Quản lý rủi ro tỷgiá của ngân hàng Quân Đội

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 81)

2.3.2.1. Trạng thái và mức độ rủi ro tỷ giá

Quản lý trạng thái ngoại hối tại Phòng Treasury Hội sở

Chính sách giao dịch ngoại tệ của ngân hàng Quân đội là giao dịch ngoại tệ trên cơ sở nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu hợp pháp, hợp lệ về ngoại tệ của khách hàng trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, cung ứng hợp lý và đồng bộ về vốn, ngoại tệ với lãi suất và tỷ giá cạnh tranh để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

Qua thực tiễn kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng khác chứng minh là kinh doanh ngoại hối tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp lỗ kinh doanh ngoại tệ 500 tỷ đồng trong năm 2005, Ngân hàng Công thương lỗ 72 tỷ đồng trong năm 2006. Tuy quan điểm của MB là quản lý chặt chẽ rủi ro trong tất cả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng nhưng cũng khó tránh khỏi rủi ro chung của thị trường. Tháng 01/2009, NHNN đột ngột tăng tỷ giá VND/USD chính thức từ 16.500 lên 17.000, MB đã bị lỗ hơn 2 tỷ đồng trong một giao dịch bán USD cho Công ty TM Dầu Khí Đồng Tháp với số lượng giao dịch là 10 triệu USD. Đây là lần duy nhất MB gặp phải một thiệt hại lớn do ảnh hưởng bởi cơ chế chính sách. Việc để trạng thái ngoại tệ mở của MB cũng có rất nhiều các trường hợp phát sinh lỗ giao dịch. Tuy nhiên, do quan điểm cẩn trọng nên hầu hết các phát sinh lỗ đều nằm trong tầm kiểm soát.

Phòng Kinh doanh ngoại tệ của MB thực hiện hoạt động KDNH với mức lợi nhuận tăng trưởng khá ổn định. Tuy nhiên, tại các chi nhánh của MB, phát sinh lỗ KDNH do biến động tỷ giá xảy ra khá nhiều đối với các chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ và ít hiểu biết về hoạt động KDNH. Năm 2009, MB có một số chi nhánh phát sinh lỗ KDNH do để trạng thái mở như: Đăk lak, Huế, Thanh Hóa, Nghệ An. Năm 2010 có một số chi nhánh như: Tân thuận, Thái Nguyên, Bắc Ninh.

Để đảm bảo tập trung quản lý rủi ro, quy định của MB đặt ra là các chi nhánh tuyệt đối không được giao dịch với nhau, đặc biệt mỗi chi nhánh không được giữ trạng thái ngoại tệ vượt mức cho phép. Căn cứ vào hoạt động cụ thể của các chi nhánh mạnh yếu khác nhau về ngoại tệ mà Phòng KDNH cùng bộ phận Quản trị rủi ro xét cấp hạn mức trạng thái khác nhau. Đối với giao dịch Interbank, chỉ có bộ phận Trading của Phòng KDNH, hội sở được phép giao dịch. Mỗi Trader đều được cấp hạn mức giao dịch cho mỗi giao dịch hay hạn

mức cho mỗi trader trong một ngày. Mọi hoạt động chu chuyển, mua bán vốn bằng ngoại tệ đều phải thông qua Phòng KDNH - Hội sở .

Đầu ngày giao dịch, bộ phận QTRRTT sẽ kiểm tra trạng thái ngoại hối toàn hệ thống và gửi cho trưởng phòng KDNH, các FX sales. Trên cơ sở đó, các FX sales sẽ liên lạc với đầu mối ở chi nhánh, yêu cầu nêu rõ lý do vì sao để trạng thái và các chi nhánh không có nhu cầu sử dụng nguồn ngoại tệ vượt đó sẽ phải hoàn ứng hết về Hội sở. Bộ phận Back office của Treasury sẽ theo dõi các khoản vượt trạng thái của chi nhánh và thực hiện phạt lãi suất trên tổng số vượt trạng thái của chi nhánh vào cuối tháng. MB thực hiện chính sách quản lý trạng thái tập trung nhằm quản lý trạng thái ngoại hối được tốt hơn và quản lý rủi ro biến động tỷ giá hiệu quả hơn.

