Giải pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105 - 115)

3.2.2.1 Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại hối

Hàng ngày ngân hàng phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ, nắm bắt được tình hình, phát hiện rủi ro để có biện pháp hạn chế kịp thời, tránh được những tổn thất cho ngân hàng. Vì nhìn vào bảng trạng thái ngoại tệ có thể cho ta một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động KDNH của ngân hàng . Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu phần mềm theo dõi trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống cập nhật liên tục để khắc phục tính thủ công trong công tác quản lý trạng thái ngoại tệ hiện nay tại MB từ đó hạn chế rủi ro ngoại hối đồng th i tối ưu hóa lợi nhuận.

Trong quy định về quản lý hạn mức trạng thái cuối ngày, thực hiện chính sách chuyển dịch dần về cơ chế quản lý trạng thái ngoại tệ tập trung tại Hội sở, không thực hiện cấp hạn mức trạng thái cuối ngày cho các chi nhánh. Chính sách này sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong trường hợp các chi nhánh giữ trạng thái vượt hạn mức cho phép.

Theo thông tư số 07/2012/TT-NHNN, ban hành ngày 20/03/2012 quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của Ngân hàng.

Để quản lý và giảm bớt rủi ro hay tối đa giá trị tài sản của từng loại ngoại tệ và tổng thể các loại ngoại tệ, NHTM thường sử dụng cả hai phương thức trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ và tổng trạng thái ngoại tệ.

Amount Giá vốn Amount Giá vốn

đo lường những khoản lãi hay lỗ tiềm tàng khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi. Tuy nhiên, quản lý rủi ro tỷ giá thông qua trạng thái của từng loại ngoại tệ thì NHTM gặp phải một số nhược điểm khó khắc phục như chỉ xem xét mối quan hệ tỷ giá trực tiếp giữa hai ngoại tệ chứ không đo lường sự biến động tương đối của các ngoại tệ khác. Để khắc phục được nhược điểm này ngân hàng sử dụng tổng trạng thái ngoại tệ.

Quản lý rủi ro thông qua tổng trạng thái ngoại tệ thường được đo lường bằng 3 chỉ tiêu:

- Tổng trạng thái ngoại tệ gộp: là tổng tất cả trạng thái ngoại tệ đoản ròng và tất cả trạng thái ngoại tệ trường ròng.

- Tổng trạng thái ngoại tệ ròng: là sự chênh lệch của tất cả trạng thái ngoại tệ đoản và tất cả trạng thái ngoại tệ trư ng.

- Trạng thái ngoại tệ nhanh: là trung bình cộng của tổng trạng thái ngoại tệ gộp và tổng trạng thái ngoại tệ ròng.

- Trạng thái từng ngoại tệ giúp NHTM quản lý rủi ro dao động thu nhập mà nguyên nhân chính là từ sự dịch chuyển tỷ giá song biên. Trong khi đó tổng trạng thái ngoại tệ lại được thiết kế để giảm bớt dao động thu nhập của ngân hàng từ sự dịch chuyển giá trị đồng nội tệ, hoặc từ sự biến động tỷ giá. Mặc dù vậy nhiều ngân hàng vẫn chỉ coi trạng thái ngoại tệ lập ra là để báo cáo với NHNN và kiểm tra tài sản nợ, tài sản có của mỗi loại ngoại tệ trong ngân hàng mình là bao nhiêu chứ chưa thực sự xem nó là công cụ để quản lý rủi ro tỷ giá thông qua các nghiệp vụ để điều chỉnh giữa các loại ngoại tệ đó.

Có nhiều phương pháp để quản lý rủi ro tuy nhiên quản lý trạng thái ngoại tệ vẫn là phương pháp truyền thống. Vì vậy, các ngân hàng nói chung cũng như ngân hàng Quân đội nói riêng muốn quản lý rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả thì nhất thiết phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ hàng ngày và coi đây là công cụ quản lý rủi ro tỷ giá thực sự. Dưới đây là Bảng trạng thái đầu ngày 18/11/2011 của Ngân hàng Quân đội.

