trung bình ngành là 27.65%. Tuy nhiên năm 2011 NHNN có giới hạn tín dụng trần, do đó MB giữ mức tăng trưởng là 20%.

Tăng trưởng từ dịch vụ không đồng đều, năm 2007 tăng trưởng mạnh trong khi năm 2008 giảm nhẹ trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới suy thoái. Tuy nhiên đến năm 2009 và năm 2010, tăng trưởng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tiếp tục đạt kết quả khả quan với tỷ lệ 99.1% và 54.7% . Trong năm 2011 mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ mảng này cũng đạt 56.8% so với năm 2010. Tỷ trọng thu nhập từ phí trên tổng thu nhập đã tăng từ 13.6% vào cuối năm 2010 lên 14.5% đến năm 2011.

Tỷ lệ nợ xấu của MB được kiểm soát khá tốt, có xu hướng ổn định và giảm dần qua các năm. Do những khó khăn vĩ mô và lãi suất cho vay đã được đẩy lên khá cao trên thị trường tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu và trích dự phòng của MB vẫn được kiểm soát dưới mức mục tiêu 1.90%.

2.2. Cơ sở để thực hiện kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro của NHQD

2.2.1. Các văn bản pháp lý của NHNN

NHTM nói chung và MB nói riêng đều thực hiện KDNH trên cơ sở các văn bản pháp lý và hướng dẫn của NHNN.

tiêu UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Pháp lệnh ngoại hối. Pháp lệnh này quy định về hoạt động ngoại hối. Pháp lệnh này được căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ vào Nghị quyết số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005;

Bên cạnh đó, thông tư số 07/2012/TT-NHNN, ban hành ngày 20/03/2012 quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và yêu cầu các chế độ báo cáo hàng ngày cho NHNN theo thông báo số 2623/NHNN-QĐNH ban hành ngày 27/04/2012.

2.2.2. Các văn bản của NHQĐ

Hướng dẫn giao dịch ngoại hối tại MB số 6454/QĐ-MB-HS ban hành ngày 26/09/2011: văn bản này đưa ra dựa trên các văn bản ngoại hối của NHNN còn hiệu lực nhằm mục đích thống nhất,chuẩn hóa quy định, trình tự, thủ tục các hoạt động ngoại hối tại MB.

Quy trình giao dịch KDNH trên thị trường liên ngân hàng: văn bản này đưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra nhằm mục đích thống nhất, chuẩn hoá trình tự, thủ tục trong nghiệp vụ cân đối

và KDNH trên thị trư ng liên ngân hàng của MB nhằm mục tiêu sinh l i tối đa, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể, tuân thủ quy định của NHNN .

Hướng dẫn thực hiện thẩm quyền giao dịch ngoại tệ: văn bản này hướng dẫn thực hiện thẩm quyền giao dịch ngoại tệ của Tổng giám đốc ủy quyền cho ngư i được ủy quyền.

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng Q uân đội

2.3.1. Ket quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Q uân Đội

động KDNH. Từ chỗ hoạt động KDNH chỉ được MB xác định đóng vai trò là một sản phẩm dịch vụ bổ sung trong gói sản phẩm tiện ích lớn mà MB cung ứng tới khách hàng, đến nay hoạt động này đã mang lại một phần lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng.

2.3.1.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Q uân Đội:

Tình hình KDNH tại MB ngày càng được phát triển và mở rộng trong những năm gần đây, do đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và chi phí vốn thấp, cơ hội phát triển còn rất tiềm năng.

Bảng 2.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối tại MB từ 2007-2011

Doanh

số 2,368 3,704 56.4% 4,743 28.1% 5,633

18.8

0 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000

nam 2007 nam 2008 nam 2009 nam 2010 nam 2011

Biều đồ 2.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối tại MB từ 2007-2011

Từ bảng trên có thể nhận thấy doanh số mua bán ngoại tệ của MB liên tục

tăng trưởng trong những năm gần đây, không có hiện tượng giảm thất thường. Qua đó chúng ta có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của MB với tốc độ tăng doanh số khá ấn tượng. Từ năm 2007 đến 2008 tăng 56.4%, từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 28.1%, và đặc biệt là năm 2009 - 2010 thị trường tài chính toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới phải tuyên bố phá sản và lợi nhuận gần như không có và thua lỗ nặng nề, kể cả ở Việt Nam nhiều ngân hàng cũng rơi vào tình trạng kinh doanh kém hiệu quả và gần như không có lợi nhuận, tuy nhiên MB từ năm 2009 đến 2010 doanh số tăng 18.8%. Mặc dù năm 2011, nền kinh tế nói chung vẫn đang còn trong tình trạng khó khăn song MB vẫn tạo được những cơ hội kinh doanh để có 1 doanh số giao dịch tăng trưởng khá lớn. Doanh số năm 2011 tăng 64.3% so với năm 2010. Sau 05 năm tính từ 2007 đến 2011 doanh số tăng 3.9 lần, tính bình quân mỗi năm doanh số tăng 0,78 lần và đây là một kết quả tốt và khả quan trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Điều này cho thấy MB luôn có một lượng khách hàng tốt và ổn định, qua đó có thể thấy được chính sách cạnh tranh về giá cũng như tư vấn rủi ro của Phòng kinh doanh ngoại tệ là khá tốt. Ngoài ra theo kế hoạch chiến lược 2009 - 2012 MB tăng trưởng hơn nữa để trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, do đó ngân hàng đang có những bước cải thiện lớn trên thị trư ng với những hệ thống giao dịch được trang bị hiện đại, nguồn nhân lực được tăng gấp 2 lần trong năm 2010, đây là những bước đi đầu tiên để mở rộng mô hình hoạt động KDNH và hướng tới KDNH tại các thị trư ng quốc tế.

