Thị trường trong nước, thị trường quốc tế và xu hướng thị trường

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 98)

ngoại hối Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong khi thế giới luôn thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con ngư i và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục

diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta.

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm.

Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều. Vị thế của Việt Nam trên trư ng quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu

kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu.

Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nước ta vị thế mới

với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ độc lập,

chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược sắp tới. Bối cảnh trong nước và quốc tế đã tác động không ít đến việc định hướng phát triển kinh tế quốc gia. Mục tiêu tổng quát là “Phấn đấu đến năm 2020 nước

ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Trong giai đoạn 2010-2020, Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng

tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

Với vai trò như là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài, thì việc phát triển và hoàn thiện TTNH Việt Nam theo hướng toàn diện, hiện đại phù hợp với trình độ và chuẩn mực quốc tế là cần thiết nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới. TTNH Việt Nam phải được hoàn thiện để phát triển xa hơn, nhằm bôi trơn và thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra một TTNH hoạt động hiệu quả còn có tác dụng kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế; tạo môi trường để tỷ giá được xác định một cách khách quan theo quan hệ cung cầu; cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế thông qua các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai; một TTNH hiệu quả là môi trường lý tưởng để NHNN tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

Trong thương mại quốc tế, các nước phải duy trì mức thuế suất thấp dưới 20%, thậm chí nhiều mặt hàng phải được hưởng mức thuế 0%. Trong lĩnh vực kiểm soát ngoại hối, các nước thành viên phải nới lỏng, tiến đến bãi bỏ các quy định mang tính hành chính trong quản lý ngoại hối. Lợi ích của quy định này tạo cơ hội mở rộng giao thương, nhưng mặt trái của vấn đề là nguồn thu ngân sách của các nước giảm sút, cung ngoại tệ của quốc gia bị thu hẹp. Để Chính Phủ vừa ổn định kinh tế, vừa tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển trong tương lai, bên cạnh các giải pháp kinh tế vĩ mô như kích thích nền sản xuất trong nước phát triển, cải tổ bộ máy quản lý, chuẩn bị nhân sự... chính sách tiền tệ nói chung và hoạt động quản lý ngoại hối nói riêng phải có chiến lược hội nhập.

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước tự do hóa quản lý ngoại hối. Hoạt động này bao gồm việc giảm dần tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các quy định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt các công cụ quản trị tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM. Nếu các giải pháp này được thực hiện đồng bộ, phương châm “trên nước Việt Nam sử dụng đồng tiền Việt Nam” của Chính phủ sẽ được thực hiện trong một tương lại không xa.

TTNH Việt Nam trong xu hướng ngày càng mở rộng và phát triển vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các NHTM tại Việt Nam trong hoạt động KDNH của mình. Để tận dụng được cơ hội, đối mặt với những thách thức, những biến động và rủi ro ngày càng phức tạp của thị trường, NHTM nói chung và MB nói riêng phải đưa ra những định hướng chiến lược nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong KDNH đồng th i mang lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.

Hoạt động KDNH của ngân hàng ở thị trư ng trong nước hiện nay chiếm tỷ trọng lớn, trong giai đoạn tới đây vẫn được coi là thị trường chủ yếu của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng Quân đội là đáp ứng cao nhất nhu cầu ngoại tệ của khách hàng với nguyên tắc: Hợp tác cùng phát triển, cùng có lợi, cụ thể:

- Nâng cao chất lượng hoạt động KDNH theo hướng đảm bảo phục vụ tốt khách hàng trong nước với mức giá cạnh tranh, đảm bảo hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Xây dựng chính sách tỷ giá linh hoạt, đảm báo tính cạnh tranh và lợi nhuận cho ngân hàng.

- Mở rộng hoạt động KDNH tại các chi nhánh, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện tốt hơn chính sách khách hàng.

- Thiết lập quy chế mua và điều hoà ngoại tệ giữa các bộ phận trung tâm và các Chi nhánh, Sở giao dịch, thiết lập quy chế quản lý tiền gửi bằng ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp.

- Hiện đại hoá hệ thống KDNH, quản lý vốn có tiêu chuẩn cao, tăng cường các nghiệp vụ quản lý rủi ro trong KDNH.

- Tận dụng tối đa các cơ hội để tăng lợi nhuận cho ngân hàng thông qua hoạt động đầu cơ trên cơ sở quản lý tốt các rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá.

3.1.2 Định hướng chi ến lược quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hốicủa Ngân hàng Q uân đội

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 98)