Bảng 3.1: Trạng thái ngoại tệ

TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ ĐẦU NGÀY

JPY 3,819,948.00 276.44 4,935,662.00 CHI NHÁNH TÔNG TRẠNG THÁI QUY USD HẠN MỨC HẠN MỨC CÒN ĐƯỢC SỬ DỤNG CANH BÁO . ĐINBIE N... 303,114.8 4 200,000.00 (103,114.84) ...VƯỢTHẠN... MỨC ....HOAN... KiEM 3226,305.6 150,000.00 (76,305.63 ) ...VƯỢTHẠN... MỨC ...HAI... PHÒNG 93,416.25 80,000.00 ) (13,416.25 ...VƯỢTHẠN... MỨC BẮC HAI 58,349.87 50,000.00 (8,349.87) ...VƯỢTHẠN... MỨC ĐÃKLAK 31,346.70 30,000.00 (1,346.70) ...VƯỢTHẠN... MỨC ....QUANG... NINH 5103,567.7 50,000.00 ) (53,567.75 ...VƯỢTHẠN... MỨC

3.2.2.2 Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá

Việc dự báo tỷ giá cũng như chiều hướng biến động của tỷ giá rất quan trọng trong công tác quản lý rủi ro tỷ giá, đồng thời dựa vào những dự báo đó để đưa ra những quyết định kinh doanh. Nếu dự báo chính xác sẽ giúp Ngân hàng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá và thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên nếu dự báo sai sẽ gây ra những tổn thất rất nặng nề cho ngân hàng.

Các phưong pháp phân tích, dự báo xu hướng tỷ giá có thể xếp thành 4 nhóm:

- Phân tích kỹ thuật: Là việc sử dụng số liệu tỷ giá lịch sử để dự báo tỷ giá trong tương lai. Chẳng hạn, một đồng tiền nào đó tăng giá liên tục trong 4 ngày có thể cho thấy đồng tiền đó có xu hướng diễn biến như thế nào vào ngày hôm sau.

- Phân tích cơ bản: dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Dựa trên giá trị hiện tại của các biến số này cùng với tác động lịch sử của chúng đối với tỷ giá, ngân hàng có thể triển khai các phương án kinh doanh. Chẳng hạn, lạm phát cao ở một quốc gia có thể dẫn đến giảm giá đồng tiền ở quốc gia đó. Tất nhiên vẫn phải xem xét tác động của các nhân tố khác đến tỷ giá.

- Phân tích được dựa trên cơ sở thị trường: Quá trình triển khai dự báo từ các chỉ số thị trường gọi là dự báo dựa trên cơ sở thị trường. Chúng ta có thể sử dụng cho cả tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.

- Phân tích hỗn hợp: Bởi vì không có một kỹ thuật dự báo nào liên tục ưu thế hơn các dự báo khác cho nên một số Ngân hàng sử dụng kết hợp nhiều dự báo. Nhiều phương pháp dự báo tỷ giá có thể được triển khai bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật dự báo. Mỗi kỹ thuật dự báo sẽ có một quyền số khác nhau, phương pháp nào được cho là có độ tin cậy cao hơn thì sẽ có quyền số cao hơn. Dự báo xu hướng tỷ giá thực sự sẽ là bình quân gia quyền của các phương pháp.

Mỗi phương pháp dự báo đều có những ưu thế riêng của mình, điều này là do cách sử dụng của mỗi ngân hàng, mỗi cán bộ kinh doanh, ngoài ra còn ảnh hưởng do những đặc thù kinh tế chính trị riêng biệt của từng quốc gia tác động đến tỷ giá chứ không phải do chất lượng của các phương pháp dự báo, vì vậy các cán bộ KDNH của Ngân hàng cần phải có trình độ, kinh nghiệm và khả năng phán đoán tốt.