Việc quản lý trạng thái ngoại tệ trong ngày của MB hiện nay còn thực hiện khá thủ công. Tại Phòng Kinh doanh ngoại tệ, có một nhân viên chịu trách nhiệm theo dõi trạng thái ngoại tệ trong ngày trên cơ sở các giao dịch do các nhân viên khác của phòng thực hiện và thông báo lại. Công cụ theo dõi là phần mềm excel. Với phương pháp theo dõi thủ công như vậy không tránh khỏi có những sai sót. Ở những thời điểm thị trường liên tục biến động, những sai sót đó tiềm ẩn những rủi ro mà MB gặp phải như: rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh toán do theo dõi thiếu giao dịch... Mặt khác, phương pháp theo dõi thủ công cũng chỉ dừng lại ở việc theo dõi được trạng thái ngoại tệ tại Hội sở, với vai trò quản lý trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống, Phòng Kinh doanh ngoại tệ hiện nay chưa thực hiện quản lý được trạng thái ngoại tệ trong ngày của toàn hệ thống mà chỉ cập nhật được tình hình khi đóng ngày giao dịch. Việc để chi nhánh tự quản lý trạng thái ngoại tệ trong ngày mà MB thực hiện như hiện nay tiềm ẩn rủi ro rất lớn đặc biệt là với những chi nhánh trình độ của nhân viên đối với nghiệp vụ KDNH còn hạn chế.

Quản lý trạng thái ngoại hối của các chi nhánh

Trạng thái ngoại hối được MB quản lý chặt chẽ, với chức năng quản lý rủi ro ngoại hối của toàn hệ thống, phần lớn rủi ro được tập trung tại Hội sở, và do Phòng KDNH quản lý. Các chi nhánh chỉ được nắm giữ số lượng ngoại tệ trong phạm vi hạn mức cho phép.

Phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mỗi chi nhánh sẽ được cấp hạn mức trạng thái qua đêm, trạng thái ngoại hối của từng chi nhánh được Tổng giám đốc quy định cụ thể bằng văn bản. Hàng năm MB tổ chức đánh giá lại hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng chi nhánh.

Hiện tại, một số chi nhánh cấp 1 như Điện Biên Phủ, Sài Gòn, Hoàn Kiếm được cấp hạn mức trạng thái ngoại hối qua đêm quy đổi là +/- 200.000 USD, các chi nhánh khác được cấp hạn mức qua đêm quy đổi là từ +/ - 20.000 USD đến 150.000 USD . Tuy nhiên, đó là quy định, thực tế thời gian qua hoạt động quản lý hạn mức trạng thái qua đêm của các chi nhánh tại MB còn khá lỏng lẻo. Tình trạng vi phạm hạn mức thường xuyên xảy ra tại các chi nhánh. Có chi nhánh vi phạm hạn mức lên tới trên 10 lần trong tổng số 22 ngày giao dịch trong tháng. Nguyên nhân của thực trạng đó là do MB chưa có chế tài đủ mạnh để khiến các chi nhánh đảm bảo tuân thủ. Chế tài hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc phạt lãi suất giá vốn của đồng tiền nắm giữ. Việc vi phạm hạn mức thường xuyên của các chi nhánh tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho MB. Thực tế đã chứng minh rất nhiều trư ng hợp xảy ra vào những th i điểm NHNN thực hiện phá giá đồng VND, một số chi nhánh đã bán âm trạng thái ngoại tệ trước th i điểm phá giá nhưng chưa thực hiện cân đối lại, hậu quả khi NHNN phá giá, MB đã phải chịu một khoản lỗ lớn.

Hoạt động KDNH trên thị trư ng liên ngân hàng của MB chỉ được thực hiện với các tổ chức tài chính ngân hàng trong nước và các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng như Ngân hàng

Citibank, Ngân hàng HSBC, Deustche bank, ANZ, Standard Chartered Bank .... Hiện tại, MB chưa thực hiện mua bán ngoại tệ trực tiếp với các tổ chức ngân hàng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB nhằm mục đích mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng là chủ yếu, ngoài ra ngân hàng đang phát triển đẩy mạnh kinh doanh chênh lệch tỷ giá, đầu tư nên rủi ro về tỷ giá là rất lớn. Do vậy trong trường hợp có trạng thái trường, đoản hoặc rủi ro có thể xảy ra về một loại ngoại tệ nào đó, Phòng Treasury sẽ chủ động sử dụng các nghiệp vụ để phòng ngừa.

2.3.2.3. Q uản lý rủi ro bằng hạn mức

Đối với từng loại hình hoạt động KDNH, MB quy định các loại hạn mức khác nhau

Hạn mức trong kinh doanh đầu cơ ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng

a. Các loại hạn mức

“Hạn mức lỗ” trong giao dịch kinh doanh đầu cơ ngoại tệ (trading) là mức lỗ tối đa cho phép đối với giao dịch trading ngoại tệ quy định cụ thể trong từng khoảng th i gian giao dịch.

