Quản lý rủi ro tỷgiá bằng công cụ lệnh

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 38)

Một phương pháp khác, nhà kinh doanh có thể đưa ra các lệnh rằng, nếu có

(1) Limit order: Tại tỷ giá đã được xác định, lệnh được tiến hành thực hiện. Đôi khi, chỉ một phần của lệnh có thể được thực hiện tại mức tỷ giá đã xác định. Như vậy, lệnh này phải phân biệt ở chỗ rằng, giao dịch có thể được thực hiện từng phần hay phải thực hiện toàn bộ lệnh tại cùng một thời điểm.

(2) At - the - market order: Giao dịch phải được thực hiện ngay lập tức theo tỷ giá tốt nhất hiện hành có sẵn trên thị trường.

(3) Stop - loss order: Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay đoản đối với một đồng tiền nào đó, muốn giới hạn các khoản lỗ tiềm tàng. Bản chất của lệnh này là nhằm phòng ngừa rủi ro lớn có thể xảy ra. Lệnh Stop - loss order chưa được thực hiện chừng nào tỷ giá trên thị trường biến động chưa đến tỷ giá giới hạn cho phép. Mức tỷ giá mà tại đó lệnh được thực hiện có thể là mức tỷ giá tiếp theo đã vượt ngoài giới hạn cho phép. Hơn nữa, nếu tại mức tỷ giá tiếp theo mà lệnh vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, thì có thể áp các mức tỷ giá xảy ra tiếp theo.

(4) Take - profit order:. Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay đoản đối với một đồng tiền nào đó, muốn thoát khỏi trạng thái ngoại hối này khi đạt được một mức lãi nhất định. Tương tự như lệnh Stop - loss order, Take - profit order được thiết kế, khi thị trường biến động đến một mức độ nhất định nào đó, thì lệnh được thực hiện.

(5) Open or good - until - canceled orders: Những lệnh này luôn có hiệu lực cho đến khi được thực hiện thì mới thôi; hoặc là bị hủy bỏ bởi chính ngư i ra lệnh.

(6) Good - until - specified - time orders: Các lệnh này sẽ tự động hết hạn, nếu như không được thực hiện cho đến một th i điểm nhất định nào đó.

(7) Day/night orders: Những lệnh ban ngày (day orders) có hiệu lực cho đến khi ngày giao dịch hôm đó đóng cửa. Những lệnh ban đêm (night orders) có hiệu lực cho đến khi ngày giao dịch hôm sau mở của.

(8) Fill or kill orders: Thường là các lệnh có hiệu lực trong thời gian rất ngắn.

Hơn nữa, các lệnh cho phép thực hiện toàn bộ hay bất cứ phần nào của lệnh. Phần

còn lại chưa được thực hiện trong thòi gian hiệu lực của lệnh tự động hết hạn. (9) Any - part orders: Tại mức tỷ giá đã xác định, bất cứ phần nào của lệnh nếu có thể thực hiện được thì tiến hành thực hiện. Phần còn lại chưa thực hiện vẫn có hiệu lực cho đến khi nào thực hiện xong thì thôi, hoặc là được hủy bỏ bởi chính người ra lệnh.

(10) All - or - none orders: Tại mức tỷ giá đã xác định, hoặc là toàn bộ lệnh được thực hiện, hoặc là không một phần nào được thực hiện cả.

(11) Either/or orders: Loại lệnh này liên quan đến hai lệnh, nếu một lệnh đã được thực hiện, thì lệnh kia sẽ tự động bị hủy bỏ. Ví dụ, nhà kinh doanh có thể thiết lập đồng thời hai lệnh là “Take - profit và Stop - loss order”. Nếu lệnh “Take - profit order” của nhà kinh doanh được thực hiện, thì lệnh thứ hai là “Stop - loss order” sẽ tự động bị hủy .

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh ngoại hối và tiềm ẩn rủi rongoại hối của các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1181 quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 38)