3.2.2.3 Q uy định hạn mức hợp lý

Vì tỷ giá trên thị trường quốc tế biến động từng giây, từng phút... nên việc KDNH của ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy để hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong hoạt động KDNH, ngân hàng Quân đội cần đặt ra các hạn mức trạng thái trong kinh doanh.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm dữ liệu khách hàng, dữ liệu KDNH toàn hệ thống nhằm mục đích vừa hỗ trợ công tác quản trị hệ thống vừa là cơ sở để xét hạn mức KDNH. Hiện nay tại MB, việc luân chuyển cán bộ quan hệ khách hàng giữa các đơn vị hay các vị trí là khá thường xuyên. Đa phần các cán bộ quan hệ khách hàng chỉ có từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm. Thực tế đó ảnh hưởng khá lớn đến việc nắm bắt thông tin khách hàng cũng như công tác chăm sóc khách hàng. Vì vậy, một hệ thống phần mềm dữ liệu khách hàng trong đó có đầy đủ các thông tin lịch sử giao dịch KDNH của khách hàng cũng như những đánh giá xếp hạng tín nhiệm của khách hàng là rất cần thiết để những cán bộ mới nhanh chóng bắt nhịp với công việc của mình. Mặt khác, với hệ thống thông tin đầy đủ sẽ giảm thiểu thời gian xét hạn mức KDNH của MB, từ đó có thể bắt kịp những thay đổi của thị trư ng.

Để đảm bảo việc tuân thủ hạn mức KDNH đúng và thống nhất trên toàn hệ thống, việc đào tạo sau mỗi lần một văn bản hạn mức mới được ban hành là rất cần thiết. Đồng thời, những cán bộ mới khi tiếp nhận vị trí cũng cần có những hiểu biết đầy đủ về các quy định tại MB nhằm đảm bảo công tác vận hành thực hiện hạn mức được đúng và phát huy hiệu quả của văn bản.

Hạn mức giao dịch trong ngày:

Việc đưa ra các hạn mức này giúp các cán bộ kinh doanh có trách nhiệm hơn, tự chủ hơn trong công việc của mình, từ đó hạn chế được rủi ro, đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.

Hạn mức qua đêm: thông thường nhỏ hơn hạn mức trong ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn mức lỗ: Để hạn chế các rủi ro tỷ giá có thể xảy ra trong hoạt động KDNH công cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình quản lý rủi ro tại các NHTM tiên tiến đó là xây dựng hạn mức lỗ đối với từng giao dịch, đảm bảo rằng các chuyên viên kinh doanh đóng trạng thái của mình với một mức lỗ không vượt quá hạn mức lỗ cho phép.

Đối với ngân hàng Quân đội việc quy định hạn mức lỗ đối với từng chuyên viên đòi hỏi các chuyên viên phải vào trạng thái của mình thường xuyên nếu không sẽ có thể bị lỗ liên tục.

Hạn mức lỗ cộng dồn: hạn mức này nên xây dựng cho từng chuyên viên trong tháng theo khả năng và kinh nghiệm của họ. Nếu chuyên viên kinh doanh gây lỗ liên tục trong 3 tháng thì sẽ bị điều chuyển làm công việc khác, nếu sau 2 ngày lỗ sẽ tạm thời chưa được vào giao dịch ngày tiếp theo.

Hạn mức về trạng thái ngoại hối : Hiện nay các ngân hàng Việt Nam chủ yếu quản lý rủi ro thông qua hạn mức về trạng thái ngoại hối. Trong quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 7/10/2002, NHNN quy định hạn mức trạng thái tối đa mà mỗi ngân hàng được phép duy trì là 30% vốn tự có. Như vậy, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã quy định hạn mức trạng thái tối đa để khống chế rủi ro tỷ giá. Hạn mức trạng thái tối đa sẽ bằng tổng hạn mức cho phép của từng chuyên viên kinh doanh. Từ đó ngân hàng xác định hạn mức tối đa giao cho từng chuyên viên.

Hạn mức cho các đối tác: Để tránh rủi ro xảy ra khi khách hàng hoặc ngân hàng khác không có khả năng hay không muốn thực hiện các nghĩa vụ cam

một hạn mức giao dịch. Phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các hạn mức

này và định kỳ đánh giá lại đối tác để có chính sách phù hợp.

Hạn mức chịu rủi ro: Là mức độ tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu được.

Hạn mức chịu rủi ro cho phép ngân hàng giới hạn được mức độ tổn thất, là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu, đặc biệt đối với hoạt động tự doanh. Có thể xác định hạn mức chịu rủi ro cho từng cán bộ giao dịch, bộ phận giao dịch và phòng KDNH.