“Hạn mức giao dịch trading” là hạn mức trong giao dịch trading ngoại tệ quy định cụ thể đối với từng tiêu chí: doanh số giao dịch tối đa trong ngày, số lượng tối đa một giao dịch, số lượng tối đa giữ trạng thái trong ngày, số lượng tối đa giữ trạng thái qua đêm, thời gian giữ trạng thái tối đa.

“Hạn mức phán quyết trading ngoại tệ khi mở trạng thái” là số lượng ngoại tệ tối đa được mở trạng thái.

b. Nguyên tắc xác định hạn mức

Căn cứ vào kết quả giao dịch trading ngoại tệ trong từng thời kỳ; Căn cứ vào trình độ và phẩm chất cán bộ, mức độ tuân thủ chế độ ủy

STT Chỉ tiêu

A Mua bán ngoại tệ giao ngay với khách hàng

ĩ Tổ chức là doanh nghiệp đã có giao dịch với MB Γ

^

Nguôn tiền thanh toán đã có tại MB

quyền của Tổng Giám đốc, tuân thủ quy định của pháp luật và chế độ của Ngân hàng về hoạt động KDNH và quy định khác có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, việc xây dựng hạn mức trong giao dịch trading ngoại tệ tại MB do Phòng MO đảm trách. Tuy nhiên, do còn thiếu hiểu biết về sản phẩm ngoại hối nên việc xấy dựng hạn mức còn chưa đảm bảo tính phù hợp với thực tế kinh doanh, mặc dù có thể kiểm soát tốt được rủi ro nhưng lại không đủ động lực để thúc đẩy giao dịch trading ngoại tệ được mở rộng.

Hạn mức trong KDNH phục vụ nhu cầu của khách hàng là TCKT và cá nhân

Ngày 06/07/2009, MB đưa vào triển khai thực hiện quản trị rủi ro trong hoạt động KDNH với khách hàng là tổ chức và cá nhân bằng công cụ hạn mức. Theo đó, mọi giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng là TCKT và các nhân đều phải được sự ủy quyền thực hiện của Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc uỷ quyền.

* Căn cứ xác định mức phân cấp ủy quyền

C Các quy định về hoạt động ngoại hối của NHNN trong từng thời kỳ; các điều kiện về hệ thống phần mềm của MB.

C Kết quả hoạt động KDNH , doanh số mua bán ngoại tệ của đơn vị

C Thị trường nơi đơn vị hoạt động.

C Trình độ và phẩm chất cán bộ, mức độ tuân thủ chế độ ủy quyền của Tổng Giám đốc, tuân thủ quy định của pháp luật và chế độ của Ngân hàng về hoạt động KDNH và quy định khác có liên quan.

* Các chỉ tiêu hạn mức được phân tách như sau:

MB đã thực hiện phân tách các chỉ tiêu hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể bao gồm: giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hạn mức KDNH với khách hàng là TCKT và cá nhân được áp dụng tại MB

2

- Tự cân đôi được nguôn - Không cân đôi được nguôn

2 Nguôn tiền thanh toán từ nơi khác chuyển về 2.

1

Hạn mức ký Hợp đông mua bán ngoại tệ 2.

2

Hạn mức phê duyệt - Tự cân đôi được nguôn - Không cân đôi được nguôn ĩĩ Tổ chức là doanh nghiệp mới Γ

^

Nguôn tiền thanh toán đã có tại MB 1.

1

Hạn mức ký Hợp đông mua bán ngoại tệ 1.

2

Hạn mức phê duyệt - Tự cân đôi được nguôn - Không cân đôi được nguôn

2 Nguôn tiền thanh toán từ nơi khác chuyển về 2.

1

Hạn mức ký Hợp đông mua bán ngoại tệ 2.

