Những nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 93)

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Hoạt động KDNH muốn phát triển phải dựa trên cở sở TTNH phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có một TTNH hoàn chỉnh theo đúng

nghĩa của nó, mới chỉ ở giai đoạn đầu là trung tâm giao dịch và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Nguyên nhân từ cơ chế tỷ giá

Việt Nam trong hai năm trở lại đây, sự mất giá liên tục của tiền đồng và những thay đổi trong chính sách quản lý tỷ giá của NHNN gây tâm lý lo ngại cho người dân. Cơ chế tỷ giá ở Việt Nam những năm gần đây có lúc làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại. Nhu cầu ngoại tệ tăng cao do nhập siêu lớn và kéo dài không được kịp thời đối trọng bởi sự mất giá của đồng nội tệ khiến TTNH luôn căng thẳng và hoạt động chợ đen cũng như đầu cơ tiền tệ trở nên mạnh mẽ. Vào những thời điểm đó, tỷ giá biến động theo cung cầu thị trư ng vượt ngoài biên độ quy định, khiến các giao dịch ngoại tệ bị bóp méo không đi theo đúng quy định của NHNN và gây khó khăn cho cả Ngân hàng và khách hàng.

Các nguyên nhân của thực trạng nghiệp vụ phái sinh kém phát triển

Ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ Option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Một là: thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.

Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá VND/USD thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2010 thị trường chứng kiến những diễn biến mạnh mẽ của tỷ giá VND/USD . Nhiều doanh

nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.

Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro lãi suất trong trư ng hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào th i điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ.

Hai là: thiếu cơ sở pháp lý.

Trong vài năm trở lại đây, NHNN đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ , tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thư ng chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại

tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Ba là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.

Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp. Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Mô hình tổ chức hoạt động KDNH có sự tham gia của phòng quản lý rủi ro mới đi vào hoạt động tại MB.

Hiện nay tại Phòng quản lý rủi ro (Middle office - MO) mới chỉ có một nhân viên duy nhất đảm trách công việc kiểm soát rủi ro toàn bộ hoạt động KDNH của Phòng Kinh doanh ngoại tệ. Nhân viên MO này hoàn toàn chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực KDNH và đang ở giai đoạn đầu tìm hiểu về các hoạt động của Phòng Kinh doanh ngoại tệ. Cho nên, hiện tại Phòng MO của MB chưa thể thực hiện được đầy đủ chức năng nhiệm vụ kiểm soát rủi ro trong KDNH trên toàn hệ thống MB.

Quy định về quản lý trạng thái ngoại tệ qua đêm trên toàn hệ thống MB còn lỏng lẻo:

Việc quản lý trạng thái ngoại tệ còn mang tính thủ công (sử dụng excel để theo dõi và phải có một cán bộ chuyên thực hiện nhập từng giao dịch vào bảng excel), gây mất th i gian, không hiệu quả cao.

trong ngày. Chỉ khi đóng ngày giao dịch, đầu ngày hôm sau dữ liệu hệ thống mới cung cấp đầy đủ. Vì vậy, tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong trường hợp các chi nhánh để trạng thái mở ngoại tệ sai quy định về hạn mức. Hiện nay, PKDNH của MB cũng đã triển khai phần mềm nhập liệu các giao dịch phát sinh trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, tại các chi nhánh việc nhập liệu vào hệ thống ngay còn nhiều hạn chế nên chưa thể thống kê ngay được trạng thái của toàn MB tại các điểm trong ngày.

Cán bộ tại nhiều chi nhánh chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc quản lý trạng thái ngoại tệ tại đơn vị dẫn đến sai phạm theo quy định tại MB, gây lỗ ngoại tệ trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Quy định về quản lý hạn mức trạng thái ngoại tệ cuối ngày tại MB còn lỏng lẻo, chưa có chế tài đủ mạnh để các chi nhánh đảm bảo tuân thủ đúng.

Quy định về hướng dân thực hiện hạn mức KDNH với khách hàng là TCKT và cá nhân còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế:

Trong công tác xây dựng hạn mức KDNH: chưa có quy định chuẩn về các

tiêu chí xây dựng. Việc xây dựng mang tính định tính nhiều hơn là định lượng. Mặt khác, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng hiện nay là Phòng Kinh doanh ngoại

tệ - đơn vị kinh doanh. Do tại thời điểm xây dựng Phòng quản lý rủi ro chưa được

thành lập. Đứng trên quan điểm kinh doanh đồng thời không có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát rủi ro, chắc chắn Phòng Kinh doanh ngoại tệ sẽ khó đưa

ra được những chỉ tiêu hạn mức sát thực, phù hợp và hiệu quả.

Việc xây dựng hạn mức chưa chuyên nghiệp dẫn đến mất th i gian trong quá trình xét duyệt, không kịp thay đổi theo những diễn biến thị trư ng ngoại hối.

Các chỉ tiêu hạn mức xây dựng chưa tính đến các biện pháp để kiểm soát tính tuân thủ một cách sát sao, cho nên tình trạng vi phạm hạn mức là khá nhiều.