Bằng việc xây dựng những hạn mức như vậy, ngân hàng có thể xác định rõ thẩm quyền và phạm vi giao dịch từng cán bộ kinh doanh. Qua đó, cán bộ kinh doanh được tự chủ trong giao dịch và đồng thời tổn thất của Ngân hàng cũng được giới hạn ở mức độ nhất định. Ngoài ra với NHTM Việt Nam có hoạt động tự doanh và giao dịch trực tiếp trên thị trư ng quốc tế rủi ro là khá lớn. Do vậy hạn mức chịu rủi ro là công cụ quản lý rủi ro mà NHTM Việt Nam có thể xem xét để quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

3.2.2.4 Mở rộng và nâng cao việc sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối để quản lý rủi ro tỷ giá

Sử dụng các nghiệp vụ KDNH không những hạn chế được rủi ro tỷ giá mà

còn thu được lợi nhuận cho ngân hàng thông qua sự biến động tương đối giữa các loại ngoại tệ với nhau. Trong cơ cấu tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng, đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, dựa vào đặc điểm này ngân hàng có thể

giảm bớt rủi ro của các ngoại tệ khác khi ngoại tệ này có sự biến động tương đối

so với USD thông qua các nghiệp vụ Acbitrage, phòng ngừa rủi ro, đầu cơ. Nghiệp vụ ac-bit (acbitrage) có thể được hiểu là sự mua, bán hoặc cho

chẽ thông qua điều chỉnh tài sản có, tài sản nợ từ trạng thái ngoại tệ của ngoại tệ đó.

Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) được hiểu là quá trình làm giảm biến động giá trị tài sản của một loại ngoại tệ trước sự biến động tỷ giá của nó. Do vậy nghiệp vụ này được thực hiện bằng cách mua thêm hay bán ra các tài sản hiện tại, tương lai với mục đích giảm sự biến động giá trị của tài sản ngoại tệ đó so với giá trị trước khi thực hiện các giao dịch

NHTM ít chịu rủi ro tỷ giá từ hai hoạt động này vì đây là trạng thái ngoại tệ đóng - nghĩa là tại thời điểm nhất định thì giá trị của tài sản bằng ngoại tệ sẽ ít chịu sự tác động biến đổi tỷ giá của nó.

Nghiệp vụ đầu cơ có thể hiểu là ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận trong tương lai thông qua dự đoán sự dịch chuyển tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ. Đối với hoạt động này, ngân hàng sẽ được hay mất bởi sự biến đổi của tỷ giá vì hoạt động này tạo ra trạng thái ngoại tệ mở - nghĩa là giá trị của ngoại tệ sẽ thay đổi theo sự biến đổi của tỷ giá.

3.2.2.5 Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại hối

Việc đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng góp phần làm giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Nhìn chung, rủi ro tỷ giá của một danh mục ngoại tệ (bao gồm một số loại ngoại tệ) là nhỏ hơn tổng các rủi ro của từng loại ngoại tệ

riêng lẻ. Bởi vì sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng tiền này với nhau có mối tương

quan nghịch, do đó lợi nhuận thu được từ việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối

với đồng tiền này có thể bù đắp cho sự thua lỗ do việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với một đồng tiền khác. Do đó ngân hàng có thể thu được lợi nhuận,

sự biến động ngược chiều nhau của chính các tỷ giá, hay là dựa trên các hệ số tương quan nghịch giữa các tỷ giá của các ngoại tệ.

3.2.2.6 Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ ngoại hối tại đơn vị

Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ ngoại hối tại MB với mục đích:

- Thống nhất, chuẩn hoá trình tự, thủ tục trong nghiệp vụ KDNH với khách hàng của MB.

- Quy định phương pháp thống nhất trong việc quản lý và thực hiện giao dịch với khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng mới và phát triển các khách hàng hiện có về nghiệp vụ KDNH.

- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện giao dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện một bộ tài liệu pháp lý điều chỉnh hoạt động ngoại hối để các cán bộ MB có thể biết, hiểu, đảm bảo tuân thủ. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ các văn bản của các cơ quan quản lý như NHNN, Chính Phủ, Bộ Công Thương...; các văn bản nội bộ MB như quy định, quy trình, quy chế...

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105 - 115)