2 Hạn mức phê duyệt - Tự cân đôi được nguôn - Không cân đôi được nguôn

^

2 Ký quỹ ≥ 30% và < 80% 3 Ký quỹ ≥ 2% và < 30% 4 Ký quỹ < 2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng lượng giao dịch kỳ hạn với một khách hàng còn hiệu lực C Mua bán ngoại tệ hoán đổi với khách hàng

Γ ^

Giá trị tối đa một giao dịch

2 Tông lượng giao dịch hoán đôi với một khách hàng còn hiệu lực

D Mua bán ngoại tệ tiền mặt

Γ ^

Mua ngoại tệ mặt 2 Bán ngoại tệ mặt

> Hạn mức giao dịch ngoại tệ bao gồm hạn mức phê duyệt và hạn mức ký hợp đồng mua bán ngoại tệ. Trong đó: Hạn mức phê duyệt là số lượng ngoại tệ tối đa người được ủy quyền được quyết định và ký hợp đồng mua bán ngoại tệ với khách hàng; Hạn mức ký hợp đồng mua bán ngoại tệ là giá trị ngoại tệ tối đa người được ủy quyền được ký hợp đồng với khách hàng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguyên tắc thực hiện vượt hạn mức như sau:

Trường hợp, nếu vượt hạn mức phê duyệt nhưng thuộc hạn mức ký, đơn vị thực hiện làm tờ trình cấp có thẩm quyền, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người được ủy quyền sẽ thực hiện ký hợp đồng với khách hàng.

Trư ng hợp, nếu vượt hạn mức ký hợp đồng, đơn vị thực hiện làm t trình cấp có thẩm quyền và chuyển hồ sơ giao dịch mua bán ngoại tệ để cấp có thẩm quyền ký duyệt.

Nguyên tắc thực hiện trên thể hiện bất cập như sau:

Thủ tục hành chính quá rườm rà: Việc chuyển hồ sơ mua bán ngoại tệ với khách hàng để cấp có thẩm quyền ký hợp đồng giao dịch là không cần thiết trong trường hợp giao dịch đó đã có t ờ trình phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Gây thất lạc hồ sơ mua bán ngoại tệ: Việc phải chuyển hồ sơ mua bán ngoại tệ gốc về hội sở để ký cấp có thẩm quyền có thể gây thất lạc hồ sơ, ảnh hưởng đến uy tín của MB trong giao dịch

> Khái niệm tự cân đối được nguồn và không cân đối được nguồn:

Tự cân đối được nguồn: được hiểu là tại thời điểm phát sinh giao dịch bán, chi nhánh đã có ngoại tệ để đáp ứng (trạng thái dương) hoặc tại thời điểm phát sinh giao dịch mua, chi nhánh đang thiếu hụt ngoại tệ (trạng thái ngoại tệ âm) đồng ngoại tệ tương ứng.

Nếu hai giao dịch mua bán phát sinh đồng thời trong một ngày, giao dịch bán chỉ được xác định là tự cân đối được nguồn khi giao dịch mua đã hoàn thành

(hoàn thành cả công tác giao dịch ký hợp đồng và công tác chuyển tiền thanh toán). Giao dịch mua chỉ được xác định là tự cân đối được nguồn khi giao dịch bán đã hoàn thành công tác trên hợp đồng bán có chữ ký của khách hàng.

Không cân đối được nguồn: được hiểu là tại th i điểm phát sinh giao dịch bán, trên trạng thái ngoại tệ của chi nhánh không có hoặc không có đủ nguồn ngoại tệ để đáp ứng hoặc tại th i điểm phát sinh giao dịch mua, trên trạng thái ngoại tệ của chi nhánh không âm hoặc số lượng âm nhỏ hơn đồng ngoại tệ tương ứng. Nếu giao dịch mua và bán cùng phát sinh trong ngày và thực hiện cân đối được nguồn nếu không thỏa mãn điều kiện nêu ở 1.10 thì được coi là không cân đối được nguồn

Hai khái niệm nêu trên được MB quy định dường như đang đánh đố người nghe. Việc quy định phức tạp gây khó hiểu cho người thực hiện và có

thể thực hiện sai. Và một câu hỏi được đặt ra: Liệu MB có thể kiểm tra được tính tuân thủ của các đơn vị thực hiện đối với quy định này?

Tóm lại, đánh giá việc triển khai áp dụng quản lý hoạt động KDNH bằng công cụ hạn mức nêu trên tại MB sau gần hai năm thực hiện đã thể hiện rất nhiều những bất cập. Thực tế, công cụ hạn mức được đưa ra nhưng lại không xây dựng được cơ sở để kiểm soát tính tuân thủ. Các đơn vị thực hiện quy định về quản lý hạn mức như một thủ tục không cần thiết và không có hiệu quả quản lý. Mặt khác, căn cứ xét hạn mức được xét đối với từng đơn vị còn mang tính định tính nhiều hơn là định lượng cho nên thiếu sự phù hợp với thực tế kinh doanh tại từng đơn vị đó. Hiện nay, việc xét hạn mức nêu trên được giao cho Phòng Kinh doanh ngoại tệ của MB. Công việc này

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 81)