Các chỉ tiêu hạn mức thiếu tính rõ ràng gây khó hiểu cho người thực hiện dẫn đến làm sai, làm không đúng

Các chỉ tiêu hạn mức còn rườm rà, chồng chéo vừa không kiểm soát được rủi ro vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Chưa có bộ quy định chuẩn điều chỉnh hoạt động KDNH tại MB:

MB chưa có một bộ quy định chuẩn về hoạt động ngoại hối bao gồm: các quy định của cơ quan nhà nước về hoạt động ngoại hối, quy trình KDNH với khách hàng là TCKT và cá nhân tại MB chưa có mà mới chỉ dừng lại ở Hướng dẫn giao dịch đề cập đến một số quy định của cơ quan nhà nước. Thực trạng đó gây khó khăn cho các cán bộ tại MB trong việc nắm bắt và hiểu biết về những quy định điều chỉnh hoạt động ngoại hối.

Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của MB chưa ổn định:

MB hiện chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung, chưa giải quyết được bài toán quản lý trực tuyến thống nhất luồng tiền ra vào và trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống.

MB chưa có một phần mềm thích ứng hỗ trợ cho công tác quản lý các giao dịch ngoại tệ trong ngày. Dẫn đến việc quản lý trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro cũng như quản trị lợi nhuận KDNH trên toàn hệ thống.

Đội ngũ nhân viên tại các đơn vị kinh doanh trực tiếp còn thiếu hiểu biết về sản phẩm ngoại hổi.

Các cán bộ bán hàng tại các chi nhánh là những ngư i bán hàng trực tiếp đến khách hàng có hiểu biết hạn chế về sản phẩm ngoại hối. Hầu hết trong các giao dịch ngoại hối, các cán bộ đều thực hiện một cách thụ động, chưa chủ động nắm bắt nhu cầu của khách hàng để thực hiện tư vấn sản phẩm kịp th i. Trên thực tế, chỉ có ở 1 số thành phố lớn, tập trung nhiều TCKT hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu thì các cán bộ bán hàng ở khu vực đó mới tìm hiểu

khá kỹ về sản phẩm ngoại hối để chào hàng. Tuy nhiên, phần lớn ở các tỉnh thành khác thì việc được tiếp cận các nhu cầu về ngoại hối của khách hàng còn rất hạn chế. Dan đến việc cán bộ bán hàng lơ là trong việc học hỏi, tìm hiểu kỹ quy trình quy định của các sản phẩm ngoại hối tại MB. Đây cũng là một bất cập trong việc đào tạo của PKDNH đến các cán bộ đầu mối tại chi nhánh. PKDNH chưa tổ chức được các buổi đào tạo thường xuyên cho cán bộ đầu mối bán hàng. Ngoài ra, nhiệm vụ của các cán bộ đầu mối tại chi nhánh phải đào tạo lại cho các cán bộ khác tại bộ phận của mình. Tuy nhiên, có 1 số chi nhánh vẫn xảy ra tình trạng cán bộ đầu mối nghỉ hoặc chuyển công tác thì không có người thay thế.

Phòng Kinh doanh ngoại tệ tại Hội sở đã có những cố gắng vượt bậc trong công tác hỗ trợ chi nhánh bán hàng ngoại hối, tuy nhiên do lực lượng mỏng trong khi số lượng chi nhánh và khách hàng trên toàn hệ thống là lớn cho nên trong trư ng hợp các chi nhánh không chủ động phối hợp với Hội sở sẽ gây khó khăn trong công tác chào sản phẩm ngoại hối đến khách hàng.

Việc đào tạo bổ sung cán bộ cho công tác KDNH là không đơn giản. Bởi vì

KDNH là một lĩnh vực phức tạp và khá mới mẻ đối với Việt Nam, đòi hỏi phải có

trình độ cao, nhạy bén, giỏi nghịêp vụ cũng như ngoại ngữ. Việc đào tạo cán bộ

mới cũng mất rất nhiều thời gian, thông thường thử việc khoảng 6 tháng.

Chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ thực hiện hoạt động KDNH chưa tốt:

Ngân hàng chưa thực sự có một chính sách đãi ngộ và khuyến khích cán bộ một cách hiệu quả. Vì vậy đôi khi chưa khuyến khích được niềm đam mê, hết lòng vì công việc và vì lợi ích của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động KDNH nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong hoàn cảnh TTNH Việt Nam có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh trên thị trường bị ảnh hưởng bởi cơ chế chính sách quản lý và điều hành TTNH của NHNN Việt nam, MB vẫn tạo dựng được một vị thế nhất định trên thị trường về hoạt động ngoại hối. Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng về doanh số giao dịch và lợi nhuận KDNH khá ổn định trong giai đoạn 2007-2011 của MB. Kết quả đó là những thành quả rất đáng ghi nhận từ công tác quản trị rủi ro trong KDNH tại MB. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro trong KDNH tại MB vẫn còn những hạn chế vừa do yếu tố khách quan, vừa do yếu tố chủ quan. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, xuất phát từ những yêu cầu của nền kinh tế trong nước, yêu cầu hội nhập ở khu vực, MB phải tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh hơn các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nói chung và nghiệp vụ hoạt động KDNH nói riêng để trở thành một tập đoàn tài chính có quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn vậy, MB phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động, những bất cập và từ đó có những giải pháp hoàn thiện đưa tốc độ tăng trưởng của hoạt động ngày càng nhanh, mạnh và ổn định.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

3.1. Định hướng chiến lược cho việc m ở rộng và nâng cao chất lượngkinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Q uân đội

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w