* Doanh số kinh doanh ngoại hối theo loại tiền tệ:

Các ngoại tệ MB thực hiện giao dịch với khách hàng gồm hầu hết các ngoại

tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế như: USD, EUR, JPY, vào đồng ngoại tệ USD nên tỷ trọng đồng USD trong giao dịch tại MB chiếm phần lớn. Trong hai năm gần đây, MB đã thực hiện đẩy mạnh tư vấn khách hàng

chuyển dịch đồng tiền thanh toán từ USD sang các ngoại tệ khác giảm áp lực về đồng USD vào những thời điểm thị trường căng thẳng về ngoại hối. Hoạt động tư vấn đó đã mang lại những hiệu quả nhất định thể hiện ở việc chuyển dịch tỷ trọng giao dịch của đồng USD sang các ngoại tệ khác. Cụ thể: Năm 2007 tỷ trọng đồng USD trong giao dịch lên tới 85%, 2008 giảm xuống 80%, 2009 giảm

xuống 75% và 2010 giảm xuống 64%, 2011 giảm xuống 60%. Bảng 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ theo loại tiền tệ

USD 2.013 85% 2.963 80% 3.557 75% 3.598 64% 5.554 %60 EUR 308 13% 630 17% 950 20% 1.699 30% 2.800 30 % Khác 47 2% 111 3% 239 5% 336 9.3 % 1.202 %10 Tổng 2.368 100% 3.704 100% 4.743 100% 5.633 100% 9.256 100%

phẩm Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Spot 2.138 90,3% 3259 88% 3.970 83,7% 4.506 80% 7.404 80% Forward 190 8% 371 10% 726 15% 676 12% 1.203 13% Hoán đổi 0 0% 0 0% 0 0% 394 7% 555 6% Khác 40 1,7% 74 2% 47 %1,3 56 1% 94 1% Tổng 2.368 100% 3.704 100% 4.743 100% 5.633 100% 9.256 100%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB năm 2007-2011

* Doanh số kinh doanh ngoại hối theo sản phẩm

Sản phẩm ngoại hối MB thực hiện cung cấp đến khách hàng chủ yếu là sản phẩm giao ngay (spot) chiếm tới 80-95% doanh số giao dịch qua các năm. Mặc dù hai năm trở lại đây, MB đã dần tăng được tỷ trọng các giao dịch phái sinh nhưng còn ở mức rất thấp. Đặc biệt giao dịch hoán đổi chỉ bắt đầu từ năm 2010 MB mới bán được sản phẩm này đến khách hàng. Thực trạng trên cũng nằm trong tình hình chung của TTNH Việt Nam trong những năm trên.

53

Vậy nguyên nhân của thực trạng này là gì? Câu trả lời sẽ được nêu rõ hơn trong phần sau của luận văn.

Bảng 2.3 Doanh số mua bán ngoại tệ theo sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lĩnh

vực Số

lượng

trọng lượn

g trọng lượng trọng lượng trọng lượn

g trọng Đầu cơ 250 10,5 % 328 8,8% 283 6% 829 14,7 % 1.666 15% Phục vụ khách hàng 2.118 89,5 % 3.376 91,2% 4.460 94% 4.804 85,3 % 7.590 85% Tổng 2.368 100% 3.704 100% 4.743 100% 5.633 100 % 9.256 100 %

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB năm 2007-2011

* Doanh số kinh doanh ngoại hối theo lĩnh vực hoạt động

Hoạt động KDNH tại MB chia tách làm hai lĩnh vực là kinh doanh đầu cơ chênh lệch giá và KDNH phục vụ khách hàng TCKT và cá nhân. Trong hai lĩnh vực, kinh doanh đầu cơ chênh lệch giá chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Kết quả

54

đó là do chính sách của MB không đặt mục tiêu cao đối với hoạt động này. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải, thứ nhất là do để thực hiện hoạt động đầu cơ ngoại tệ đòi hỏi các chuyên viên giao dịch phải có một khả năng phân tích sắc bén, sự nhanh nhạy với thị trường và một tinh thần thép; Thứ hai, việc dự báo tỷ giá một cách chính xác là một việc rất khó do tình hình kinh tế quốc tế luôn có những biến động khó dự báo; Thứ ba, thực tế đã chứng minh các NHTM

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54)